Cuộc chiến chống giặc SARS: Họ sẵn sàng hy sinh để làm nên sự sống – Kỳ cuối: Những diệu kỳ…
Việt Nam phân lập được virus SARS chẳng giống ai, nó được ví như ta dùng s úng ngắn bắn máy bay phản lực. Bởi môi trường phòng thí nghiệm không đủ tiêu chuẩn an toàn cho cả người làm thí nghiệm.
Sinh tử trong gang tấc
Công cuộc chỉ mặt vạch tên giặc SARS gồm nhiều bộ phận tham gia như: Phòng thí nghiệm, Khoa dịch tễ, cán bộ lấy mẫu bệnh phẩm… đặt dưới sự chỉ huy của GS.TS. Hoàng Thủy Nguyên và GS.TS. Hoàng Thủy Long, Viện trưởng. Nhưng vào làm việc trực tiếp tại Phòng thí nghiệm virus hô hấp chỉ có hai người phụ nữ. Đó là PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh và bác sĩ Nguyễn Thị Thường.
Nhóm chính thức tiến hành phân lập virus SARS vào tối thứ hai, ngày 7-4-2003. Mỗi tối, họ vào phòng thí nghiệm kiểm tra hủy hoại tế bào (CPE) vì các virus thuộc họ Coronaviridae gây CPE. Sau khi đã có hình ảnh CPE, nhóm bắt đầu tiến hành cấy chuyển chủng (tức là nhân nó lên thật nhiều) và làm hiển vi điện tử. Nói dễ hiểu hơn, nếu như bệnh phẩm được lấy trên người mắc hoặc được nghi đang mang virus SARS chỉ có một vài virus thì tại Phòng thí nghiệm, nhóm có trách nhiệm nhân nó lên gấp triệu lần.
Hãy hình dung, mỗi chai tế bào 10ml cũng đồng nghĩa với việc bên trong chứa tới 100 triệu con virus SARS. Mỗi khi mở chai tế bào ra, nhóm có nguy cơ phơi nhiễm với hàng chục triệu virus. Đây cũng là lý do vì sao chúng tôi luôn nói nguy cơ dính SARS của cả nhóm rất cao, tính mạng họ có thể bị virus SARS lấy đi bất cứ lúc nào, bởi rõ ràng khi đó chưa có loại thuốc nào chế ngự được căn bệnh này.
Sau khi phân lập được virus SARS đầu tiên chỉ sau 24g tiến hành trên mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân quê Ninh Bình, bác sĩ Thường liền thông báo cho mọi người. Nhưng tất cả đều hoài nghi bởi không thể nào có chuyện thành quả lại đến nhanh như vậy. 80g sau, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh chính thức công nhận đã phân lập được virus. Đương nhiên, nhiều người không tin vào kết quả này. Chỉ đến khi lãnh đạo Viện và các chuyên gia của Trung tâm Phòng và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ đang có mặt tại Viện vào kiểm tra lần nữa mới chính thức công nhận ta đã phân lập được virus SARS với hình ảnh CPE rất đẹp.
Ngày ấy, ta nghèo từ phòng thí nghiệm đến trang bị cá nhân của các bác sĩ. Bác sĩ Thường kể lại: “Phòng thí nghiệm có tủ an toàn sinh học, tủ ấm và kính hiển vi nhưng chất lượng kính kém lắm, camera quay và chụp hình ảnh cũng không có. Với cá nhân như tôi, việc sắm một chiếc máy ảnh kĩ thuật số càng là chuyện không thể. Để ghi lại kết quả thí nghiệm, tôi phải vẽ vào nhật ký, vẽ không đẹp nhưng vẫn vẽ”. Hình ảnh CPE sắc nét được công bố rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng sau này là nhờ máy ảnh của một chuyên gia CDC Mỹ chụp lại và gửi tặng bác sĩ Thường.
Bằng kết quả này, cùng với Mỹ, Việt Nam trở thành nước thứ hai trên thế giới phân lập được virus SARS. Ít ngày sau, nhóm thí nghiệm cũng trung hòa thành công, huyết thanh của bệnh nhân SARS hồi phục.
Viện Vệ sinh dịch tễ TW, đơn vị hai lần tuyên bố phân lập được virus SARS và virus corona mới (nCoV). – Ảnh:K.H
Làm nghiên cứu kiểu con nhà nghèo
Tháng 2, khi những cánh hoa đào báo mùa xuân vẫn còn tươi tắn, khi hoa mận phủ trắng núi rừng Tây Bắc thì tại một góc nhỏ khiêm nhường trong khuôn viên BV Việt Pháp rêu phong và nét thời gian vây phủ kín ngôi miếu nhỏ vốn là nơi thờ 6 y bác sĩ đã chết trong cuộc chiến chống dịch SARS 17 năm trước. Trên tấm bia tưởng niệm ghi tên 6 người đã mất trong cuộc chiến chống dịch SARS – Hội chứng hô hấp cấp tính năng, theo thứ tự thời gian họ ra đi năm 2003: Y tá Nguyễn Thị Lượng 15-3; bác sĩ Jean – Paul Dirosier 19-3; y tá Phạm Thị Uyên 24-3; bác sĩ Nguyễn Thế Phương 24-3; bác sĩ Nguyễn Hữu Bội 12-4 và bác sĩ Jacque 7-2003 (chết sau khi về Pháp). Ngày ấy, cái chết cũng sẽ đến bất cứ lúc nào với không ít bác sĩ Viện Vệ sinh dịch tễ TW. Họ sẵn sàng hy sinh để làm nên sự sống cho cộng đồng.
Sau cuộc chiến chống gặc SARS, 17 năm sau ngành y và cả nước lại phải đương đầu với Covid-19 cũng đúng vào thời điểm ngày 27-2. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, khi Chính phủ và người dân cả nước cùng đồng lòng chống dịch, mặc dù ngày 27-2 không hoa, không cờ nhưng vẫn nhớ ơn các thầy thuốc. Tại cuộc họp trực tuyến về công tác chống dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các đại biểu tại hội trường Bộ Y tế và hơn 700 điểm cầu trực tuyến đứng lên dành 1 phút tri ân nhân viên y tế hy sinh và những người đã mất trong vụ dịch SARS 2003.
17 năm trước, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh và bác sĩ Nguyễn Thị Thường không bao giờ nghĩ rằng mình lại có một kỷ niệm nghề nặng nề đến như vậy. Sau thành công phân lập được virus SARS từ một bệnh nhân quê Ninh Bình thì mẫu bệnh phẩm tiếp theo mang tới Phòng thí nghiệm lại được lấy trên cơ thể của 3 y bác sĩ đồng nghiệp vừa hy sinh tại BV Việt Pháp. Trên mỗi mẫu bệnh phẩm còn ghi rõ tên từng người. Họ ra đi khi không kịp đón một mùa xuân trọn vẹn. Thời điểm đó, Viện Vệ sinh dịch tễ TW (NIHE) chưa có phòng thí nghiệm P3 nhằm đảm bảo an toàn cho đội ngũ bác sĩ làm việc và tránh lây lan virus ra ngoài.
Tháng 5-2003, Viện nhận được thư của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nước không có P3 thì không nên làm phân lập SARS. Nhưng dịch SARS hoành hành ta vẫn cứ phải làm thí nghiệm trong điều kiện thiếu an toàn. Sau đó một tuần, WHO chính thức yêu cầu ta dừng phân lập. Đây chính là một trong những lý do quan trọng để sau này ta thành lập ra những phòng thí nghiệm hiện đại, đủ sức đương đầu với đại dịch lớn.
Không có máy ảnh nên kết quả thí nghiệm ngày 9-4-2003 đã được bác sĩ Thường ghi chép và vẽ lại bằng tay.
Trong câu chuyện với chúng tôi, bác sĩ Thường nhớ lại: “Trước đây, coronavirus toàn chỉ gây cảm cúm “vớ vẩn” thôi. Tôi nhớ cô giáo dạy chúng tôi về họ Coronaviridae ở Viện Pasteur Paris mở đầu bài học răng: “Tôi cũng thích làm việc với các tác nhân “quý tộc” như HIV, cúm, Dengue….nhưng ở Pháp tôi không xin được việc, chỉ còn mỗi vị trí làm với Coronaviridae thôi nên tôi đành chấp nhận làm việc với cái con virus “nhà quê” này vậy”. Từ một virus “nhà quê”, giờ đây nó đã tạo ra nhiều chủng mới như: SARS, MERS, COVID-19.
Từ tuyên bố phân lập được virus SARS, giờ đây ta cũng là một trong số ít các nước công bố phân lập thành công chủng virus corona mới (nCoV) trong phòng thí nghiệm, tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV, sau được đổi tên thành Covid- 19. NIHE một lần nữa làm nên điều kì diệu này. Một cuộc chiến với giặc Covid-19 nhận được sự đồng lòng từ Chính phủ, ngành y, quân đội… và nhân dân. Một cuộc chiến không có ai bị bỏ rơi lại phía sau. Người Việt Nam dù ở trong nước hay sinh sống, công tác tại nước ngoài cũng đều được Đảng, Chính phủ lo lắng, giúp đỡ.
Sau cuộc chiến chống SARS, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Thanh và bác sĩ Nguyễn Thị Thường đều được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tháng 11-2017, PGS.TS Nguyễn Thị Hiền Thanh chính thức về hưu sau 36 năm gắn bó với NIHE. Còn với TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Thường, chị vẫn vui vẻ với công việc chuyên môn tại phòng thí nghiệm viêm gan, Khoa virus. Hàng tuần, chị vẫn đều đặn tới giảng dạy tại ĐH Y và ĐH Việt Pháp thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
Theo PLXH
Số người nhiễm SARS-CoV-2 tại Nhật Bản tăng lên 927 người
Tính đến thời điểm 10h30 sáng 28/2 (giờ Nhật Bản), số người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này là 927 người.
Trong số đó, 200 người nhiễm trong Nhật Bản, 705 người trên du thuyền Diamond Princess, 14 người trở về từ các chuyến bay thuê bao. Số người chết là 8 người trong đó có 4 người trong Nhật Bản.
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang khi ra đường. (Ảnh: Arab News)
Dịch Covid-19 cũng đã lan rộng ra 21 tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó số người nhiễm nhiều nhất là khu vực Hokkaido, phía Bắc Nhật Bản với 54 người. Đây cũng là khu vực bệnh dịch lan rộng nhanh nhất và có học sinh tiểu học đầu tiên bị nhiễm bệnh. Tokyo là nơi có số người nhiễm cao thứ hai với 36 người.
Theo Bộ Y tế và Lao động, số người bệnh trong tình trạng nguy kịch lên tới 52 người, trong đó có 32 người thuộc du thuyền Diamond Princess. 37 bệnh nhân thuộc du thuyền cũng đã được xuất viện vào ngày 27/2. Trong những ngày này, Nhật Bản tiếp tục đưa thủy thủ đoàn của du thuyền lên bờ.
Video: Covid-19 lan rộng ở Hàn Quốc và thế giới
Theo BÙI HÙNG (VOV-Tokyo)
Mẹ của bé 3 tháng tuổi nhiễm Covid-19: Mong con gái sau này làm bác sĩ Sau 1 tuần con ra viện, đến hôm nay, chị Nguyễn Thị P., 24 tuổi, trú tại Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc mới thở phào nhẹ nhõm. 2 mẹ con chị P. trong ngày ra viện vào tuần trước. Ca bệnh đặc biệt Đến thời điểm này, bé N.G.L., 3 tháng tuổi, là bệnh nhi duy nhất bị nhiễm Covid-19 ở Việt...