Cuộc chiến chống dịch của TPHCM khi giãn cách xã hội có gì mới?
Ca mắc Covid-19 mỗi ngày tăng nhanh tiến sát mức 4 con số nhưng ngành y tế TP khẳng định công tác chống dịch đang đi đúng hướng. Thời gian giãn cách xã hội, Sở Y tế đặt ra 5 giải pháp chống dịch.
Từ 18h ngày 7/7 đến 18h ngày 8/7, trên địa bàn TPHCM đã ghi nhận 915 trường hợp mới mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, hầu hết ca bệnh được phát hiện trong khu cách ly tập trung hoặc khu vực đang phong tỏa có 67 trường hợp chưa xác định nguồn lây đang điều tra dịch tễ.
BS Nguyễn Hữu Hưng chia sẻ thông tin tại buổi họp báo tối 8/7.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, toàn thành phố đã có tổng cộng 9.066 trường hợp mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố. Biến chủng Delta của dịch Covid-19 đang tạo sóng dịch rất lớn trên địa bàn TPHCM với tốc độ lây nhiễm rất cao gây khó khăn cho hoạt động phòng chống.
Để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm tiến tới đẩy lùi dịch bệnh, từ 0h hôm nay ngày 9/7, giải pháp cách ly xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày được thực thi.
Quy định cách ly thực hiện chặt chẽ theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố – ấp cách ly với khu phố – ấp, xã – phường – thị trấn cách ly với xã – phường – thị trấn, quận – huyện cách ly với quận huyện.
Ngành y tế sẽ tranh thủ thời gian giãn cách xã hội để kiểm soát và cắt đứt chuỗi lây nhiễm của dịch Covid-19.
Mặc dù dịch đang bùng phát mạnh nhưng tại cuộc họp báo diễn ra vào tối 8/7, bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khẳng định: “Công tác phòng chống dịch của thành phố đang đi đúng hướng, trong 15 ngày tới theo chỉ đạo của Trung ương chúng ta phải quyết liệt hơn nữa để đẩy lùi dịch bệnh và tiến tới dập dịch”.
Theo bác sĩ Hữu Hưng, ngành y tế sẽ tận dụng triệt để những ngày thực hiện cách ly xã hội và phát huy tính sáng tạo, cách làm mới để sớm khống chế các ổ dịch, đồng thời bảo đảm đời sống của người dân.
Chiến dịch xét nghiệm truy tìm F0 trong cộng đồng sẽ được đẩy mạnh (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Video đang HOT
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Y tế sẽ phối hợp cùng các sở ngành tập trung tối đa nguồn lực thực hiện 5 mục tiêu trọng tâm gồm:
Đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm truy tìm F0 trong cộng đồng từ đó tiếp tục điều tra, truy vết, tăng cường phát hiện các trường hợp F0, khoanh vùng sớm nhất các trường hợp tiếp xúc gần với F0. Thời gian giãn cách xã hội nguy cơ tiếp xúc ít sẽ là điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với trước đây để phát hiện mầm bệnh tiềm ẩn trong từng khu vực.
Ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, ngành y tế sẽ phối hợp cùng với quân sự và các ban ngành liên quan thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa việc chống lây nhiễm trong khu cách ly bởi với chủng Delta nguy cơ lây lan rất dữ, thời gian tiếp xúc ngắn hơn nhiều so với các chủng trước đây.
Các phương án chủ động ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế, khu cách ly sẽ được thực hiện chặt chẽ (Ảnh: Hải Long).
Mở rộng thu dung điều trị , trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, số ca đang tăng cao nếu không chủ động các biện pháp sẽ gây áp lực cho điều trị, nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện sẽ tăng lên.
Mở rộng các bệnh viện dã chiến để điều trị, thành phố sẽ đảm bảo ít nhất 20.000 giường điều trị bệnh nhân Covid-19 và chuẩn bị phương án khi cần có thể mở ra 30.000 giường. Hệ thống điều trị đã được phân chia thành 3 tầng, thấp nhất là những người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không cần chăm sóc y tế sẽ được bệnh viện dã chiến tiếp nhận.
Phương án điều trị cho các ca bệnh nặng, ngăn chặn nguy cơ tử vong sẽ được triển khai.
Nếu bệnh diễn tiến nặng hoặc người có bệnh lý nền nhiễm Covid-19 sẽ được chuyển đến bệnh viện điều trị. Tầng cao nhất là bệnh nặng được tập trung cho những trường hợp cần hồi sức cấp cứu chuyên sâu, ngăn chặn nguy cơ tử vong.
Tăng cường sàng lọc ở bệnh viện, phòng khám là giải pháp được Sở Y tế tiếp tục đẩy mạnh để phát hiện ca bệnh lang thang trong cộng đồng có triệu chứng nghi ngờ đến thăm khám sức khỏe. Từ những ca bệnh chỉ điểm, cơ quan chức năng sẽ truy vết trong cộng đồng để xử lý triệt để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm.
Nhiều người rời TP.HCM về quê phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm
Trước giờ thực hiện giãn cách xã hội toàn TP.HCM, nhiều người dân từ TP về các tỉnh miền Tây, miền Đông đã phải quay đầu vì không có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.
Anh Kim Hạnh, quê Sóc Trăng, quay lại TP.HCM làm xét nghiệm để về quê sau khi không được qua chốt vào Long An sáng 8-7 - Ảnh: LÊ PHAN
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 8-7, quốc lộ 1 đoạn giáp ranh tỉnh Long An và TP.HCM rất đông người đi xe máy về quê. Trên tuyến quốc lộ này, cơ quan chức năng tỉnh Long An lập một chốt kiểm soát người dân đi xe máy và tài xế xe tải, ôtô qua lại.
Một cán bộ tại đây cho biết sau khi Long An thực hiện giãn cách xã hội, người dân từ các tỉnh đi vào hoặc đi ngang qua tỉnh đều phải có giấy xét nghiệm âm tính (có giá trị trong 5 ngày).
"Tôi đưa con gái đi thi tốt nghiệp THPT từ TP.HCM về Bến Tre. Qua đọc trên mạng tôi đã chủ động đi xét nghiệm để qua các trạm kiểm soát. Từ đây về tới Bến Tre còn qua nhiều tỉnh nên gia đình đi từ sớm để kịp về nhà, sau đó thực hiện cách ly theo quy định", chị Võ Thị Hồng Thủy, quê Bến Tre, kể lại.
Còn anh Kim Hạnh, quê Sóc Trăng, cho biết sáng nay anh đi về nhưng do không có giấy nên phải quay lại TP.HCM để làm xét nghiệm. "Đợi từ sáng đến chiều mới xong, tôi chạy thẳng từ bệnh viện để về quê luôn. Tôi làm lao động tay chân nên đợt này TP.HCM giãn cách, không có việc làm nên về quê để đỡ chi phí", anh Hạnh nói.
Không qua được chốt như anh Hạnh, chị Thủy, cả gia đình anh Võ Hoài Ân, quê Đồng Tháp, phải quay trở lại TP do không có giấy xét nghiệm.
"Ỷ y hôm bữa cơ quan chức năng đến xét nghiệm cho cả khu dân cư đều âm tính hết, cứ nghĩ vậy sẽ được đi lại. Giờ qua chốt họ bắt buộc phải có giấy xét nghiệm. Bây giờ đã là chiều tối nên không kịp xin giấy nữa, tui đành trở lại TP, sắp tới giãn cách không làm ăn được không biết sao", anh Ân chia sẻ.
Tại chốt kiểm soát dịch phía đầu phà Cát Lái đoạn huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, mỗi khi phà cập bến khá đông người dân xếp hàng dài để lực lượng chức năng kiểm soát giấy tờ.
Theo quy định, người dân từ hai địa phương TP.HCM và Bình Dương khi qua chốt để vào Đồng Nai phải có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày, đồng thời phải khai báo y tế và lộ trình di chuyển.
Một số người dân từ TP.HCM đi qua chốt không có giấy xét nghiệm được hướng dẫn quay xe trở lại.
Kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 của người dân vào chiều 8-7 tại khu vực giáp ranh TP.HCM và Long An - Ảnh: LÊ PHAN
Muốn qua hoặc vào Long An phải có giấy xét nghiệm âm tính hoặc chứng minh bản thân sống ở Long An bằng hộ khẩu, căn cước công dân - Ảnh: LÊ PHAN
Kiểm tra giấy xét nghiệm tài xế ôtô chạy từ TP.HCM về Long An - Ảnh: LÊ PHAN
Việc kiểm tra khiến giao thông qua quốc lộ 1A bị ùn ứ - Ảnh: LÊ PHAN
Một người dân không có giấy xét nghiệm được yêu cầu quay về lại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN
Gia đình anh Võ Hòa Ân, quê Đồng Tháp, lỉnh kỉnh đồ đạc về quê nhưng phải quay lại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN
Khu vực phà Cát Lái chiều 8-7 đông nghẹt người - Ảnh: ĐỨC PHÚ
Kiểm tra giấy xét nghiệm của người dân về Đồng Nai qua phà Cát Lái - Ảnh: ĐỨC PHÚ
'Giãn cách TP 10 triệu dân, cung ứng hàng hóa là việc rất quan trọng' Theo Phó thủ tướng Lê Văn Thành, khi giãn cách xã hội toàn TP.HCM, hệ thống chính quyền cơ sở phải kịp thời phát hiện người dân gặp khó khăn, thiếu thốn để hỗ trợ ngay. Cuộc họp trực tuyến với TP.HCM do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sáng 8/7 tiếp tục bàn giải pháp chống dịch trên địa bàn sau...