‘Cuộc chiến’ chống Covid-19: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp với các chuyên gia y tế về diễn biến mới
Thực tế đã diễn ra như dự đoán của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona và các chuyên gia y tế, tối 6/3, Việt Nam đã xuất hiện ca nhiễm Covid-19 thứ 17, là một người đi du lịch từ châu Âu về.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona chủ trì cuộc họp. (Nguồn: VGP)
Sáng 7/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã họp với các chuyên gia y tế trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 sau khi xuất hiện ca nhiễm thứ 17 ở Việt Nam.
Như tin đã đưa, tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần nhấn mạnh rằng, dù Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình, các ca bệnh đều đã được chữa khỏi, nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Nếu coi phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là một cuộc chiến thì chúng ta mới chỉ chiến thắng chiến dịch mở màn, do đó không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là. Chúng ta đã xây dựng các kịch bản chi tiết, lường trước khả năng xuất hiện thêm những ca nhiễm bệnh mới để sẵn sàng triển khai các giải pháp ứng phó.
Thực tế đã diễn ra như dự đoán của Ban Chỉ đạo và các chuyên gia y tế, tối qua (6/3), Việt Nam đã xuất hiện ca nhiễm thứ 17, là một người đi du lịch từ châu Âu về nước.
Để ứng phó với diễn biến mới, tại cuộc họp, các chuyên gia y tế đã tiến hành phân tích, đánh giá tình hình ca bệnh số 17. Nơi ở, nơi lưu trú, hành trình di chuyển của bệnh nhân, xác định những người tiếp xúc và khả năng lây nhiễm để tiến hành điều tra dịch tễ, rà soát các trường hợp nghi ngờ để thực hiện các giải pháp y tế theo quy định.
Nhận định đây là trường hợp người bệnh đầu tiên xuất hiện trong đô thị, do đó các chuyên gia đã phân tích chi tiết nhật ký trình di chuyển, tiếp xúc của người bệnh để xác định khu vực cần khoanh vùng tổ chức cách ly y tế, bởi nếu “khoanh vùng hẹp quá không an toàn, còn rộng quá lại không an dân”.
Video đang HOT
Đây là ca lây nhiễm hẹp, đến thời điểm hiện tại, các trường hợp nghi ngờ đã được cách ly y tế, khu vực sinh sống của bệnh nhân cũng đã được khoanh vùng và kiểm soát, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn dịch bệnh lây lan.
Về cơ chế lây lan, PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định ca bệnh vừa xuất hiện ở Hà Nội đã nằm trong kịch bản, đây là trường hợp bệnh xâm nhập, đi từ nước ngoài về. Ngay khi xuất hiện ca bệnh, Hà Nội đã rà soát, xác định các trường hợp tiếp xúc để tổ chức cách ly y tế theo quy định. Trường hợp này giống như đã xảy ra ở xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc nên chúng ta đã có kinh nghiệm ứng phó. Kiểm soát được những người tiếp xúc, chúng ta sẽ ngăn chặn được không để lây nhiễm rộng ra cộng đồng.
Cũng theo ông Trần Đắc Phu, người bệnh đi này máy bay về nước, khả năng lây lan trên máy bay hạn chế hơn so với lây nhiễm trong phòng kín hay tiếp xúc gần ở ngoài trời. “Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo trong trường hợp có ca nhiễm trên máy bay chỉ cách ly y tế đặc biệt đối với người ngồi ở hàng ghế trước và hàng ghế sau”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Là người nghiên cứu lâu năm về virus, bà Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 chỉ lây nhiễm khi bảo đảm 2 yếu tố. Thứ nhất, khả năng lây nhiễm chỉ xuất hiện khi nồng độ virus ở trong người bệnh lớn. Thứ hai là những người sức khoẻ yếu, nhiều bệnh nền thì dễ lây nhiễm hơn. Với người khoẻ mạnh có khả năng chống đỡ nên có tiếp xúc cũng chưa chắc đã mắc bệnh. Hiện ở Hà Nội, chúng ta cách ly chặt chẽ người bệnh và những người tiếp xúc nên đã kiểm soát được nguồn lây nhiễm.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Trên tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chúng ta đã dự liệu tình huống xuất hiện ca bệnh mới lây nhiễm từ nước ngoài về và lên các giải pháp ứng phó.
Tối qua (6/3), khi xuất hiện ca nhiễm này, vì đây là trường hợp đầu tiên, nên Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Hà Nội đã lập danh sách những người tiếp xúc để tổ chức cách ly ngăn chặn dịch bệnh theo quy định. Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ để thực hiện giám sát tại cộng đồng, khoanh vùng những trường hợp nghi ngờ, chuẩn bị các cơ sở vật chất để điều trị, tránh trường hợp tử vong vì bệnh dịch…
“Trên cơ sở làm việc với lãnh đạo Thành phố Hà Nội và kiểm tra khu vực cách ly, lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia y tế nhận định đến thời điểm hiện tại, mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Người dân không nên hoang mang, lo lắng, thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chức năng để chung tay ngăn chặn dịch bệnh”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
CV.
Theo baoquocte.vn/VGP
Việt nam đang cách ly và điều trị 29 người như phác đồ nhiễm corona
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tất cả bệnh nhân thuộc diện nghi ngờ đều đang được cách ly, điều trị như đã nhiễm virus corona.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC Việt Nam), Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế Việt Nam, hiện nước ta cách ly 29 trường hợp để kiểm soát dịch bệnh do virus corona. Trong đó, 27 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm; 2 trường hợp người Trung Quốc dương tính với virus này đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Riêng hai trường hợp này hiện tình trạng sức khỏe ổn định, trong đó một người đã xét nghiệm lại âm tính với virus corona.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện tất cả bệnh nhân thuộc diện nghi nhiễm đều đang được cách ly, điều trị như đã nhiễm virus corona trong khi chờ kết quả xét nghiệm cuối cùng. Các trường hợp nghi nhiễm đang cách ly, xét nghiệm, sức khoẻ đều ổn định, tốt lên.
Ngành y tế Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát hiện, điều trị thành công các ca bệnh nhiễm virus corona. Bộ Y tế sẽ tiếp tục hoàn thiện phác đồ điều trị phù hợp.
Bộ Y tế đã công bố số điện thoại đường dây nóng 19003228 để tiếp nhận các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và tư vấn cách phòng chống dịch bệnh.
Trong cuộc họp chiều 28/1 với Bộ Y tế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu đơn vị này xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó với trường hợp có 20 bệnh nhân và kịch bản xấu nhất là có hàng nghìn bệnh nhân.
"Chúng ta đã có phương án sẵn sàng ứng phó cấp độ 3 theo quy chuẩn của ASIAN là có trên 20 người bị nhiễm bệnh, nhưng tôi đề nghị chúng ta phải hoàn thiện phương án này một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn. Đồng thời, phải tiến hành xây dựng một kịch bản xấu hơn là có tới hàng nghìn người bị nhiễm. Bởi tinh thần của chúng ta là sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng tránh bệnh do virus corona. Đồ họa: Minh Hồng.
Tính đến ngày 28/1, thế giới đã ghi nhận 4.581 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona, trong đó có 107 trường hợp tử vong (trong đó 100 trường hợp tử vong tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, 7 trường hợp tử vong tại các tỉnh, thành phố khác). So với ngày 27/1, số ca mắc tăng 1.677 trường hợp, số tử vong tăng 27 trường hợp.
Trung Quốc đã ghi nhận 4.409 trường hợp tại 30 tỉnh, thành phố. Các nước khác trên thế giới phát hiện thêm 3 nước có trường hợp dương tính với virus này là Srilanka (1), Campuchia (1) và Bờ biển Ngà (1).
Ngoài Trung Quốc, hiện tại đã ghi nhận 65 trường hợp trường hợp bệnh xâm nhập tại 18 quốc gia: Thái Lan (8 trường hợp), Australia (5), Singapore (5), Malaysia (4), Pháp (3), Hàn Quốc (4), Nhật Bản (4), Hoa Kỳ (5), Việt Nam (2), Nepal (1), Canada (1), Srilanka (1), Hồng Kông (8), Ma Cao (6), Đài Loan (5), Campuchia (1), Đức (1), Bờ biển Ngà (1).
Theo news.zing.vn
NÓI THẲNG: Nên sẵn sàng đóng cửa biên giới với Trung Quốc Virus corona gây dịch viêm phổi cấp đang lan rất nhanh. Dịch đã lan đến nhiều quốc gia, đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trung Quốc đã đóng cửa, cách ly 3 TP với hơn 20 triệu dân. Vậy Việt Nam có nên đóng cửa biên giới tạm thời với Trung Quốc để phòng dịch? Tính đến sáng 24-1 (tức 30 tháng...