Cuộc chiến bản đồ Nga – Thổ sau vụ Su-24 bị bắn rơi
Giữa lúc chĩa những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất vào nhau, chính quyền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tung bản đồ trái ngược nhau chứng minh sự “chính đáng” của mình.
Bản đồ của Thổ Nhĩ Kỳ chứng minh Nga vi phạm không phận – Ảnh: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Ngay sau khi bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ công bố một bản đồ radar vẽ đường bay của chiếc Su-24, chứng minh máy bay đã xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhìn trên bản đồ, có thể thấy rõ điều đó. Đường màu xanh dương là biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria, còn màu đỏ là đường bay của chiếc Su-24. Và đó là những gì phía Thổ Nhĩ Kỳ vẽ với mục đích chứng minh họ đúng.
Đến nay, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tuyên bố đã cảnh báo phi công Nga ít nhất 10 lần trong khoảng thời gian 5 phút là chiếc Su-24 đang hướng vào biên giới Thổ và sau đó đã vào không phận nước này trong 17 giây. Tuy nhiên, theo chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, phi công Nga vẫn cứ phớt lờ không chịu quay đầu lại, buộc quân đội của họ phải hành động.
Trong khi đó, Nga bác bỏ những cáo buộc này, cho biết nước này không hề đưa ra một cảnh báo nào, chỉ bắn.
Video đang HOT
Nga cũng khẳng định không có chuyện máy bay Nga vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ mà hoàn toàn bên trong lãnh thổ Syria – đồng minh thân cận của Nga, nơi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đang lệ thuộc mạnh mẽ vào Nga để tồn tại.
Còn bản đồ của Nga chứng minh chiếc Su-24 hoàn toàn ở trong không phận Syria – Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Báo Business Insider dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố chiếc Su-24 trúng tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ khi ở cách biên giới nước này chừng 1 dặm (1,6 km). Còn địa điểm máy bay rơi, theo lời ông Putin, nằm sâu trong lãnh thổ Syria đến 2 dặm rưỡi (4 km).
Cùng lúc, Nga cũng tung một bản đồ lịch trình bay của Su-24 để “đấu” với bản đồ của Thổ Nhĩ Kỳ. Và nhìn vào bản đồ Nga sẽ thấy rõ điều ngược hoàn toàn với bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ: đường bay của chiếc Su-24 (đường màu đỏ) hoàn toàn ở trong không phận Syria và không hề xâm phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (đường màu hồng).
Cuộc đối đầu Nga-Thổ đang ở giai đoạn “bản đồ chiến” song song khẩu chiến, với tuyên bố của ông Putin cho rằng hành động của Thổ Nhĩ kỳ là “đâm sau lưng Nga”, dọa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải “lãnh hậu quả nghiêm trọng”. Còn Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu không tỏ dấu hiệu khoan nhượng, bảo rằng “nghĩa vụ quốc gia” của Thổ Nhĩ Kỳ là bảo vệ an ninh quốc gia.
Chưa ai có thể biết chắc Tổng thống Putin sẽ làm gì, ông nổi tiếng là người rất khó đoán. Chỉ biết rằng những gì đang xảy ra ở Syria cho thấy Putin không nói suông.
Còn hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách là thành viên NATO – tổ chức quân sự hùng mạnh đối đầu với Nga – đã lôi cả khối NATO vào một cuộc đối đầu mới đầy phức tạp khi đây là lần đầu tiên trong vòng hơn nửa thế kỷ, một thành viên NATO bắn rơi một máy bay Nga.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Hệ lụy kinh tế của việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga
Cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi máy bay Su-24 bị bắn hạ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các dự án hợp tác của hai nước trong lĩnh vực kinh tế.
Máy bay Su-24 của Nga bị bắn hạ và rơi xuống lãnh thổ Syria - Ảnh: Reuters
Đứng trước nguy cơ đổ vỡ là dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử Rosatom ở Thổ Nhĩ Kỳ và dự án quy hoạch tuyến đường thủy cho tàu bè Nga qua lại eo biển Bosphorus (còn gọi là eo biển Istanbul). Theo các nhà quan sát, do Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga nên nếu "Dòng chảy" bị chặn đứng thì quốc gia này sẽ phải chịu thiệt thòi rất lớn.
Tân Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak cho biết quan hệ với Nga về vấn đề năng lượng xấu hẳn đi sau sự cố với máy bay Su-24. Nhưng ông cũng cố gắng trấn an các công dân Thổ Nhĩ Kỳ rằng không nên lo sợ cái lạnh mùa đông sắp tới, vì chính phủ sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề chất đốt.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 24.11, Thống đốc Sevastopol (thuộc Crimea) Sergey Menyalo đã thông báo về khả năng các dịch vụ phà giữa Sevastopol và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bị đóng cửa, hãng tin Itar TASS cho biết.
"Tôi không trực tiếp điều hành dịch vụ phà, nhưng nếu xảy ra khủng hoảng lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ từ chối những chuyến phà từ Crimea đến đất Thổ. Điều đó sẽ gây thiệt thòi cho cả đôi bên. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thiệt hại của dịch vụ phà Sevastopol sẽ được bù đắp bằng cách chuyển hướng sang phục vụ các tuyến vận tải đường biển chuyên chở hàng hóa từ phần đất liền của Nga đến Crimea", ông Menyalo nói.
Dịch vụ phà thường xuyên giữa cảng Sevastopol (nằm trên vịnh Kamyshovaya, Crimea) và cảng Zonguldak (Thổ Nhĩ Kỳ) bị gián đoạn sau khi Crimea sáp nhập Nga hồi tháng 3.2014 và đã được nối lại vào tháng 8.2015. Dịch vụ này do Công ty Sevastopol Shipping thực hiện, sử dụng phà hơi nước Varyag chở được 60 xe tải chất đầy hàng, chạy mỗi tuần một chuyến giữa hai cảng nói trên.
Một chuyến phà cập cảng ở Crimea - Ảnh minh họa: Reuters
Máy bay Su-24 của Nga bị bắn rơi ở khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ - Syria ngày 24.11. Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng chiếc máy bay này bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không từ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ khi đang bay ở không phận Syria, và rơi ở Syria, cách 4 km từ biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Nga gọi sự kiện này là "một cú đâm vào lưng bởi những kẻ đồng lõa của bọn khủng bố".
Cùng lúc đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutolu tuyên bố rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đáp trả hành vi của máy bay xâm phạm không phận nước này. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo rằng chiếc máy bay bị bắn hạ do đã xâm phạm không phận nước này bất chấp các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát cảnh báo 10 lần.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Loạn thông tin về hai phi công Su-24 của Nga Số phận hai phi công trên chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vẫn đang là điều gây tranh cãi. Số phận hai phi công trên chiếc chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ vẫn đang là điều gây tranh cãi - Ảnh: Reuters Chiến đấu cơ Su-24 của Không quân Nga...