Cuộc chạy đua tìm thuốc chữa Ebola
Sự hồi phục của một số bệnh nhân được chữa bằng liệu pháp truyền máu hay thuốc thử nghiệm ZMapp, TKM-Ebola, Brincidofovir… tiếp thêm hy vọng trong cuộc chiến chống đại dịch.
Đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử đang tiếp tục hoành hành tại Tây Phi và gây nhiều lo ngại về sự lây lan tại Mỹ. Cuộc chạy đua trong việc tìm kiếm một phương thức chữa trị hay chế tạo thành công một loại văcxin cho căn bệnh chết người chưa bao giờ lại cấp thiết như hiện nay.
Trước đợt dịch bắt đầu từ tháng 3 năm nay tại Guinea, tổng số ca nhiễm Ebola được ghi nhận trong quá khứ vào khoảng 2.400 người. Số lượng nhỏ bệnh nhân gây khó khăn cho các nhà khoa học trong việc tìm hiểu đầy đủ và cặn kẽ cơ chế hoạt động của virus trong cơ thể người. Các nhà khoa học đồng thời chưa thể tiếp cận với số bệnh nhân cần thiết để thử nghiệm thuốc, văcxin hay hoàn thiện các phương thức chữa trị. Tiềm năng lợi nhuận thấp tại Tây Phi với số ít người nhiễm căn bệnh lạ và không phổ biến như Ebola lúc bấy giờ là lý do khiến các công ty dược phẩm lớn không chi trả cho những nghiên cứu dài hơi và đắt đỏ nhằm tìm ra một loại thuốc chữa hiệu quả.
Dù vậy, trên thế giới hiện vẫn có nhiều phương thức chữa Ebola đang trong giai đoạn nghiên cứu. Về lý thuyết, các loại thuốc này cần phải trải qua một thời gian dài vượt qua những thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm lâm sàng trên người để chứng tỏ hiệu quả và chính thức được công nhân. Với bối cảnh dịch Ebola ngày một lan nhanh và khó kiểm soát, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho phép sử dụng một vài loại thuốc trong số đó trên người bệnh vì lý do đạo đức.
Đến nay, một số bệnh nhân Ebola được chữa trị bằng thuốc ZMapp, TKM-Ebola, Brincidofovir. Ngoài ra còn có những trường hợp áp dụng liệu pháp truyền máu. Sự hồi phục của họ đang là bằng chứng sống tiếp thêm nhiều hy vọng trong cuộc chiến chống Ebola khiến toàn thế giới lo ngại.
Liệu pháp truyền máu từ bệnh nhân Ebola sống sót
Bác sĩ Kent Brantly sống sót sau khi nhiễm bệnh tại Liberia. Brantly nhận máu từ một cậu bé nhiễm bệnh được anh chăm sóc trong thời gian làm việc tại quốc gia này. Ảnh: Huffingtonpost.
Cơ chế: Với phương pháp này, huyết thanh từ người nhiễm Ebola sống sót được truyền cho các bệnh nhân Ebola khác. Lý thuyết cho rằng các kháng thể từ máu người hiến sẽ giúp bệnh nhân chống lại virus nguy hiểm này.
Thử nghiệm: Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào chứng minh phương pháp truyền máu từ các bệnh nhân sống sót là cách chữa bệnh hiệu quả. Dù vậy, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp hồi phục sau khi nhận liệu pháp điều trị này. WHO cũng tin rằng đây là liệu pháp đầy hứa hẹn cho các trường hợp nhiễm trong tương lai. Liệu pháp truyền máu trước đây đã được chấp nhận trong chữa trị các bệnh như thận, bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
Người nhận điều trị: Điều trị bằng truyền máu áp dụng lần đầu tiên tại các ổ dịch Ebola năm 1976 và tiếp tục được sử dụng trong những đợt bùng phát tiếp sau. Với dịch hiện tại, bệnh nhân được nhiều người biết đến đã điều trị bằng phương pháp này là bác sĩ Kent Brantly. Khi được chẩn đoán nhiễm virus tại Liberia, Brantly nhận máu từ một cậu bé 14 tuổi sống sót do anh chăm sóc trước đây. Sau khi trở về Mỹ, Brantly đã hiến máu cho bác sĩ Mỹ Richard Sacra, nam quay phim của đài NBC Ashoka Mukpo và nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm. Những người này đều có nhóm máu phù hợp với Brantly. Bác sĩ Brantly cũng dự định cung cấp máu cho Thomas Eric Duncan, bệnh nhân Ebola đầu tiên tại Mỹ, nhưng nhóm máu không phù hợp.
Nguồn cung: Tất cả bệnh nhân nhiễm Ebola sống sót và đã hồi phục hoàn toàn là nguồn cung huyết thanh tiềm năng cho các bệnh nhân khác, với điều kiện không mắc những bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan B hay C, giang mai. Để đảm bảo an toàn, WHO khuyến cáo các bệnh nhân này chỉ nên hiến máu sau khi kết thúc thời gian 28 ngày kể từ lúc xuất viện.
Thuốc ZMapp
Thuốc ZMapp được điều chế từ cây thuốc lá biến đổi gen. Hiện tại không còn liều thuốc ZMapp nào trên thế giới. Ảnh: Huffingtonpost.
Cơ chế: ZMapp là loại thuốc kết hợp giữa những kháng thể đơn dòng bám vào virus Ebola và ngăn cản virus này tái tạo.
Thử nghiệm: Các nhà khoa học đã thực hiện thử nghiệm trên 21 cá thể khỉ nhiễm Ebola và điều trị cho 18 con bằng thuốc ZMapp. Kết quả cho thấy 18 con khỉ được điều trị bằng ZMapp sống sót trong khi 3 con còn lại tử vong. ZMapp đang được cộng đồng tin tưởng là loại thuốc mang nhiều hiệu quả nhất chống lại Ebola.
Video đang HOT
Người nhận điều trị: ZMapp tới nay đã được dùng cho hai nhân viên y tế Mỹ là bác sĩ Brantly và y tá Nancy Writebol, các bác sĩ Liberia Abraham Borbor và Zukunis Ireland, bác sĩ Nigeria Ạo Comos Izchukwu, y tá người Anh Will Pooley và mục sư người Tây Ban Nha Rev. Miguel Pajares. Trong số này, bác sĩ Borbor và mục sư Tây Ban Nha đã tử vong sau đó.
Nguồn cung: Các kháng thể trong thuốc ZMapp được điều chế từ cây thuốc lá biến đổi gen và nguồn cung ZMapp đã cạn kiệt. Việc sản xuất các liều thuốc tiếp theo đang được tiến hành nhưng đòi hỏi nhiều thời gian cùng khoản chi phí đắt đỏ.
TKM-Ebola
Thử nghiệm: Thuốc được thử nghiệm trên khỉ đã phơi nhiễm virus Ebola. Kết quả cho thấy, một cá thể chỉ dùng 4 liều thuốc trong tuần tử vong trong khi 7 cá thể còn lại nhận được nhiều liều hơn sống sót. Cơ chế: TKM-Ebola có chứa những phân tử nhỏ gọi là RNAs nhắm vào một protein trong virus Ebola.
Người được điều trị: Bác sĩ Mỹ Richard Sacra là người được điều trị bằng thuốc TKM-Ebola và đã hồi phục. Ông cũng được truyền máu từ bác sĩ Brantly nên vẫn chưa rõ TKM-Ebola đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sự hồi phục này. Nhà sản xuất cho biết sẽ đưa thuốc tới Tây Phi để thực hiện thử nghiệm lâm sàng.
Nguồn cung: Công ty dược phẩm Tekmira, đơn vị sản xuất loại thuốc này thông báo hiện nguồn cung thuốc khá hạn chế.
Thuốc Brincidofovir
Thử nghiệm: Bringcidofovir đã được thử nghiệm trên người với quy mô lớn cho các bệnh truyền nhiễm khác, đem lại kết quả tích cực và tương đối an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, loại thuốc này mới chỉ thử nghiệm với virus Ebola trong phòng thí nghiệm. Nhà sản xuất cho hay Brincidofovir có tác dụng can thiệp vào hoạt động của virus Ebola. Cơ chế: Thuốc Brincidofovir được chế tạo nhằm đối phó với các bệnh do virus gây nên như Adenovirus, CMV (cytomegalovirus) và đậu mùa bằng cách ngăn cản virus tự tái bản.
Người được điều trị: Trong điều kiện thuốc ZMapp cạn nguồn cung, nhóm máu không phù hợp với bác sĩ Brantly, Brincidofovir được lựa chọn điều trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan, người được chẩn đoán nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ. Duncan đã tử vong sau vài tuần nhiễm bệnh. Cùng với bệnh nhân Duncan, người quay phim của đài NBC là Ashoka Mukpo cũng dùng thuốc và tình trạng đang tiến triển.
Nguồn cung: Nhà sản xuất chỉ cung ứng số lượng thuốc phù hợp với các thử nghiệm lâm sàng của mình, gồm cả thử nghiệm với bệnh nhân Ebola.
Điều trị tích cực hiện vẫn là phương pháp chăm sóc bệnh nhân chủ yếu tại tâm dịch nhưng vấp phải nhiều khó khăn do thiếu thốn nhân lực và trang thiết bị. Ảnh:Huffingtonpost.
Bên cạnh những phương pháp điều trị không chính thức nói trên, hiện điều trị tích cực đang là cách các nhân viên y tế ở Tây Phi sử dụng trong cuộc chiến tại Tây Phi. Trong đó, bệnh nhân được đảm bảo cung cấp đủ nước thông qua đường miệng hoặc truyền dịch, thở khí oxy, ổn định huyết áp và điều trị những bệnh truyền nhiễm khác nếu có.
Phương pháp này được áp dụng cho khoảng 8.914 ca nhiễm bệnh đã được báo cáo, trong đó 4.447 người không qua khỏi. Điều này đồng nghĩa với việc các bệnh nhân Ebola sẽ sống sót với tỷ lệ 50%, chỉ với các biện pháp điều trị tích cực.
Phương pháp điều trị tích cực gặp rất nhiều khó khăn tại các quốc gia tâm dịch, bởi nó đòi hỏi các vật dụng bảo hộ cá nhân, khu cách ly đảm bảo vệ sinh, giường bệnh, các thiết bị y tế và con người. Trong khi đó, nhân lực và vật lực đang trong tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng tại các nước này.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), tổ chức phi chính phủ đi đầu trong trận tuyến chống Ebola tại tâm dịch đang quá tải trước dịch bệnh và kêu gọi những người hành nghề y hướng về vùng dịch ở Tây Phi. Cơ quan phát triển thế giới của Mỹ (USAID) cũng đang nỗ lực tuyển chọn những nhân viên chăm sóc sức khỏe tình nguyện đến vùng dịch nhằm hỗ trợ các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề.
Các nhân viên y tế bản địa là người chịu mọi gánh nặng và áp lực ngay lúc này. Họ không có các trang thiết bị thích hợp cũng như được đào tạo để chăm sóc cho khối lượng khổng lồ bệnh nhân Ebola hiện tại. Chính các y bác sĩ này lại trở thành nạn nhân của căn bệnh hiểm, với số tử vong trong đội ngũ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Tỷ lệ tử vong của nhân viên y tế tại Sierra Leone là 71%, Liberia là 51% và 52% tại Guinea. Tại Liberia, các nhân viên y tế đang đứng trước áp lực quá lớn, điều kiện làm việc tồi tệ và lương thấp nên đã đình công 2 ngày đòi tăng lương và cải thiện trang thiết bị y tế.
Khánh Hà
Theo Huffingtonpost
Thế giới tuần qua: Chưa ngưng tiếng súng
Vụ sát hại man rợ nhà báo Mỹ, giao tranh tiếp diễn tại Palestine, Israel và Ukraine, "tia hy vọng" cho các bệnh nhân nhiễm Ebola là những tin tức đáng chú ý tuần qua....
1. Những ngày qua, cả thế giới chấn động khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) liên tiếp đưa ra các thông điệp mang tính khiêu khích và cảnh báo nhằm vào phương Tây.
Hôm 19-8, quân nổi dậy IS ở Iraq đã tung lên mạng đoạn băng quay cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley, người bị bắt cóc ở Syria cách đây gần 2 năm. Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã khẳng định tính xác thực của đoạn băng có nhan đề "Một thông điệp gửi tới Mỹ".
Nhà báo Mỹ James Foley (bên trái) trước khi bị chặt đầu. Ảnh: hollywoodlife.com
Tổng thống Mỹ Barack Obama lên án vụ sát hại là "hành động bạo lực khiến toàn thế giới bị sốc" và so sánh các phiến quân IS, hiện đang kiểm soát các khu vực rộng lớn tại Syria và Iraq, với một "căn bệnh ung thư". Ông Obama cũng cam kết tiếp tục đương đầu với các phần tử vũ trang thuộc IS và nhấn mạnh IS và những nhóm vũ trang "không có chỗ trong thế kỷ 21".
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon gọi vụ sát hại là một tội ác đáng ghê tởm. Đức cho biết đã sẵn sàng gửi vũ khí sang Iraq để hỗ trợ cho lực lượng an ninh người Kurd đang chiến đấu chống lại IS. Pháp, Anh cũng sẽ tổ chức cuộc họp bàn khẩn cấp để bàn cách đối phó với IS.
Động thái trên của IS không chỉ cho thấy mức độ tàn độc của nhóm phiến quân này mà còn cho thấy một mối đe dọa hiện hữu đối với tình hình an ninh của Iraq cũng như khu vực Trung Đông và toàn thế giới.
Hiện trường một vụ không khích của Israel. Ảnh: nytimes.com
2. Triển vọng cho một lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Palestine và Israel càng trở nên mờ mịt. Ngày 19-8, Israel đã nối lại các cuộc không kích vào Dải Gaza sau khi lực lượng Hamas phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn mong manh mới đạt bằng cách nã hơn 180 quả rocket vào lãnh thổ Israel.
Kể từ 8-7, giao tranh giữa Israel và Hamas cướp đi sinh mạng của ít nhất 2.020 người Palestine và 67 người Israel.
Sau vụ tấn công tối 19-8, Lữ đoàn Ezzedine al-Qassam tuyên bố Israel "đã tự mở cửa tới địa ngục". Còn Thủ tướng Israel Netanyahu cho biết, chiến dịch quân sự của nước này tại Gaza có thể còn kéo dài đến khi nào công dân của Israel được an toàn và yên ổn.
3. Chiến sự vẫn leo thang ác liệt tại Ukraine. Ngày 20-8, thêm một chiến đấu cơ Su-25 của quân đội Ukraine bị lực lượng đối lập bắn hạ tại khu vực gần Lugansk, nơi quân chính phủ khẳng định đã giành quyền kiểm soát thêm một số quận trong vòng vài ngày qua.
Quân đội Ukraine thực hiện chiến dịch tổng lực "trận đánh cuối cùng" ở miền Đông nước này. Ảnh: EPA
Cùng ngày, các lực lượng quân đội Ukraine nổ súng tấn công trung tâm thành phố Donetsk, thành trì chính của lực lượng đối lập tại miền Đông Ukraine. Đây là một phần trong chiến dịch tổng lực mà quân đội Ukarine gọi là "trận đánh cuối cùng" nhằm đánh bại lực lượng vũ trang đòi liên bang hóa đang chiếm giữ nhiều tỉnh, thành phố ở miền Đông nước này. Giao tranh ác liệt tại Donetsk khiến ít nhất 34 dân thường thiệt mạng và 29 người khác bị thương trong vòng 24 giờ.
Theo số liệu được Liên hợp quốc công bố ngày 20-8, ít nhất 415.800 người tại miền Đông Ukraine đã phải rời bỏ nhà cửa vì giao tranh. Khoảng 190.000 người lánh nạn tại các địa phương khác trong nước, trong khi 197.400 người chạy sang Nga, Ba Lan và Belarus.
4. Với 191/197 phiếu ủng hộ, Tư lệnh lục quân Thái Lan Tướng Prayuth Chan-ocha, 60 tuổi, đã được Quốc hội Thái Lan sáng 21-8 bầu làm thủ tướng lâm thời nước này. Lựa chọn của quốc hội dự kiến sẽ sớm được Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej phê chuẩn. Viêc bô nhiêm ông Prayuth lam Thu tương se mơ đương cho viêc thanh lâp Chinh phu lâm thơi Thai Lan trong vai tuân tơi.
Tư lệnh lục quân Thái Lan Tướng Prayuth Chan-ocha được bầu làm thủ tướng lâm thời nước này. Ảnh: Getty Images
5. Bất ổn vẫn tiếp diễn tại thành phố Ferguson sau khi thanh niên da màu Michael Brown bị cảnh sát bắn chết hôm 9-8, dù cảnh sát khẳng định Brown là nghi phạm của một vụ cướp.
Ngày 19-8, cảnh sát Mỹ đã bắn chết một người đàn ông mang dao gần Ferguson. Trong khi đó, tại Ferguson, thành phố với đa phần là người da đen, người biểu tình tiếp tục xuống đường, ném gạch đá, bom xăng, thậm chí nổ súng về phía cảnh sát. Trong một loạt các vụ bạo lực mới, 6 người bị thương và 78 người bị bắt. Cảnh sát đã đáp trả lại bằng hơi cay.
6. Tổ chức Y tế thế giới hôm 20-8 cho biết, số người thiệt mạng vì dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi đã tăng lên ít nhất 1.350 người. Số người chết vì Ebola tăng nhanh nhất ở Liberia, với ít nhất 576 người đã thiệt mạng.
Hôm 19-8, Bộ trưởng Thông tin Liberia Lewis Brown cho biết, 8 nhân viên y tế, trong đó có hai bác sĩ, sử dụng loại thuốc thử nghiệm ZMapp của Mỹ bắt đầu có phản ứng với cách thức điều trị này. Đây được cho là dấu hiệu tốt trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh do virus Ebola gây ra.
Xe tăng bọc thép nã pháo tại bãi huấn luyện Higashifuji, thành phố Gotemba, phía tây thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
7. Nhật Bản vừa phô diễn khả năng bảo vệ đảo bằng hỏa lực, trong cuộc tập trận quy mô lớn thường niên hôm 19-8 dưới chân núi Phú Sĩ. Cuộc tập trận bắn đạn thật có sự tham gia của 2.300 lính, 20 máy bay, 80 xe tăng, xe bọc thép cùng các thiết bị khác. Các quan chức cho biết cuộc diễn tập thể hiện đường lối quốc phòng mới, nhấn mạnh vào phòng vệ đảo.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đang thúc đẩy tuyên bố chủ quyền đối với một chuỗi đảo không người ở trên biển Hoa Đông.
8. Ngày 22-8, Malaysia đã tổ chức lễ quốc tang tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines gặp nạn tại miền Đông Ukraine ngày 17-7. Thi thể của 20 nạn nhân mang quốc tịch Malaysia đã về đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Một lễ tưởng niệm khác cũng sẽ được tổ chức khi chuyến thứ hai chở thi hài các nạn nhân về đến Malaysia ngày 24-8. Đến nay đã nhận dạng 30 trong tổng số 43 nạn nhân người Malaysia trong thảm kịch này.
Theo VNE
Trung Quốc đang gây ra cuộc chạy đua tàu ngầm ở Đông Á Tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam sẽ thực hiện nhiều loại nhiệm vụ như trinh sát, tuần tra, săn ngầm và chống hạm, dùng để chống lại kẻ thù trên biển. Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua của Nga Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 14 tháng 7 đưa tin, ngày 3 tháng 7,...