Cuộc chạy đua thu hút thợ đào Bitcoin
Nhiều nước đang tìm cách thu hút thợ đào Bitcoin nhờ chính sách ưu đãi, trong bối cảnh Trung Quốc áp lệnh cấm hoạt động đào tiền ảo.
Giới chức Trung Quốc đang trấn áp mạnh mẽ hoạt động khai thác và giao dịch tiền ảo trong nước, buộc giới thợ đào phải di chuyển ra nước ngoài. Đây có thể là khởi đầu của quá trình di cư lớn chưa từng thấy trong lĩnh vực đào tiền ảo toàn cầu.
Chính quyền nhiều tỉnh tại Trung Quốc đã cấm hoàn toàn hoạt động đào Bitcoin, vốn tiêu thụ nhiều năng lượng và tạo ra lượng lớn khí phát thải carbon, do đi ngược lại mục tiêu của chính quyền trung ương nhằm cắt giảm 65% phát thải khí CO2 vào năm 2030 và đạt mức trung tính carbon vào năm 2060.
Một trang trại đào Bitcoin tại vùng Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: IEEE .
Trung Quốc hồi năm ngoái chiếm tới 75% năng lực khai thác (hashrate) toàn cầu. Giới khoa học từng cảnh báo riêng ngành công nghiệp khai thác Bitcoin ở nước này cũng đủ sức phá hỏng mục tiêu cắt giảm khí thải do Bắc Kinh đặt ra. Lệnh cấm của chính quyền nhiều tỉnh khiến hơn 90% số mỏ đào Bitcoin tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động.
Sự chuyển dịch của thợ đào khỏi Trung Quốc khiến nhiều nước đang tìm cách thu hút họ.
Tại Mỹ, Thống đốc Texas Greg Abbott hồi đầu tháng đã công bố kế hoạch nhằm thu hút các triệu phú tiền ảo tới bang này. Trong khi đó, Thị trưởng Miami Francis Suarez tỏ ý ủng hộ các công ty tiền ảo và khẳng định thành phố có thể trở thành trung tâm của các mỏ đào tiền ảo, thêm rằng ông đang xem xét những khu công nghiệp đặc biệt cho thợ đào.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang chứng kiến đà tăng đột biến về số doanh nghiệp liên hệ nhằm tìm cách chuyển mỏ đào từ trung Quốc sang Mỹ. Chúng tôi liên kết với các công ty vận tải, đặc biệt là đường không, để mang tới thời gian vận chuyển cạnh tranh nhất. Thời gian là vàng trong ngành đào tiền ảo”, Nicole DeCicco, chủ tịch công ty tư vấn CryptoConsultz, cho hay.
Địa điểm tiếp theo cho thợ đào
DeCicco cho biết giá năng lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhưng giới thợ đào cũng ngày càng chú ý đến chi phí môi trường. Mục tiêu hàng đầu của họ hiện nay là những khu vực có nguồn năng lượng tái tạo “bị mắc kẹt”, tức là các địa điểm hẻo lánh có nguồn điện được tạo ra đều đặn nhưng không thể chuyển đi nơi khác. Những nơi có khí hậu mát mẻ cũng được tính đến nhằm đơn giản hóa việc làm mát thiết bị, bên cạnh đó là chính quyền với các chính sách ưu đãi.
Iceland có đầy đủ những yếu tố này, bao gồm dự trữ năng lượng núi lửa khổng lồ, trong khi El Salvador cũng coi Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp và có nguồn địa nhiệt dồi dào.
Mỹ cũng là địa điểm tiềm tàng với các bang như Texas, Nebraska, Florida và Wyoming, nơi chỉ sử dụng 40% lượng điện được tạo ra. Cả 4 bang đều thông qua những đạo luật tạo chỗ đứng vững chắc cho tiền điện tử.
Dù vậy, mức phát thải khổng lồ của Bitcoin cũng mang lại tiếng xấu cho tiền ảo và khiến chúng bị những người bảo vệ môi trường phản đối. Sự cố hệ thống điện ở bang Texas hồi đầu năm khiến 4 triệu người không có năng lượng và 111 người chết cũng gây ra nhiều lo ngại về nguy cơ thiếu điện, thậm chí mất điện diện rộng thường xuyên khi các mỏ đào Bitcoin đi vào hoạt động.
Nhiều người hy vọng tiền ảo có thể thân thiện với môi trường hơn nếu Bitcoin chuyển từ hình thức bằng chứng công việc (PoW) sang bằng chứng cổ phần (PoS). Phương thức thứ hai tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều và không đòi hỏi những hệ thống tính toán công suất cao như hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nỗ lực thu hút thợ đào Bitcoin có thể không trở thành liều thuốc phục hồi kinh tế như nhiều nước mong đợi.
“Thợ đào thường tính toán trước 3-4 năm và luôn sẵn sàng thay đổi hình thức làm việc. Nếu nền kinh tế đột ngột sụp đổ, họ có thể chấm dứt hoạt động ngay lập tức. Chính sách thu hút việc làm dài hạn thông qua những biện pháp khuyến khích trước mắt có thể sẽ rất mạo hiểm”, Gavin Brown, giảng viên ngành kinh tế công nghệ ở Đại học Liverpool của Anh, nhận định.
Hàng tấn máy đào Bitcoin đang rời Trung Quốc để đến Mỹ
Các thợ đào Bitcoin đang tìm cách chuyển hệ thống khai thác của mình rời khỏi Trung Quốc.
Sáng 22/6, một công ty hậu cần xác nhận với CNBC rằng họ đang vận chuyển 3 tấn máy khai thác Bitcoin đến Maryland, Mỹ. Đây là một công ty có trụ sở tại Quảng Châu, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và giao hàng tận nơi.
Tin tức này được đưa ra sau khi Trung Quốc đàn áp hoạt động khai thác Bitcoin ở nước này. Chính quyền các khu vực Tân Cương, Nội Mông và tỉnh Thanh Hải đã tuyên bố kế hoạch đóng cửa hầu hết mỏ đào Bitcoin. Các quy định mới trong luật cũng đang được đưa ra để ngăn chặn các mỏ khai thác mới mọc lên. Nhiều bang tại Mỹ như Texas, Maryland có thể là điểm đến tiếp theo của các thợ đào Bitcoin.
Ba tấn "trâu cày" đang rời khỏi Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cho biết lý do cấm hoạt động khai thác là lượng điện tiêu thụ của các mỏ đào tiền mã hóa. Lượng điện năng dùng để đào Bitcoin được cho là nhiều hơn tổng lượng điện sử dụng của Hà Lan mỗi năm.
Trung Quốc đang tìm cách giảm thiểu ô nhiễm và khai thác Bitcoin là một trong những ngành tiêu thụ điện năng nhiều nhất nước này. Việc khai thác Bitcoin vẫn đang dựa nhiều vào năng lượng hóa thạch từ các nhà máy nhiệt điện. Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến vấn đề khí nhà kính.
Hiện 70% lượng khí nhà kính phát thải mỗi năm là do việc sản xuất điện từ năng lượng hóa thạch. Khí nhà kính là tác nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Trung Quốc đã khôi phục được hơn 8 GWh điện sau khi các giàn khai thác Bitcoin ngừng hoạt động.
Việc thợ đào vận chuyển giàn khai thác đến Mỹ không đồng nghĩa chúng sẽ được thiết lập ở đây. Những giàn "trâu cày" này có thể được lưu trữ tạm thời tại Mỹ trước khi được đưa đến nơi khác, như các quốc gia Nam Mỹ.
Mỹ có thể không phải nước có giá điện cao nhất, nhưng cũng không nằm trong nhóm thấp nhất. Việc chọn nước này là nơi đặt những giàn khai thác sẽ làm đội chi phí tiền điện lên đáng kể.
Liệu châu Mỹ có thể trở thành thủ phủ khai thác Bitcoin mới?
Một vài yếu tố đã biến Trung Quốc trở thành điểm đến lý tưởng cho các thợ đào Bitcoin và giờ họ cần tìm đến một nơi có những đặc điểm tương tự. Một trong những yếu tố này chính là giá điện thấp để những thợ khai thác có thể kiếm được lợi nhuận. Điều này có nghĩa địa điểm tiếp theo cũng phải có chi phí năng lượng thấp.
Một yếu tố khác nữa là Trung Quốc có chuỗi cung ứng hoàn thiện. Dòng chảy công nghệ đã có sẵn ở nước này và việc di chuyển các giàn khai thác không hề khó. Chính điều này làm cho Trung Quốc trở thành một nơi hoàn hảo để đặt những giàn máy đào đòi hỏi rất nhiều máy móc.
Các cơ sở khai thác lớn như BTC.POP và Huobi Hall thông báo rằng họ sẽ tạm ngừng hoạt động ở Trung Quốc. Huobi Hall đang tìm cách đem những giàn đào của mình ra nước ngoài. Còn BTC.POP cho biết các hoạt động của họ sẽ được tiến hành ở Bắc Mỹ.
Thợ đào không còn mặn mà với Bitcoin Việc Trung Quốc mạnh tay với khai thác và giao dịch Bitcoin đã ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Chiến dịch xóa sổ tiền điện tử ở Trung Quốc diễn ra trong hơn 2 tuần qua. Kể từ ngày 21/5, khi Trung Quốc tuyên bố cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, mức giá của đồng tiền mã hóa...