Cuộc ‘chạy đua’ của hơn 7.000 cửa hàng xăng dầu
Còn 10 ngày nữa là hạn cuối cùng để các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện quy định về hóa đơn điện tử.
Ước tính, còn khoảng hơn 7.000 cửa hàng xăng dầu sẽ phải chạy đua tới đích nếu không muốn bị thu hồi giấy phép.
Mỗi nơi áp dụng một kiểu
Bà Nguyễn Thị Sinh, đại diện Công ty TNHH MTV Chiến Thắng ( Yên Bái), cho biết công ty có 6 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 10 đại lý. Công ty sử dụng phần mềm kế toán từ năm 2012 và thực hiện hóa đơn điện tử từ năm 2020. Các cột bơm trong hệ thống cửa hàng xăng dầu của công ty đại đa số là loại cột bơm SEEN, thiết bị này có từ năm 1998 đến nay, áp dụng theo Thông tư 15 của Bộ KH-CN, không được kết nối vào máy tính và sử dụng điện thoại để điều khiển phần mềm của cột bơm đơn vị đã đăng ký với Bộ.
Đến 31.3, nếu doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu chưa áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Ảnh Đ.N.Thạch
“Thế nên, phải chờ hướng dẫn của Bộ KH-CN, chúng tôi mới lắp đặt được. Đến nay, cơ quan thuế có hướng dẫn, giới thiệu phần mềm mới, thiết bị đọc… để thực hiện hóa đơn điện tử từng lần bán, nhưng không cam kết về chất lượng thiết bị. Nếu gắn vào, bị lỗi, bị sai số… thì doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm. Việc lắp thêm thiết bị vào cột bơm xăng dầu theo quy định tại Thông tư 15 của Bộ KH-CN thì phải do Sở KH-CN xem xét, kiểm định mới lắp được”, bà Sinh bức xúc.
Để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, cơ quan thuế tại một số địa phương cho phép doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lắp máy POS tại các cửa hàng bán. Bà Dương Thúy Phượng, Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thắng Lợi (H.Định Quán, Đồng Nai), cho hay cửa hàng xăng dầu của công ty gắn phần mềm Easyinvoice, cài áp EasyPOS dùng cho máy điện POS/điện thoại, mua thêm gói hóa đơn 200.000 số với giá 50 đồng/hóa đơn, chữ ký hóa đơn tự động, máy in mới, bộ máy vi tính… Tổng mức đầu tư gần 30 triệu đồng, trong đó tiền mua hóa đơn hết 10 triệu đồng.
“Doanh nghiệp chúng tôi nhỏ, bán hàng ít và lắp đặt chậm so với các doanh nghiệp lớn làm trước. Làm sau thì học hỏi cách làm của các doanh nghiệp đi trước nên chưa gặp khó khăn. Trong khi đó, cơ quan thuế ở địa phương cũng tổ chức lớp tập huấn để doanh nghiệp triển khai nên nói chung việc xuất hóa đơn qua máy POS và kết nối dữ liệu từ cửa hàng đến cơ quan thuế đang thực hiện khá suôn sẻ”, bà Dương Thúy Phượng cho biết và thông tin thêm nhờ kết nối phần mềm này mà việc kiểm tra lượng hàng tồn, hàng bán của cửa hàng trên điện thoại dễ dàng hơn. Trước đây doanh nghiệp phải tính “rợ”, ước chừng lượng hàng tồn để quyết định nhập thêm hàng, nay chỉ cần nhìn vào điện thoại để biết số tồn kho. Hơn nữa, vào kỳ điều chỉnh giá, cũng có thể điều chỉnh thay đổi giá trên máy điện thoại, máy tính đã kết nối với phần mềm xuất hóa đơn…
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc cho triển khai máy POS tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu chỉ là “giải pháp tình thế” và không phải địa phương nào cũng cho áp dụng. “Tổng cục Thuế cần thống nhất quy định này, cho áp dụng máy POS xuất hóa đơn tại các cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc hay không, để doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có thể áp dụng đồng loạt, cũng có kết nối và không bị thu giấy phép kinh doanh…”, đại diện một doanh nghiệp nói.
Không nên ngoại lệ
Ngày 18.3 vừa qua, Bộ Công thương đã ban hành 3 công văn hỏa tốc gửi đến các thương nhân phân phối, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu; UBND các tỉnh thành trên cả nước, sở công thương… Dẫn chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp thường kỳ tháng 2, Nghị quyết 28 ngày 5.3, Bộ Công thương cho biết đến hết ngày 31.3, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế, đến ngày 6.3, có gần 8.300 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc đã thực hiện hóa đơn điện tử từng lần bán hàng, đạt trên 52%. Cập nhật tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết có hơn 60% cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã thực hiện hóa đơn điện tử từng lần bán hàng.
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, như vậy, mới có khoảng 10.200 cửa hàng bán lẻ xăng dầu áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán hàng. Số còn lại, khoảng hơn 7.000 cửa hàng xăng dầu nếu không thực hiện hóa đơn bán lẻ từng lần bán kịp “deadline” 31.3, sẽ đối diện nguy cơ bị đóng cửa.
Ông Văn Tấn Phụng, Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Đồng Nai, thông tin 80% doanh nghiệp thành viên của hiệp hội đã kết nối hóa đơn điện tử, xuất từng lần bán qua máy POS. Dự báo, đến cuối tháng 3, hiệp hội sẽ hoàn tất việc kết nối. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ngoài hiệp hội, nhỏ lẻ, thuộc vùng xa khó đạt đúng thời hạn quy định của Chính phủ vì mạng internet chập chờn, chi phí đầu tư chưa có, trình độ của nhân viên bán hàng chưa đáp ứng được…
“Do tính chất phức tạp về địa hình, đồng bằng, núi, vùng sâu xa… chúng tôi cũng có kiến nghị việc áp dụng hóa đơn điện tử từng lần bán hàng tại cửa hàng xăng dầu nên được triển khai theo từng khu vực. Chẳng hạn, khu vực thành thị triển khai trước, vùng quê rồi đến các huyện miền núi… Chi phí một hóa đơn vài chục đồng, nhưng mua một gói thấp nhất 10 triệu đồng cũng là số lớn đối với trạm xăng nhỏ lẻ ở vùng sâu vùng xa…”, ông Văn Tấn Phụng đề xuất.
Nhưng chuyên gia kinh tế tài chính, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc áp dụng máy POS để xuất hóa đơn điện tử từng lần bán cho khách hàng tại cửa hàng xăng dầu là hợp lý. Các nhà hàng, quán ăn vẫn áp dụng phần mềm này. Khá đơn giản và chi phí không cao.
“Các ngành hàng bán lẻ khác đều áp dụng được, bán lẻ xăng dầu không thể ngoại lệ và thời gian chuẩn bị cũng đã có rồi. Nên theo tôi, việc xem xét rút giấy phép hay không, chỉ có thể cân nhắc những trường hợp rất đặc biệt, cụ thể và có lý do chính đáng”, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nêu quan điểm.
Lỗi này không phải của chúng tôi !
Nếu cơ quan quản lý khoa học công nghệ không kiểm định và công bố thiết bị nào đạt yêu cầu để kết nối, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu chưa thể lắp và khó kịp tiến độ như yêu cầu. Đến ngày 31.3 mà cơ quan quản lý rút giấy phép kinh doanh thì cũng đành chịu. Nhưng lỗi này không phải của chúng tôi!
Bà Nguyễn Thị Sinh
200 cửa hàng xăng dầu đóng cửa, Chính phủ lệnh xử nghiêm việc găm hàng
Trước thực trạng hơn 200 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ở nhiều nơi gây ảnh hưởng đến người dân, Phó thủ tướng chỉ đạo cơ quan quản lý vào cuộc ngay, xử nghiêm hành vi đầu cơ găm hàng.
4 ngày qua, nhiều cây xăng trên địa bàn TP.HCM đóng cửa khiến người dân chật vật khi mua xăng. Ảnh: Quỳnh Danh.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình quản lý và điều hành xăng dầu cho thị trường trong nước.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh vừa qua có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam như: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk.... Theo báo cáo của Bộ Công Thương, có khoảng hơn 200 cửa hàng đóng cửa, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của người dân.
Trước tình trạng trên, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu cần chủ động bám sát tình hình thực tiễn, diễn biến thị trường.
Người dân xếp hàng chờ đổ xăng tại cửa hàng xăng dầu số 17 đoạn giao lộ Trường Chinh - Trương Công Định. Ảnh: Quỳnh Danh.
Song song với đó, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu.
Phó thủ tướng cũng lưu ý cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương cũng được chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu để báo cáo Chính phủ trong tháng 10.
Thông tin tại cuộc họp báo của Bộ Công Thương chiều 12/10, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết tình hình thế giới biến động phức tạp từ cuối 2021 đến nay ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung về năng lượng, trong đó có xăng dầu.
"Cả nước có 17.000 cơ sở kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, chưa có con số chính xác những đơn vị tạm ngừng kinh doanh. Dù bao nhiêu đi chăng nữa chúng tôi cũng sẽ chịu trách nhiệm cùng các bộ ngành liên quan nhìn thẳng vào trách nhiệm và có biện pháp giải quyết", ông nói và nhấn mạnh trong 17.000 cửa hàng, miền Bắc, miền Trung không sao nhưng miền Nam có 4-5 tỉnh bị ảnh hưởng.
Bộ Công Thương chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu xăng dầu, trước hết là do từ đầu năm đến nay. thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quý II, do lo ngại nguồn cung thiếu hụt từ Nghi Sơn, doanh nghiệp đầu mối đẩy mạnh nhập khẩu giữa bối cảnh giá cả thế giới tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng thua lỗ.
"Việc kinh doanh thua lỗ từ tất cả các khâu từ đầu mối, phân phối cho đến đại lý buộc doanh nghiệp phải giảm chiết khấu để hạn chế hoạt động lấy hàng của đại lý bán lẻ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ và cắt giảm sản lượng kinh doanh", theo lý giải của Bộ Công Thương.
Hai ngày trước đó, Bộ này khẳng định hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk... không phải phổ biến.
Vụ cửa hàng xăng dầu không đủ điều kiện vẫn hoạt động: Đập điện thoại của cán bộ Phó chủ tịch UBND TT.Long Hải (H.Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) dùng điện thoại ghi lại hình ảnh cửa hàng xăng dầu bị tạm đình chỉ vẫn lén lút kinh doanh thì bị chủ cửa hàng giật điện thoại, đập hư hỏng. Ngày 16.3, PV Thanh Niên phát hiện mặc dù cửa hàng xăng dầu Hoàng Hảo trên đường Võ Thị...