Cuộc chạy đua ‘ 48h’ tại Sài Gòn đã bắt đầu
Các nhóm bốc thmề tàim phim.
Dự ánm phim 48h tổ chức tại TP. HCM ln này, lập kỷ lục vê sô lưngi chơi với hơn 75 nhóm. Vớm trẻ nhất các em học sinh mới chỉ 10 tuổiiều này cho thấy sức sáng tạo không biêni, khả nng cạnh tranh, áp lực rất lớnối với cáci giành giải phim hay nhất, qua sựánh giá củ nhữngạo diễn tên tuổi trong ngành nhưạo diễn Phillip Noyce, Nguyễn Quang Dũng, Phan Đng Di và Nguyễn Vinh Sơn.
Các nhómm phim cũng trải nghiệm mt cuối tun không ngủy thử thách, sáng tạo và gắn kết.
Đạo diễn người Australia Phillip Noyce
Đạo diễn người Australia Phillip Noyce – mt thành viên củ Ban giám khảo gửiến các bạn tham gia mt thôngiệp: Tôi thườngm phim trong 48 tháng, và việc hoàn thành mt b phim trong 48hiều bất khả thi. Tuy nhiên, tôi tin tưởng với sức sáng tạo và nỗ lực các bạn hoàn thành tốt nó trong 48h. Đừng qú chú ý vào phn lên kịch bản và quay phim mà hy tập trung vào phn biên tập. Biên tập th giúp bạn biến mt b phim tàm tạm, thành mt b phim tốt.
Video đang HOT
Những b phim ấn tưng củ dự ánm phim 48hưc trình chiếi rạp Megastar ở Hà Ni và TPHCM. Tác phẩm xuất sắc nhấtưc trình chiếi Liên hoan Phim quốc tế 48HFP Filmapalooza. Người chiến thắng giải Grand Prize nhậnưc 3000 USD tiền mặt, thiết bịm phim, Cúp Grand Prize và cơ hc trình chiếi Liên hoan Phim Cannes tại Pháp.
Cùng chời xem thành quả 48h củ hơn 75 nhóm và liệung lực và sức sáng tạo tạo nên những tác phẩm xuất sắc trong 2 ngày cuối tun này?
HUYỀN CHÂU
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kinh phí làm phim: Tiền nó đi đâu?
"Có rất nhiều đạo diễn làm phim rất đắt và khi mình nhìn lên màn ảnh thì mình không thể hiểu nổi tiền đó nó đi đâu!", đạo diễn Trần Anh Hùng.
Hollywood làm phim về Steve Jobs
Theo đạo diễn "Mùi đu đủ xanh", chắc chắn người ta có thể làm được phim hay với ít tiền. Một phim với kinh phí 600.000 USD cũng có thể giành Cành cọ vàng... Nhiều phim đắt đơn giản chỉ vì một thói quen làm việc.
Bóng ma học đường, phim 3D đầu tiên của điện ảnh Việt,
có kinh phí được nhà sản xuất công bố
vào khoảng 1 triệu USD
Dù vậy, anh lại nổi tiếng là người làm phim tốn tiền. Trần Anh Hùng thường sòng phẳng điều đó với nhà sản xuất ngay từ đầu, bởi cách quay của anh cầu kỳ phức tạp, phim thường có ngôi sao (Xích lô là Lương Triều Vỹ, I come with the rain là Josh Hartnett, Byung-hun Lee, Takuya Kimura...), ê-kip làm phim là những người rất giỏi và sở dĩ Trần Anh Hùng thuyết phục được người ta bỏ tiền ra vì họ thấy cách làm và hiệu quả của sản phẩm là xứng đáng.
Mùa hè vừa qua, điện ảnh Việt có hai phim ra rạp, một phim có kinh phí được đồn đoán vào khoảng 600 ngàn USD kinh phí, một phim chỉ ngót nghét 150.000 USD. Con số thật thường được nhà sản xuất giấu biến đi do lo ngại ảnh hưởng xấu của thông tin đến các khâu làm phim nhưng lại hay được các nhà phát hành "thổi phồng". Nhưng nhìn lên màn ảnh của bộ phim 600.000 USD, người ta cũng không thể không tự hỏi: 600.000 USD ấy, nó đi đâu?
Tiền ít, phim vẫn có thể hay
Điện ảnh thế giới ghi nhận nhiều phim độc lập được làm với kinh phí có khi chỉ khoảng 100 ngàn USD, kinh phí đủ khiến nhà làm phim có thể mang phim đến LHP Cannes. Vấn đề còn lại thuộc về tài năng. Nhưng vì ít tiền nên các nhà làm phim độc lập rất tiết kiệm. Họ thường dùng bằng máy quay số nhưng không hẳn sẽ là máy đắt tiền. Với họ, máy Red One đã là xa xỉ. Đây là loại máy quay đang được dùng phổ biến tại VN giá cho thuê khoảng 2.500 USD/tuần chưa kể ống kính.
Tuy nhiên quay bằng máy Red One cũng phức tạp như quay nhựa bởi phải dùng ống kính phim nhựa và dàn dựng ánh sáng như phim nhựa, và sẽ chỉ tiết kiệm nếu chiếu bằng máy số thay vì phải chuyển sang phim nhựa 35mm. Nhiều đạo diễn quay bằng máy rẻ hơn và thậm chí không chuyển qua phim nhựa 35mm mà để định dạng số chiếu luôn.
Bi đừng sợ! - phim đoạt nhiều giải thưởng về
quay phim tiết kiệm kinh phí bằng cách dùng
máy quay kỹ thuật số Red One.
Như thế họ đã tiết kiệm được kinh phí rất nhiều và sự thành công nếu được ghi nhận bằng các giải thưởng là bởi họ đã có tài năng. Nhưng ngược lại, với những phim được ghi hình bằng định dạng không cao, chuyển qua phim nhựa 35mm để chiếu rạp không đạt tiêu chuẩn quy định thì cơ hội bán phim cho các nhà phát hành lại rất ít bởi dù họ có thể rất thích phim nhưng cũng không mạo hiểm mua phim.
Thực ra làm phim cũng giống như kinh doanh, sẽ luôn có giải pháp để làm ra một sản phẩm với giá thấp nếu người làm phim chủ động chọn một cách sản xuất tiết kiệm, nhất là trong quá trình quay. Nhà sản xuất giỏi, chủ động được lịch quay chặt chẽ cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Đạo diễn Phan Đăng Di đã tổng kết một vài con số từ kinh nghiệm của anh với Bi đừng sợ! Nếu không chuyển sang phim nhựa 35mm (Bi, đừng sợ! được quay bằng máy Red One) thì anh đã có thể tiết kiệm được đến 150.000 USD vì thực sự bản HD cũng có thể chiếu tốt ở Cannes và các rạp phim không yêu cầu tiêu chuẩn rồi.
Thêm nữa, thay vì làm hậu kỳ ở Pháp, nếu Phan Đăng Di chọn Thái thì có thể tiết kiệm được thêm 60.000 USD nữa. Bi, đừng sợ! đã quay mất 42 ngày trong khi có thể quay ngắn hơn (thông thường các phim ở VN quay không quá 30 ngày như gần đây nhất phim Long ruồi của đạo diễn Charlie Nguyễn, nhà sản xuất đã ấn định lịch quay từ đầu là 27 ngày cho phép cộng trừ khoảng 2 ngày) và nếu thực hiện được thì sẽ tiết kiệm thêm khoảng 70 ngàn USD.
Như thế, rõ ràng một phim được làm với kinh phí xấp xỉ 600.000 USD như Bi, đừng sợ! lại có thể vẫn làm tốt chỉ với 1/2 con số kể trên. Tuy nhiên, nếu Phan Đăng Di chấp nhận làm phim với máy chất lượng thấp để tiết kiệm thì cơ hội để Le Arte (họ yêu cầu chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn châu Âu) mua phim là rất nhỏ, Le Arte đã mua phim này với giá 250.000 USD.
Giá thành gần đây của nhiều phim Việt vào khoảng
200 đến 400 ngàn USD.
Tiền làm phim VN, bao nhiêu là "đủ"?
Những người làm điện ảnh VN chắc hẳn chưa quên một minh chứng từ chuyện thật xảy ra ở buổi chia sẻ kinh nghiệm ở VN của một nữ đạo diễn Pháp. Khi cô này khuyên các nhà làm phim trên trường quay không nên yêu cầu diễn viên diễn thử vì họ sẽ không bao giờ thực sự diễn mà phải luôn diễn thật và luôn ghi hình.
Các đạo diễn VN đã tò mò hỏi cô quay bao nhiêu "đúp" cho mỗi cảnh? Cô đạo diễn chia sẻ thành thật rằng mình không phải là người phá phim như nhiều đồng nghiệp, trung bình mỗi cảnh cô "chỉ" quay khoảng 20 đến 30 "đúp". Cả nhóm làm phim VN cười ầm lên, và giải thích cho cô đạo diễn Pháp hiểu rằng ở VN, nếu quay một cảnh đến 2 "đúp" thôi là đạo diễn đã có thể bị chủ nhiệm phim (nhà sản xuất sau này) "giết chết"!
Nói vậy để thấy, với số tiền hẻo như kinh phí làm phim kiểu VN, tiền để mua những mét phim nhựa luôn chiếm một phần không nhỏ trên tổng kinh phí.
Phải khẳng định với một bộ phim nghiêm túc, biết tính toán thì tiền sẽ vào phim ở những chỗ xứng đáng. Ở VN, những phim làm về chiến tranh chẳng hạn, tiền sẽ tốn nhất vào voi hoặc xe tăng. Nhưng đôi khi những cái tốn kém đó lại không mang lại hiệu quả (có thể thấy qua thất bại của Tây Sơn hào kiệt) khi nó chỉ dừng lại ở mức "lỡ cỡ" và nhất là khi phim không hay.
Tây Sơn hào kiệt tốn kém nhiều cho những voi, ngựa, súng
thần công mà không mang lại hiệu quả.
Thế là đầu tư thì tưởng nhiều nhưng cuối cùng không thể hiện được hiệu quả gì hết nên ranh giới giữa ít tiền và nhiều tiền trong trường hợp này là như nhau. Nói thẳng ra thì phim VN cho đến giờ chưa có phim nào tạm gọi là có kinh phí "khủng" cả. Đó là chưa kể tiền vào phim thì ít mà rơi rụng lung tung thì nhiều, kiểu "nước sông công lính", voi, ngựa, xe tăng không biết đường nào mà lần.
Một ví dụ như dự án Nỗi buồn chiến tranh trước đây, khi đạo diễn Nicolas Simon dự định quay với kinh phí khoảng một triệu USD thì nhiều nhà làm phim có kinh nghiệm đã lắc đầu. Nỗi buồn chiến tranh tạm ngưng không hẳn bởi nguyên nhân vì tiền, nhưng với một kịch bản như Nỗi buồn chiến tranh, nhà làm phim phải quyết định hoặc là không làm bởi sẽ rất tốn kém chứ đừng nghĩ có thể "thắt lưng buộc bụng" để ra bằng được phim này.
Khó có thể làm một phim thực tế phải tốn kém với một ngân sách "lưng chừng" được. Phim đắt không phải bao giờ cũng đắt và phim rẻ chưa chắc đã thực sự rẻ. Chính xác hơn, căn bệnh thường thấy ở các nhà làm phim VN là không biết lượng sức mình nên phim ảnh cứ chẳng cái gì ra cái gì, để chẳng riêng đạo diễn Trần Anh Hùng mà khán giả bình thường cũng sẽ ưu tư: Không biết tiền nó biến đi đâu?
Theo Vietnamnet
Ngọc Diệp: 'Gái giang hồ'... mê trai Trong phim Thiên sứ lông bông, Ngọc Diệp rũ bỏ lớp áo tiểu thư đài các để vào vai ả giang hồ Lệ Lý mồm mép chanh chua, quen thói ăn cắp vặt và rất mê trai. Kịch bản phim của Phan Đăng Di Thiên sứ lông bông là một trong những đứa con tinh thần của tác giả Phan Đăng Di, người...