Cuộc cạnh tranh giành ưu thế kinh tế giữa BRICS và G7
Các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị.
Quang cảnh Hội nghị Ngoại trưởng G7 ở đảo Capri, Italy ngày 18/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỷ trọng của BRICS (gồm Trung Quốc , Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil) trong sản lượng toàn cầu đã tăng từ 32% lên 37% sau sự mở rộng của nhóm, Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) ước tính, khi BRICS bắt đầu vượt qua nhóm G7 (gồm các nước công nghiệp phát triển là Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Italy, Đức và Nhật Bản). Các nhà phân tích tại Ngân hàng Kỹ thuật số BRICS tin tưởng rằng ảnh hưởng của nhóm đối với WTO và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo sự phân chia nền kinh tế toàn cầu thành hai khối có thể tạo ra nhiều rào cản thương mại hơn và làm gia tăng căng thẳng địa chính trị, tờ Izvestia (Nga) ngày 22/4 lưu ý.
Trước đó trong thông điệp liên bang ngày 29/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các quốc gia BRICS đang vượt qua G7 về tỉ trọng trong GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương (PPP).Theo Tổng thống Putin , tỉ trọng của BRICS trong nền kinh tế thế giới theo sức mua tương đương sẽ tăng lên 36,6% vào năm 2028, trong khi tỉ trọng của G7 sẽ giảm xuống 27,8%.
Video đang HOT
Theo nhà lãnh đạo Nga, tỉ trọng GDP của các nước BRICS tính theo sức mua tương đương năm 1992 là 19,3% của thế giới, còn của các nước G7 là 45,7%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, lợi thế đã nghiêng về BRICS – 34,4% so với 30,3%.
Yevgeny Smirnov, quyền Trưởng Khoa Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế tại Đại học Quản lý Quốc gia Nga, nhận định: “Một số thành viên BRICS hiện tại là những nhà xuất khẩu năng lượng quan trọng, điều này làm nổi bật vai trò địa chiến lược của nhóm trong nền kinh tế toàn cầu. Hai ‘ông lớn’ dầu mỏ – Trung Quốc và Ấn Độ – cũng là thành viên BRICS. Điều này có nghĩa là trong tương lai, nhóm này sẽ phần lớn trở thành tâm điểm chú ý của thương mại năng lượng toàn cầu vì BRICS một phần sẽ quyết định hình thức của chuỗi công nghiệp toàn cầu và hợp tác năng lượng quốc tế”.
Trong khi đó, các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Kinh tế, Chính trị và Luật của Nga trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật chỉ ra rằng, sản xuất ngày càng tăng ở các nước BRICS phản ánh ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế ngày càng cao của họ, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong phân phối sản lượng thế giới.
Theo chuyên gia Smirnov, khi BRICS mở rộng và đạt được nhiều ảnh hưởng hơn, khối sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới cả các nước đang phát triển và các tổ chức quốc tế về “ai sẽ kiểm soát trật tự thế giới mới ”. Ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của nhóm BRICS có thể được nhìn thấy một phần trong tham vọng thay đổi cách các quốc gia kinh doanh thông qua việc từ bỏ đồng đô la Mỹ làm phương tiện thanh toán giữa các nước thành viên.
Tuy nhiên, chuyên gia Smirnov lưu ý, các mối đe dọa tiềm tàng trong vấn đề này bao gồm sự xấu đi trong quan hệ quốc tế và căng thẳng gia tăng; hạn chế tự do di chuyển vốn, công nghệ và con người giữa các khối; và các điều kiện thương mại không bình đẳng đối với các quốc gia không thuộc một trong hai khối.
Năm ngoái BRICS chứng kiến sự mở rộng mang tính đột phá khi kết nạp thêm Saudi Arabia, Iran , Ethiopia, Ai Cập, Argentina và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), đồng thời để ngỏ khả năng chấp nhận các thành viên mới.
Với việc bổ sung thêm 5 quốc gia mới, BRICS chiếm hơn 40% sản lượng dầu thô toàn cầu, trong khi dân số của khối này lên tới gần 3,6 tỉ người – gần một nửa tổng dân số thế giới. Nhiều quốc gia khác đã bày tỏ quan tâm đến việc trở thành thành viên của BRICS, trong khi một số quốc gia đã chính thức nộp đơn đăng ký. Nhóm thứ hai bao gồm Venezuela, Thái Lan, Senegal, Cuba, Kazakhstan, Belarus, Bahrain và Pakistan.
Theo dữ liệu của IMF, tỉ trọng của G7 trong GDP toàn cầu tính theo PPP đã giảm liên tục trong nhiều năm qua, từ 50,42% năm 1982 xuống còn 30,39% vào năm 2022. IMF dự báo con số này sẽ tiếp tục giảm, xuống còn 29,44% trong năm nay.
Hàn Quốc trước những dấu hiệu cảnh báo từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong ngày 1/1 cho rằng những lo ngại của thị trường gần đây về công ty bất động sản gặp khó khăn tài chính là dấu hiệu cảnh báo về những rủi ro từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài.
Đồng won Hàn Quốc (phải) và đồng đô la Mỹ tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 22/8/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Ông Rhee cho rằng, điều quan trọng là cần có sự phối hợp chính sách một cách hợp lý khi Hàn Quốc tiến tới kết thúc nỗ lực kéo dài trong việc kiểm soát lạm phát, dù đây vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Ông Rhee đề cập đến những lo ngại về độ tin cậy của các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản ở các nền kinh tế lớn và việc một công ty bất động sản Hàn Quốc quy mô vừa đã buộc tái cơ cấu số nợ lớn là những dấu hiệu cảnh báo về nền kinh tế. Theo ông, cần có sự chuẩn bị về khả năng mất ổn định về tài chính do việc tiếp tục thắt chặt chính sách. Ông cho rằng cần chú ý đặc biệt để đảm bảo các rủi ro về tín dụng không gia tăng.
Ông Rhee đã có cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok và các nhà chức trách lĩnh vực tài chính cuối tuần trước và cam kết hỗ trợ thanh khoản sau thông báo của Taeyoung Engineering & Construction về việc tái cơ cấu nợ khiến thị trường lo ngại. Công ty bất động sản lớn thứ 16 của Hàn Quốc có số nợ 4.580 tỷ won (3,6 tỷ USD), trong đó có các khoản vay để tài trợ dự án.
Mục tiêu lạm phát mà BoJ đặt ra là 2% vẫn được duy trì, dù các yếu tố trong và ngoài nước đòi hỏi sự điều chỉnh để lộ trình lãi suất phù hợp nhất.
Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm tại Hàn Quốc đã hạ nhiệt tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12/2023, xuống 3,2%, đúng như dự kiến của BoK là sức ép giá cả sẽ giảm dần về mức mục tiêu vào cuối năm 2024.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 1/1 cho rằng sức ép giá cả sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024 và khẳng định chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo những người dễ chịu tác động như chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ hưởng lợi từ việc lạm phát giảm.
Iran và Nga chính thức xóa bỏ đồng USD trong giao dịch Hai quốc gia phải gánh chịu vô số lệnh trừng phạt là Iran và Nga đã đồng ý giao dịch bằng đồng nội tệ của mình. Đồng rial của Iran. Ảnh: Bloomberg Hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin trong tuần qua, Iran và Nga đã chính thức xóa bỏ đồng USD trong giao dịch chung. Trước đó, hai nước này đã hoàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

One UI 7 'đổ bộ' lên 4 thiết bị Galaxy tầm trung

Ông Trump dọa áp thuế 25% nếu Apple không sản xuất iPhone tại Mỹ

Quân đội Thái Lan và Trung Quốc đạt 'đồng thuận quan trọng' về chiến lược

Iran dọa đáp trả quyết liệt các cuộc tấn công quân sự từ Israel

Rộ tin Philippines lên lịch luận tội Phó tổng thống Sara Duterte

Triều Tiên điều tra toàn diện về vụ tai nạn hạ thủy tàu chiến

Quan chức Mỹ - Trung cam kết duy trì các kênh liên lạc mở

Thủ tướng Israel bổ nhiệm lãnh đạo tình báo mới, phớt lờ quy định tòa án

G7 đối mặt thử thách sinh tồn

Hai thẩm phán liên tiếp chặn các chính sách quan trọng của ông Trump

Nhà Trắng 'vi phạm lệnh tòa án' về trục xuất người nhập cư

'Vô hiệu hóa' AI trên chiến trường
Có thể bạn quan tâm

Chống nắng cực chất với mũ rộng vành
Thời trang
18:01:22 24/05/2025
Kim Kardashian và 'trải nghiệm kinh hoàng' nhất cuộc đời
Sao âu mỹ
17:55:48 24/05/2025
Xe ga 125cc giá 24 triệu đồng, đẹp hơn SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave RSX
Xe máy
17:44:46 24/05/2025
Biểu diễn bản phối mới của ca khúc 4 tỷ view, Võ Hạ Trâm bị chê lên "gân cốt", kém thần thái
Nhạc việt
17:36:29 24/05/2025
Nguyễn Vân Hà: 'Hot girl' bóng chuyền thế hệ Gen Z đầy triển vọng của Việt Nam
Sao thể thao
17:34:19 24/05/2025
AI gây sốc với thủ đoạn 'trả thù' công ty chủ quản
Thế giới số
17:21:19 24/05/2025
Honda sẽ cắt giảm 30% ngân sách đầu tư cho xe điện
Ôtô
17:18:21 24/05/2025
Cuộc sống của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sau cơn nhồi máu cơ tim: "Hương chăm sóc rất tốt"
Sao việt
17:10:05 24/05/2025
Lưu Diệc Phi có còn là "thần tiên tỷ tỷ" ở Cbiz không?
Sao châu á
16:33:11 24/05/2025
Mưa lớn ở Biên Hòa, bé gái 10 tuổi nghi bị cuốn trôi, cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm
Netizen
16:27:28 24/05/2025