Cuộc “cách mạng” trong quản lý hộ tịch
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch ghi các nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng tính “cách mạng”, hiệu quả của Luật Hộ tịch sẽ phụ thuộc nhiều vào đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch (Ảnh: Bộ Tư pháp).
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật hộ tịch sáng nay 17/7, Bộ Tư pháp cho biết đây là lần đầu tiên có văn bản ở tầm Luật điều chỉnh riêng lĩnh vực này sau hơn 60 năm thực hiện bằng các nghị định của Chính phủ và thông tư của các Bộ. Luật Hộ tịch ra đời là bước hoàn thiện khá căn bản về thể chế đăng ký và quản lý hộ tịch của Việt Nam với nhiều quy định mới, mang tính đột phá, “cách mạng” như: gắn việc cấp số định danh cá nhân khi đăng ký và cấp Giấy khai sinh cho trẻ em; xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch; tạo điều kiện tối đa cho người dân và cơ quan nhà nước trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng và các lĩnh vực khác có liên quan đến người dân nói chung…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định tính “cách mạng”, hiệu quả của Luật Hộ tịch sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch. Tầm quan trọng của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và các yêu cầu nghiêm ngặt về tính khách quan, trung thực, chính xác đòi hỏi công chức tư pháp, nhất là công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp và trách nhiệm, đạo đức công vụ cao, đồng thời phải luôn cập nhật những kỹ năng nghiệp vụ mới, hiện đại.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường tin tưởng việc triển khai thực hiện Luật Hộ tịch sẽ đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu khách quan của công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Video đang HOT
Theo Luật Hộ tịch, UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Nội dung đăng ký khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Chính phủ sẽ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Ngoài ra, Luật Hộ tịch quy định trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi các nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Luật Hộ tịch sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016.
Thế Kha
Theo Dantri
Thi tuyển Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản
Sau khi TS. Lê Hông Sơn - Cuc trương Cuc Kiêm tra văn ban quy pham phap luât - nghi hưu, Bô Tư phap se tô chưc thi tuyên đê tim ra ngươi xưng đang thay thê vi tri cua ông.
TS. Lê Hông Sơn mơi nghi hưu.
Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương vưa ky quyêt đinh phê duyêt đê an tiêp tuc thi điêm thi tuyên lanh đao câp vu môt sô đơn thuôc Bô nay vơi vơi muc đich thu hut, lưa chon đươc nhưng ngươi thưc sư co phâm chât đao đưc, năng lưc quan ly chuyên môn, nghiêp vu phu hơp đê bô nhiêm vao cac chưc danh lanh đao. Theo Bô Tư phap, viêc thi tuyên con nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý va đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của các đơn vị nói riêng, góp phần hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành tư pháp nói chung.
Theo đo se co 4 vị trí thi tuyển lần này, trong đo co 3 vị trí cấp trưởng và 1 vị trí cấp phó, gồm: Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; Giám đốc Học viện Tư pháp; Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
Viêc thi tuyên vi tri Cuc trương Cuc Kiêm tra văn ban quy pham phap luât đươc dư luân chu y hơn ca, bơi đây la cơ quan giup Bô Tư phap "hâu kiêm" văn ban trai luât mang tinh chât nôi bô trong hê thông cac cơ quan hanh chinh nha nươc cac câp. Trong suôt nhưng năm qua, đơn vi nay đa kip thơi vao cuôc va "tuyt coi", yêu câu huy bo nhiêu quy đinh trai luât gây bưc xuc dư luân, anh hương tơi quyên va lơi ich chinh đang cua ngươi dân, doanh nghiêp.
Như Dân tri đa phan anh, ngay 10/4 vưa qua, Bô trương Bô Tư phap đa trao quyêt đinh nghi hưu theo chê đô cho TS. Lê Hông Sơn - Cuc trương Cuc Kiêm tra văn ban quy pham phap luât. Ba Mac Thi Hoa - Pho cuc trương, đươc Bô Tư phap giao trach nhiêm phụ trách đơn vị nay cho tơi khi có cuc trương mơi.
Hơn 10 năm qua, Cuc Kiêm tra văn ban quy pham phap luât đa thưc hiên kiêm tra được hơn 3,6 triệu văn bản, phát hiện trên 90.000 văn bản có dấu hiệu sai phạm và đã được xử lý ở các mức độ khác nhau. Đáng chú ý, trong sô hơn 90.000 văn bản này, có khoảng 10.000 văn bản quy pham phap luât có dấu hiệu sai phạm về nội dung cần phải xử lý đình chỉ thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ.
Tai hôi nghi hôi đâu năm 2015, Bô Tư phap cho biêt trong 10 tháng đầu năm 2014, các Bộ, cơ quan, địa phương đã kiểm tra và phát hiện 9.017 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản (chiếm tỷ lệ 22%). Trong số đó có hơn 1.500 văn ban quy pham phap luât có dấu hiệu vi phạm về thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản. Năm 2014, Bộ Tư pháp cũng đã phát hiện 885 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp. Bô trương Ha Hung Cương thừa nhận những gì ngành tư pháp đạt được trong năm qua chưa xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân, nhiều quy định của Hiến pháp trong luật chưa được hiểu một cách thống nhất, có nguy cơ để lại hậu quả lâu dài trong hệ thống pháp luật. Trong khi đo chất lượng văn bản quy pham phap luât, nhất là các thông tư và thông tư liên tịch còn bị báo chí phản ánh sai nhiều, nợ đọng văn bản vẫn còn.
Thê Kha
Theo Dantri
Ông "tuýt còi văn bản" về hưu Chiêu qua (10/4), Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương đa trao quyêt đinh nghi hưu theo chê đô cho TS. Lê Hông Sơn - Cuc trương Cuc Kiêm tra văn ban quy pham phap luât. TS. Lê Hông Sơn - người còn được gọi bằng cái tên "ông tuýt còi văn bản". Thay mặt Ban Cán sự, lãnh đạo Bộ Tư...