Cuộc biểu tình biến thành đổ máu tại Myanmar
Cảnh sát Myanmar dùng nhiều loại vũ khí đối phó người biểu tình phản đối đảo chính ở nhiều tỉnh thành hôm 28/2, khiến ít nhất 18 người chết.
Các cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra hôm 28/2 tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Myanmar để phản đối quân đội đảo chính và bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Trong ảnh, người biểu tình tại Yangon dựng chướng ngại vật bằng cọc sắt, ván gỗ trên đường phố để ngăn cản cảnh sát.
Nhiều người biểu tình đeo khẩu trang, dùng khăn che kín mũi, đội mũ và kính bảo hộ, mang khiên tự chế để đối phó phản ứng ngày càng quyết liệt từ phía cảnh sát.
Đạn thật được lực lượng an ninh sử dụng tại nhiều nơi ở Yangon, bao gồm cả Hledan Junction, một điểm tập trung của những người biểu tình. Bác sĩ ở một bệnh viện tại Yangon cho biết một người biểu tình thiệt mạng khi bị trúng đạn ở ngực. Một phụ nữ cũng tử vong sau khi cảnh sát sử dụng lựu đạn choáng để giải tán cuộc biểu tình của giáo viên.
Một người biểu tình trúng đạn ở Yangon hôm 28/2.
Người biểu tình tìm cách dập khói từ lựu đạn hơi cay tại Yangon.
Video đang HOT
Theo văn phòng nhân quyền Liên Hợp Quốc, ít nhất 18 người thiệt mạng và 30 người bị thương sau các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh. Những trường hợp tử vong được cho là do trúng đạn thật khi cảnh sát bắn vào đám đông ở Yangon, Dawei, Mandalay, Myeik, Bago và Pokokku.
Các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự và yêu cầu khôi phục nền dân chủ tại Myanmar đã bước sang tuần thứ tư, với mức độ bạo lực trong các vụ đụng độ không ngừng leo thang.
Người biểu tình trên đường phố Dawei, thủ phủ vùng Tanintharyi.
Nhiều người bỏ chạy khi cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía đám đông. Cảnh tượng tại nhiều thành phố của Myanmar được mô tả “giống như chiến trường”.
Một người bị thương được cấp cứu tại chỗ sau khi trúng đạn tại thành phố Dawei.
Vỏ đạn và đầu đạn cao su được tìm thấy trong cuộc biểu tình ở Dawei.
Xe thiết giáp của cảnh sát được triển khai tại thủ đô Naypyidaw sáng 28/2.
Lực lượng an ninh dựng nhiều chốt chặn ở Naypyidaw để đối phó đoàn biểu tình.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau đó ra tuyên bố lên án “hành động bạo lực ghê tởm nhằm vào người dân của lực lượng an ninh Myanmar và sẽ tiếp tục truy cứu trách nhiệm đối với những người chịu trách nhiệm”.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cũng lên án hành động bạo lực ở Myanmar, xác nhận khối sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt để đáp trả.
Ngày đẫm máu ở Myanmar, 7 người chết trong biểu tình chống quân đội
Cảnh sát Myanmar đã nổ súng vào những người biểu tình hôm 28/2 và ít nhất 7 người đã thiệt mạng, theo nguồn tin của Reuters.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội giành chính quyền và bắt giữ Cố vấn Aung San Suu Kyi cùng với phần lớn các lãnh đạo đảng của bà vào ngày 1/2. Quân đội cáo buộc cuộc bầu cử mà đảng của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng là gian lận.
Ít nhất 7 người chết trong cuộc biểu tình ngày 28/2, theo Reuters, khi cảnh sát nổ súng và sử dụng các biện pháp khác như lựu đạn choáng, hơi cay để giải tán đám đông.
Biểu tình tại Myanmar. (Ảnh: Reuters)
Thống Tướng Min Aung Hlaing cho biết tuần trước rằng chính quyền quân sự sử dụng vũ lực tối thiểu để đối phó với các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, 10 người biểu tình đã chết cho đến nay. Quân đội cho biết 1 cảnh sát cũng thiệt mạng.
Các động thái của quân đội dường như ngày càng mạnh mẽ hơn trong khi những người biểu tình tiếp tục từ chối rút lui.
Đài truyền hình MRTV do nhà nước điều hành cho biết hơn 470 người đã bị bắt hôm 27/2. Chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt hôm 28/2.
Trong 3 tuần qua, các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp Myanmar. Trong khi đó, một cuộc đình công diễn ra trên quy mô toàn quốc, thu hút sự ủng hộ của các bác sĩ, kỹ sư, công nhân đường sắt và nông dân.
Tối 26/2, đại sứ Myanmar tại Liên hợp quốc, ông Kyaw Moe Tun, có một bài phát biểu đầy xúc động, kêu gọi quốc tế hành động để giúp khôi phục nền dân chủ và bảo vệ người dân Myanmar. Đến tối 27/2, MRTV thông báo ông đã bị cách chức vì lạm dụng quyền lực và có những hành vi sai trái do không tuân theo chỉ thị của chính phủ.
Cố vấn Aung San Suu Kyi vẫn chưa xuất hiện trước công chúng kể từ sau cuộc đảo chính và luật sư của bà cho biết ông không thể gặp bà. Bà đang bị cáo buộc nhập khẩu trái phép máy bộ đàm và vi phạm luật phòng chống thảm họa do vi phạm các hạn chế về COVID-19.
Phiên tòa tiếp theo của bà dự kiến sẽ được tổ chức vào 1/3. Nếu bị kết tội, bà có thể bị ngăn cản tranh cử trong các cuộc bầu cử trong tương lai.
Biểu tình ở Myanmar vẫn tiếp tục ngay sau khi hàng trăm người bị bắt Hôm 27/2, những người phản đối chế độ quân sự ở Myanmar tiếp tục tuần hành, dù lực lượng an ninh đã bắt giữ hơn 470 người trong cuộc biểu tình trước. Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Myanmar không hề có dấu hiệu lắng xuống. Hàng trăm người đã đổ ra đường ở thành phố Yangon vào sáng sớm...