Cuộc bầu cử Slovakia tác động đến sự thống nhất của phương Tây về Ukraine?
Cử tri Slovakia đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được cho là sẽ đe dọa sự thống nhất của phương Tây về Ukraine.
Cử tri Slovakia bỏ phiếu tại 1 điểm bầu cử ngày 30/9/2023. Ảnh: Reuters
Người dân Slovakia ngày 30/9 đã đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử quốc hội diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa cựu Thủ tướng Robert Fico, người đã cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho nước láng giềng Ukraine, và những người theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây.
Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy hai phe đang trong thế giằng co, với người chiến thắng dự kiến sẽ có cơ hội đầu tiên để thành lập chính phủ thay thế chính quyền tạm quyền đang điều hành đất nước 5,5 triệu dân kể từ tháng 5 năm nay.
Với 98% số phiếu bầu được kiểm, đảng Dân chủ Xã hội của ông Fico đã dẫn đầu với 23,4% phiếu bầu. Phong trào Cấp tiến Slovakia (PS) của Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Michal Simecka theo sau với 15,68% và đảng Tiếng nói (Hlas) của cựu Thủ tướng Peter Pellegrini và đứng thứ ba với 15,43% phiếu bầu.
Một chính phủ mới do cựu Thủ tướng Fico lãnh đạo có nghĩa là Slovakia sẽ đứng về phía Hungary và thách thức sự đồng thuận của khối về việc hỗ trợ Ukraine. Ngược lại, một chính phủ “Progresivne Slovensko” (Slovakia cấp tiến – PS) sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại hiện nay, duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ của Slovakia đối với Ukraine.
Video đang HOT
Trong trường hợp cả đảng Smer-SSD do ông Fico lãnh đạo và PS, do Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu Michal Simecka lãnh đạo, đều không giành được đa số, có nghĩa là chính phủ mới có thể sẽ phụ thuộc vào kết quả của các đảng nhỏ hơn, từ phe theo chủ nghĩa tự do đến những người cực đoan, cực hữu.
Đảng Hlas cánh tả ôn hòa của Peter Pellegrini, cựu thành viên Smer-SSD và thủ tướng trong năm 2018-2020, khả năng xếp “top 3″ và ông Pellegrini vẫn để ngỏ các lựa chọn của mình, nhưng cho biết trong tuần này rằng “đảng Hlas gần gũi hơn với Smer-SSD”.
Ông Fico đã thể hiện sự bất mãn với liên minh trung hữu đang bất đồng vốn dẫn đến chính phủ của họ đã sụp đổ vào năm ngoái, khiến cuộc bầu cử này diễn ra sớm hơn nửa năm. Quan điểm thân Nga của ông Fico tương tự như tâm trạng của xã hội Slovakia, vốn có truyền thống tương đối ủng hộ Nga.
Nhà xã hội học Michal Vasecka nhận định: “Ông Fico được có lợi thế từ tất cả những lo lắng do đại dịch (COVID-19) và xung đột Nga – Ukraine mang lại, cũng như bởi sự tức giận lan rộng ở Slovakia trong ba năm qua”.
Ông Fico đã cam kết chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine và nỗ lực đàm phán hòa bình. Đây là đường lối gần giống với đường lối của Chính phủ Hungary của Thủ tướng Viktor Orban. Ông Fico cũng chỉ trích các lệnh trừng phạt đối với Nga và bảo vệ quyền phủ quyết của các quốc gia ở EU.
Nhưng Fico trước đây cũng là một nhà lãnh đạo thực tế, điều mà các nhà ngoại giao và nhà phân tích nước ngoài cho rằng có thể hạn chế sự thay đổi bước ngoặt chính sách đối ngoại của Slovakia. Các nhà phân tích và nhà ngoại giao cũng cho rằng Slovakia, với mức thâm hụt ngân sách lớn nhất khu vực đồng euro, gần 7% GDP trong năm nay, rất cần quỹ phục hồi và hiện đại hóa của EU. Do đó, bất kỳ chính phủ mới nào cũng sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi gây xung đột với Brussels.
Căng thẳng gia tăng trong Chính phủ Bỉ về từ chối viện trợ F-16 cho Ukraine
Căng thẳng gia tăng trong Chính phủ Bỉ khi Bộ Quốc phòng nước này từ chối viện trợ F-16 cho Ukraine vì lý do đảm bảo an ninh khi là nơi đặt trụ sở của NATO và các tổ chức châu Âu.
Một chiếc F-16 của Bỉ cất cánh từ căn cứ không quân Florennes. Ảnh: Belga
Theo Thời báo Brussels (brusselstimes.com) ngày 24/9, căng thẳng đang gia tăng trong Chính phủ Bỉ, khi đảng MR (Cải cách) tìm kiếm lời giải thích rõ ràng từ Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ludivine Dedonder (đảng Xã hội - PS), về lý do cơ bản đằng sau việc Bỉ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Vấn đề đã trở nên gay gắt sau yêu cầu của đảng MR liên quan đến việc đánh giá khách quan về khả năng của Bỉ trong việc hỗ trợ Ukraine, với phi đội 53 máy bay chiến đấu F-16 của nước này.
Phó Thủ tướng Bỉ David Clarinval nhắc lại lời kêu gọi của MR nhằm tăng sự đóng góp cho NATO, hiện ở mức 280 triệu euro, nằm trong số mức thấp nhất của Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Ông Clarinval cho rằng Bỉ có thể triển khai từ hai đến bốn chiếc F-16 của nước này để hỗ trợ các lực lượng Ukraine.
Đằng sau những cuộc thảo luận kín, các nguồn tin tiết lộ áp lực quốc tế ngày càng gia tăng buộc Bỉ phải đi theo các đối tác châu Âu, chẳng hạn như Hà Lan và Đan Mạch, những nước đã cam kết gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine. Bỉ, một phần trong "liên minh F-16", đã tham gia hạn chế vào quá trình đào tạo phi công Ukraine và điều động hai máy bay tới Đan Mạch cho mục đích này.
Động cơ đằng sau việc đảng MR khăng khăng đòi đóng góp đáng kể hơn từ Bỉ đã đặt ra câu hỏi trong chính phủ, đặc biệt là trong đảng của Bộ trưởng Quốc phòng Dedonder thuộc PS.
Theo các nguồn tin gần gũi với Bộ trưởng Dedonder, quyết định của Bỉ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine là có cơ sở từ quan điểm của chính phủ dựa trên một phân tích toàn diện đã được Bộ Quốc phòng nước này cung cấp.
Những lập luận trên liên quan đến nhu cầu của Bỉ trong việc duy trì máy bay cho các nhiệm vụ quốc tế đang diễn ra, đặc biệt là vai trò của nước này trong việc bảo vệ không phận của các nước vùng Baltic.
Ngoài ra, Bỉ phải ưu tiên an ninh của mình vì đây là nơi đặt trụ sở chính của NATO và các tổ chức châu Âu. Phi đội bay F-16 cũ kỹ của Bỉ, cùng với sự chậm trễ trong việc giao F-35 của Lockheed Martin, càng làm phức tạp thêm vấn đề. Chiếc F-35 đầu tiên dự kiến sẽ không được bàn giao cho đến năm 2025.
Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ nói: "Khác với Hà Lan và Đan Mạch, chúng tôi vẫn chưa nhận được F-35". Do đó, có thể yêu cầu của MR có khả năng khiến Bộ Quốc phòng Bỉ nhắc lại những lập luận tương tự đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận trước đó.
Ngược lại, đảng MR khẳng định rằng chính phủ chưa chính thức quyết định từ chối ý tưởng cung cấp F-16 cho Ukraine. Người phát ngôn của đảng này nêu rõ: "Sự ủng hộ của chúng tôi đối với đề xuất của Bộ trưởng Dedonder về bảo trì và đào tạo phi công không nên được hiểu là từ chối gửi máy bay".
Cuộc tranh luận đang diễn ra trong Chính phủ Bỉ đặt ra câu hỏi về lập trường của nước này đối với cuộc xung đột Ukraine và vai trò của Bỉ trong NATO. Khi áp lực từ phương Tây ngày càng gia tăng, mọi con mắt đều đổ dồn vào Chính phủ Bỉ để đưa ra quan điểm rõ ràng và mức độ hỗ trợ của nước này dành cho Ukraine trong thời điểm đầy thử thách.
Lo thất thoát hàng viện trợ, Mỹ cử nhân viên giám sát tới Ukraine Washington sẽ cử nhân viên đến Kiev để đánh giá tình trạng sử dụng viện trợ quân sự của Mỹ, Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một báo cáo công bố ngày 13/9. Binh sĩ Ukraine chất tên lửa chống tăng Javelin do phương Tây sản xuất lên xe tải (Ảnh: AFP/Getty). Kyiv Independent dẫn báo cáo...