Cuộc bầu cử báo trước sự thay đổi lớn tại Italy
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 25/9, cử tri Italy đi bỏ phiếu để bầu ra quốc hội mới nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Liên minh trung hữu nhiều khả năng giành được đa số áp đảo, theo đó nước này lần đầu tiên có thể có một nữ Thủ tướng.
Người dân Italy đi bỏ phiếu. Ảnh: Hải Linh/TTXVN
Đây là cuộc tổng tuyển cử khá đặc biệt tại Italy, với nhiều “lần đầu tiên” – như được tổ chức vào tháng 9, khác với thông lệ tổ chức vào mùa Xuân trong hơn 100 năm qua. Đây cũng là lần đầu tiên công dân Italy trong độ tuổi từ 18 – 25 được chính thức tham gia bầu các đại diện của mình ở cả Thượng viện, ngoài việc được đi bầu Hạ viện. Ngoài ra, lần đầu tiên số nghị sỹ được bầu tại cả Hạ viện và Thượng viện giảm xuống lần lượt 400 và 200 người, thay vì số lượng tương ứng 630 và 315 trước đây, khiến sự cạnh tranh khốc liệt hơn.
Cuộc bầu cử sớm được tổ chức hơn 2 tháng sau khi chính phủ Thủ tướng Mario Draghi tuyên bố từ chức. Các lực lượng chính trị tại Italy đều phải đối mặt với những khó khăn như thời gian vận động tranh cử ngắn, tiến hành trong thời tiết mùa Hè khắc nghiệt. Tuy nhiên, đảng Anh em Italy (FdI) đã vươn lên và liên tục duy trì vị trí dẫn đầu trong tất cả các cuộc thăm dò dư luận trước thềm bầu cử, với kết quả thăm dò ngày 10/9 cho thấy tỷ lệ ủng hộ FdI lên tới 25%. Nếu tính cả tỷ lệ ủng hộ 2 đồng minh của FdI là các đảng Liên đoàn (Lega) và Tiến lên Italy (Forza Italia), liên minh trung hữu có khả năng giành được khoảng 45% sự ủng hộ của cử tri. Ngược lại, tỷ lệ ủng hộ dành cho liên minh trung tả dưới sự dẫn dắt của đảng Dân chủ (PD) đang dừng ở mức 30%.
Video đang HOT
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sớm tại Rome, Italy ngày 25/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Chia sẻ với phóng viên TTXVN về dự báo kết quả bầu cử, Giáo sư Matteo Luigi Napolitano, chuyên gia về đối ngoại và lịch sử quốc tế thuộc Đại học Molise (Italy) nói: “Kết quả các cuộc thăm dò dư luận, cũng như quan điểm của giới phân tích hay giới truyền thông, rất rõ ràng và đều cho thấy liên minh trung hữu và đảng FdI của bà Giorgia Meloni nhiều khả năng sẽ thắng cử. Tuy nhiên, đây là một cuộc bầu cử đầy khó khăn, lần đầu tiên bầu cử diễn ra sau tháng nghỉ Hè, có quá ít thời gian để các đảng triển khai chiến dịch tranh cử cũng như để xây dựng một chương trình cụ thể và tìm thấy điểm chung trong liên minh. Trong khi, luôn tồn tại sự chia rẽ đáng kể giữa các đảng trong liên minh và sau bầu cử cũng vậy. Đây là khó khăn cho sự ổn định chính phủ tương lai”.
Trong quá trình vận động tranh cử, liên minh trung hữu đã cho thấy sự tự tin về một chiến thắng cách biệt trước các lực lượng chính trị khác. Tuy nhiên, kết quả bầu cử vẫn có thể không đúng như các dự đoán, bởi vì cho tới sát ngày bầu cử, khoảng 40% trong số gần 51 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu tại Italy vẫn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai, hoặc có khả năng không tham gia bỏ phiếu.
Dự kiến ngay trong đêm 25/9, khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa lúc 23h (giờ địa phương), những số liệu sơ bộ về kết quả bầu cử sẽ bắt đầu được công bố trước khi Bộ Nội vụ Italy đưa ra những số liệu chính thức.
Người dân Italy đã chuẩn bị tinh thần đón nhận sự thay đổi chính trị lớn, khi nước này đang phải đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng, từ tỷ lệ lạm phát cao và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên quan đến biến đổi khí hậu, đến cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, điều mà người dân Italy, Liên minh châu Âu và cộng đồng quốc tế muốn biết là liệu chính phủ sắp tới có thể tiếp tục duy trì sự yên bình hiếm hoi như trong giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Draghi, hay chính trường Italy lại tiếp tục rơi vào bão táp.
Điểm khởi đầu của những dấu ấn mới
Hơn 2 tháng kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi tuyên bố từ chức, các lực lượng chính trị và cử tri Italy đã sẵn sàng để tham gia cuộc bầu cử quốc hội nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra ngày 25/9.
Toàn cảnh một cuộc họp Quốc hội Italy ở Rome, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh nước này cùng với Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, cuộc bầu cử quốc hội tại Italy là một sự kiện đặc biệt không chỉ đối với chính trường Italy mà còn là tâm điểm thu hút sự quan tâm, chú ý của EU và hầu hết cộng đồng quốc tế.
Khác với thông lệ hơn 100 năm qua, đây là lần đầu tiên Italy quyết định tổ chức cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9. Điều này buộc các lực lượng chính trị Italy phải đẩy mạnh chiến dịch vận động tranh cử từ trước đó, ngay khi người dân còn tận hưởng kỳ nghỉ Hè hằng năm, dù nắng nóng năm nay vô cùng gay gắt. Yếu tố khác biệt về thời điểm và thời tiết này cũng được đánh giá có thể tác động nhất định đến tâm lý và chiều hướng lựa chọn của cử tri trước những vấn đề liên quan đời sống thực tiễn, nhất là khi Italy nói riêng và EU nói chung đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Về thành phần cử tri, đây cũng là lần đầu tiên những công dân Italy trong độ tuổi từ 18-25 được chính thức tham gia bầu cử các đại diện của mình ở cả thượng viện, ngoài việc được đi bầu hạ viện. Trong lần bầu cử gần nhất vào năm 2018, luật bầu cử của Italy vẫn còn quy định rằng chỉ những công dân từ 25 trở lên mới có quyền trực tiếp lựa chọn các thượng nghị sỹ. Với quy định mới được áp dụng trong bầu cử lần này, bộ phận cử tri trẻ sẽ đóng vai trò lớn hơn và do đó, cũng được các lực lượng chính trị ra sức vận động, tranh thủ thông qua những chính sách, cam kết gắn liền với quyền lợi và tương lai của giới trẻ.
Một điều chỉnh rất quan trọng khác, cũng được Italy áp dụng lần đầu tiên, đó là giảm số lượng đại biểu quốc hội. Trong đó, số lượng hạ nghị sỹ và thượng nghị sỹ từ nhiệm kỳ tới sẽ chỉ còn lần lượt là 400 và 200 người, thay vì số lượng tương ứng trước đây là 630 và 315 người. Cơ hội trúng cử thu hẹp khiến cho mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn, không chỉ giữa các liên minh và đảng chính trị mà ngay cả trong nội bộ liên minh và từng đảng cụ thể. Để có sự hiện diện trong quốc hội, mỗi đảng chính trị phải đạt ngưỡng tối thiểu 3% số phiếu ủng hộ. Trường hợp ứng cử với tư cách thành viên trong liên minh thì phải đáp ứng một điều kiện bổ sung, trong đó liên minh đạt 10% số phiếu theo ngưỡng tối thiểu cần thiết. Thành phần trong quốc hội sẽ bao gồm 37% số đại biểu (147 thuộc hạ viện, 74 thuộc thượng viện) được lựa chọn theo thể thức đa số tuyệt đối trong khi 61% còn lại (lần lượt là 245 và 122 trong hạ viện và thượng viện) được phân phối theo tỷ lệ giữa các liên minh hoặc đảng độc lập có tỷ lệ ủng hộ đạt ngưỡng quy định. Số lượng 2% còn lại (8 trong hạ viện và 4 trong thượng viện) được dành cho các đại biểu thay mặt khoảng 5 triệu công dân Italy ở nước ngoài.
Đáng chú ý, cuộc bầu cử lần này còn ghi nhận dấu ấn lịch sử của đảng Anh em Italy (FDI) khi vươn lên và liên tục duy trì vị trí dẫn đầu trong tất cả các cuộc thăm dò dư luận trước thềm bầu cử. FDI từ một đảng đối lập trong quốc hội đã trở thành nhân tố chính dẫn dắt và củng cố sức mạnh cho liên minh trung hữu. FDI giữ vai trò nòng cốt, phối hợp với hai đồng minh lớn khác là Liên đoàn (Lega) và Tiến lên Italy (Forza Italia), đang giúp liên minh trung hữu giành được khoảng 45% sự ủng hộ của cử tri. Ngược lại, tỷ lệ ủng hộ dành cho liên minh trung tả dưới sự dẫn dắt của đảng Dân chủ (PD) đang dừng ở mức 30%, trong khi mức ủng hộ cho khối trung dung, gồm đảng Hành động và đảng Italia Viva, là khoảng 6,4%.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Rome, Giáo sư Fabio Massimo Parenti thuộc Viện "Lorenzo de' Medici", cũng dẫn ra các dự báo cho thấy liên minh trung hữu, với những cố gắng tập hợp, liên kết lại để tận dụng lợi thế hiện có, nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng. Trong khi đó, phe trung tả đã không thể hình thành một liên minh thống nhất và mạnh mẽ, khi tất cả các lực lượng chính trị Italy đều phải sắp xếp lại đội hình cho cuộc tổng tuyển cử.
Dự kiến trong đêm 25/9, số liệu đầu tiên về cuộc bầu cử sẽ bắt đầu được hé lộ trước khi Bộ Nội vụ Italy đưa ra những công bố chính thức. Trong quá trình vận động tranh cử, liên minh trung hữu đã thể hiện rất tự tin về một chiến thắng cách biệt trước các lực lượng chính trị khác. Qua đó, liên minh trung hữu có thể độc lập quyết định thành lập chính phủ mới mà không cần sự tham gia của các thành phần ngoài liên minh.
Theo thỏa thuận nội bộ, đảng thành viên đứng đầu trong liên minh về số ghế ở quốc hội có quyền ưu tiên trong việc lựa chọn ứng cử viên thủ tướng. Như vậy, với lợi thế vượt trội của FDI, lãnh đạo đảng này là bà Giorgia Meloni có khả năng sẽ trở thành nữ chính trị gia đầu tiên vươn lên vị trí điều hành toàn bộ cơ quan hành pháp của Italy trong thời gian tới.
Cử tri Italy bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử sớm Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 25/9, các cử tri Italy đã bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lập pháp quan trọng để bầu ra một quốc hội mới. Sự kiện diễn ra chỉ hơn 2 tháng sau khi chính phủ của Thủ tướng Mario Draghi tuyên bố từ chức. Cử tri bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử...