Cưng xỉu khi nghe thiếu nhi Triều Tiên hát bài ‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’
Hình ảnh các bé thiếu nhi Triều Tiên cực dễ thương trong những tiết mục biểu diễn văn nghệ đã khiến cộng đồng mạng Việt muốn tan chảy.
Triều Tiên và Việt Nam vốn là hai quốc gia hữu nghị thân tình, thế nên việc các bé thiếu nhi Triều Tiên thuộc làu bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng cũng không phải là điều gì quá ngạc nhiên.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng vẫn bày tỏ sức thích thú và cảm động khi xem video ghi lại cảnh dàn đồng ca thiếu nhi Triều Tiên cùng hát vang một bài hát bằng tiếng Việt.
Video: thiếu nhi Triều Tiên biểu diễn bài Như có Bác trong ngày đại thắng
Các bé thiếu nhi Triều Tiên thường có phong cách biểu diễn cường điệu một cách dễ thương. Đây hình thức biểu diễn chuẩn mực và cũng là nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc của Triều Tiên. Từ nhỏ nhiều bé đã trả qua các khóa huấn luyện để biểu diễn các tiết mục quan trọng, tư thế đánh đàn, biểu cảm nét mặt khi biểu diễn được quy định nghiêm ngặt.
Video: Màn biểu diễn của bé Kim Sol Mae, 6 tuổi, đến từ một trường mẫu giáo ở thành phố Sunchon, tỉnh Pyongan Nam.
Nếu như Hàn Quốc có làn sóng Hallyu phủ khắp thế giới thì Triều Tiên lại là một trong những đất nước bí ẩn nhất. Nghệ thuật biểu diễn của Triều Tiên như ca múa nhạc cũng không phổ biến ra nước ngoài, khiến thế giới rất tò mò về nền giải trí này.
Ở Triều Tiên, âm nhạc là sự kết hợp giữa nghệ thuật và ý thức hệ, đóng vai trò lớn trong công tác tuyên truyền.
Biểu cảm cực dễ thương của bé Kim Sol Mae.
Đến những năm 1980, âm nhạc Triều Tiên đã có những thay đổi mang tính bước ngoặt. Nhóm nhạc Pochonbo (Phổ Thiên Bảo) do cố Chủ tịch Kim Jong-il (cha đẻ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un) thành lập đầu thập niên 80 đã theo đuổi dòng nhạc điện tử, đưa dòng nhạc này vào các ca khúc như: Không có Người thì không có Tổ quốc, Nếu Đảng cần hoặc những bài về cuộc sống đời thường như Tiếng huýt sáo, Gặp em là điều tuyệt vời.
Sinh thời, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il rất quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. Ông đã tìm cách tăng cường giáo dục tư tưởng thông qua âm nhạc. Những ca khúc dưới thời của ông có nội dung gần gũi với cuộc sống, khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, giải tỏa căng thẳng.
Dàn đồng ca thiếu nhi hát vang bài Như có Bác trong ngày đại thắng.
Giáo dục âm nhạc cho thiếu nhi Triều Tiên bắt đầu từ năm 1959, khi Hội đồng Nhân dân tối cao thông qua một hệ thống chuyên biệt để đào tạo các nghệ sĩ. Nhà lãnh đạo lúc đó là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành, cha đẻ của ông Kim Jong-il) đã tăng cường bồi dưỡng cho những học sinh có năng khiếu.
Ở Triều Tiên, làm nghệ sĩ là một nghề danh giá. Như Đệ nhất phu nhân Ri Sol Ju (vợ chủ tịch Kim Jong-un) hay chính trị gia được tín nhiệm Hyon Song Wol đều có xuất thân là giới nghệ sĩ.
Dưới thời ông Kim Jong Un, âm nhạc Triều Tiên đã trở nên phóng khoáng và ít bị hạn chế hơn. Điển hình như ban nhạc Monranbong có thể diện trang phục váy ngắn, hở vai với các phụ kiện lạ mắt khi biểu diễn, họ cũng biểu diễn thuần thục các nhạc cụ điện tử. Âm nhạc Triều Tiên đang dần chuyển mình và gửi đi thông điệp cải cách mở cửa của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
'Hạ cánh nơi anh' phiên bản thật của chàng Triều Tiên, nàng Hàn Quốc
Chuyện tình yêu vượt biên giới, mặc lời ngăn cản, hoài nghi của Joseph và Juyeon từng nhận được sự ngưỡng mộ của nhiều người.
Câu chuyện về sự gặp gỡ và nên duyên tình cờ của một cô gái Hàn Quốc và sĩ quan quân đội Triều Tiên trong bộ phim Crash Landing on You đang "làm mưa làm gió" tại nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam.
Ngoài dàn diễn viên đẹp, nổi tiếng, sự thành công của bộ phim còn đến từ cốt truyện lạ, khai thác câu chuyện tình trắc trở của hai con người đến từ hai miền nam bắc Hàn.
Không chỉ trong phim, tình yêu liên triều, vượt nhiều rào cản và biên giới chính trị cũng có thật ngoài đời. Đó là câu chuyện tình của Joseph - một chàng trai Triều Tiên vượt biên giới đến Hàn Quốc và Juyeon - cô gái sinh ra và lớn lên ở xứ kim chi, theo Barcroft.
Trắc trở nhưng cũng không kém phần lãng mạn, Joseph và Juyeon đã cùng nhau vượt qua nhiều định kiến để chứng minh tình yêu là điều tồn tại duy nhất giữa hai người.
Juyeon và Joseph có chuyện tình hạnh phúc dù đến từ hai miền đất nước.
Yêu từ cái nhìn đầu tiên
Năm 1999, Joseph Park, trước đó gọi là Chui, tìm cách trốn sang Trung Quốc. 4 năm sau, anh xin tị nạn tại Hàn Quốc và quyết định bắt đầu một cuộc sống mới tại thủ đô Seoul.
Joseph bắt đầu học cách pha chế và buôn bán cà phê. Anh dần ổn định cuộc sống với một và sau đó là chuỗi cửa hàng cà phê tại vùng đất mới.
Dù cuộc sống dần đi vào quỹ đạo, một người đàn ông đến từ Triều Tiên hiểu sự xa cách, tò mò vẫn còn hiện hữu trong lòng nhiều người dân Hàn Quốc. Tất nhiên, cộng thêm ngoại hình bình thường và chẳng còn mấy trẻ trung, anh cũng chẳng dám nghĩ về việc sẽ lấy được một người vợ ở đây và xây dựng hạnh phúc.
Cặp đôi "yêu từ cái nhìn đầu tiên".
"Tôi chưa từng nghĩ là mình sẽ yêu một cô gái Hàn Quốc. Thậm chí với một cô gái người Triều Tiên ở đây còn khó nữa là", Joseph nói với nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue - người ghi lại câu chuyện về cuộc sống và tình yêu của anh.
Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi Joseph gặp Juyeon.
"Lần đầu tiên gặp cô ấy tại hành lang của một ngân hàng, tôi biết mình đã tìm được định mệnh", chàng trai Triều Tiên bày tỏ.
Cùng mất cha từ nhỏ, Joseph và Juyeon nhanh chóng tìm thấy sự đồng cảm ở đối phương khi trò chuyện. Từ cảm mến, thân thiết, hai người nhanh chóng biết mình dành tình cảm đặc biệt cho người kia.
Vượt khó khăn, định kiến
Dù ở một đất nước khá thoải mái như Hàn Quốc, việc một người đàn ông Triều Tiên và một cô gái Hàn Quốc kết hôn vẫn là điều hiếm gặp.
Theo Koreaboo, một cuộc khảo sát năm 2014 của Bien-Aller cho thấy 84% phụ nữ Hàn Quốc cảm thấy khá tiêu cực về ý định kết hôn với một người đàn ông Triều Tiên.
Bạn bè của Juyeon cũng e ngại Joseph, khuyên cô chia tay anh và tìm một người đàn ông Hàn Quốc khác để yêu và kết hôn. Tuy nhiên, không ai có thể ngăn cản tình yêu hai người dành cho nhau.
"Tôi nói với mọi người là tôi yêu anh ấy, muốn xây dựng gia đình và có 3 đứa con với anh ấy. Tôi sẽ không từ bỏ đâu", Juyeon nói.
Bạn bè Juyeon từng khuyên cô chia tay Joseph vì định kiến.
Để kỷ niệm tình yêu đặc biệt, đôi trẻ chụp bộ ảnh cưới tại Công viên Hòa bình Imjingak nằm ở biên giới của Triều Tiên và Hàn Quốc. Hai người cũng buộc một dải ruy băng tượng trưng cho mong ước hòa bình lên hàng rào dây thép gai nối giữa hai miền.
"Chỉ có 1% dân số làm chính trị ở Triều Tiên, 99% còn lại sống cuộc sống bình thường bên gia đình, công việc. Triều Tiên cũng không chỉ có toàn vũ khí hạt nhân hay các nhà lãnh đạo chính trị mà còn 25 triệu dân khác", Joseph nói.
Mong ngày thống nhất
Rời Triều Tiên chỉ với 2 bức ảnh gia đình trong tay, Joseph luôn nhớ về người mẹ ở quê nhà. Khi anh và Juyeon kết hôn, hai người cũng quay một video ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ đợi ngày được cho mẹ anh xem.
"Tôi sẽ cho bà ấy xem khi hai miền thống nhất", Joseph chia sẻ.
Joseph mong hai miền sớm thống nhất để gặp lại mẹ.
Có cuộc sống ổn định ở Hàn Quốc, Joseph cũng thành lập nhiều dự án hỗ trợ những người Triều Tiên tới tị nạn, giúp họ làm quen với cuộc sống ở môi trường mới.
"Người Triều Tiên thường rất khó định cư ở Hàn Quốc vì sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ, văn hóa. Vì vậy, tôi thường giúp đỡ bằng cách thuê họ làm việc trong các quán cà phê của mình, từ từ tiếp cận môi trường mới để có cuộc sống tốt hơn", anh nói với The Guardian.
Theo Zing
Sau trận hoà Jordan, CĐM: "Lứa U23 Việt Nam này không hy vọng nhiều" Trận hoà trước U23 Jordan ở lượt đấu thứ 2 khiến U23 Việt Nam lâm vào tình cảnh khó khăn. Đông đảo người hâm mộ cũng bày tỏ sự tiếc nuối và thất vọng. 90 phút kịch tính giữa U23 Việt Nam với U23 Jordan đã kết thúc bất phân thắng bại. Tuy vậy, kết quả này khiến thầy trò HLV Park lâm...