Cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu, người dân không nên tích trữ
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước ( Bộ Công Thương) trả lời PV báo Tin tức về hệ thống phân phối, nguồn hàng dự trữ cho người dân vùng có dịch.
Hệ thống siêu thị đều đảm bảo hàng hóa cung cấp cho người dân. Ảnh: Hoàng Tuyết.
Thưa ông, hiện TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ Công Thương đã vào cuộc như thế nào để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân?
Trước tình hình dịch COVID-19 trong nước đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, Bộ Công Thương đã đã thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là Trưởng ban chỉ đạo.
Đồng thời, Bộ đã có công văn gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã phân phối Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng có công văn đề nghị các Bộ ngành tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân. Cùng với đó, lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh và thị trường để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra tại địa phương, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ tăng giá bất hợp lý.
Đặc biệt, Bộ cũng đẩy mạnh việc cung ứng hàng hóa qua các sàn thương mại điện tử; Bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tăng thêm các điểm bán hàng thiết yếu cho người dân, Bộ Công Thương đã liên hệ với Tổng công ty bưu điện Việt Nam (VNPOST) và Tổng Công ty Cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post), là những đơn vị vận tải chuyên nghiệp và có cơ chế đặc thù trong lưu thông hàng hóa để kết nối với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ triển khai công tác vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).
Đến nay, Công ty Cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) đã được tham gia Chương trình bán hàng “Thực phẩm bình ổn lưu động” của TP Hồ Chí Minh nhằm để cung ứng hàng hóa thiết yếu với 34 điểm bán hàng cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước để bảo đảm điều phối cung ứng hàng hóa thiết yếu cho thị trường, xử lý các khó khăn trong lưu chuyển hàng hóa kịp thời nhằm không làm đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Việc phân phối hàng hóa thiết yếu tại các vùng dịch cần thực hiện như thế nào, để tránh tình trạng đổ xô đi mua hàng như vừa qua, thưa ông?
Bộ Công Thương đã thành lập bộ phận thường trực gồm đại diện Vụ Thị trường trong nước và đại diện Phòng Quản lý Thương mại của 63 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nhằm kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh lưu thông, tiêu thụ nông sản cho địa phương. Tại các hệ thống phân phối lớn, công tác chuẩn bị nguồn hàng dự trữ vẫn được duy trì trong giai đoạn chống dịch COVID-19 với lượng hàng hóa tăng từ 150 – 500% so với tháng thường, hàng hóa đa dạng, giá cả ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng lên của người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Đồng thời, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) cũng thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đặc biệt là các địa phương đang có dịch bệnh COVID -19, theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu, giá cả các hàng hóa thiết yếu trên địa bàn để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn của thị trường khi cần thiết.
Để hỗ trợ các địa phương trên cả nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch.
Tiếp tục tiếp nhận thông tin và phối hợp với các địa phương, các đơn vị chức năng có liên quan để giải quyết các khó khăn vướng mắc của các địa phương, doanh nghiệp… trong việc vận chuyển lưu thông hàng hoá (đặc biệt là nông sản) tại các địa bàn bị phong toả và có dịch.
Bộ cũng thường xuyên cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông về tình hình cung cầu – lưu thông hàng hóa, tình hình hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho các địa phương trong bối cảnh dịch COVID -19 diễn biến phức tạp hiện nay.
Đồng thời, Bộ đề nghị các doanh nghiệp phân phối cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong hệ thống phân phối, nhất là tại địa phương có dịch bệnh; chủ động liên hệ với các doanh nghiệp phân phối lớn để nắm thông tin nguồn cung hàng hóa trong hệ thống các siêu thị nhằm bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Bộ và các Sở Công Thương các địa phương cũng như các doanh nghiệp phân phối luôn có phương án dự trữ hàng hóa đảm bảo nhu cầu người dân trong dịch COVID-19. Vì thế, khi ở bất cứ địa phương nào thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng, người dân không nên hoang mang, đổ xô đi mua hàng tích trữ để ảnh hưởng đến tình hình chống dịch.
Trân trọng cảm ơn ông!
Bấn loạn mớ rau, con cá... ba bài học lớn từ Sài Gòn
Một tuần thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM cần rút ra những bài học về tổ chức tốt, hiệu quả hệ thống phân phối.
Bao gồm các chợ dân sinh, chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại...
Nhiều ngày nay các phóng viên báo chí đã phản ảnh một thực tế về thị trường, hàng hóa, giá cả ở TP.HCM khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ.
Công bằng mà nói, do dịch phát sinh rộng, nhanh chóng, sức mua hàng hóa của các gia đình tăng mạnh. Với tâm lý dự trữ khi bị giãn cách xã hội, cùng quy mô dân số lớn lên tới hàng chục triệu người, dẫn tới khối lượng phục vụ bán lẻ hàng hóa lương thực thực phẩm, hàng thiết yếu của hệ thống phân phối thành phố là rất lớn.
Mặt khác, khi có phát sinh dịch ở một số chợ, siêu thị buộc các doanh nghiệp, các chợ phải đóng cửa phần lớn, gây ra sức ép phục vụ dồn về các siêu thị còn lại ở thành phố.
Như chúng ta đều biết, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mới đảm nhiệm 20% doanh số bán lẻ, chỉ phục vụ được 10% hàng thực phẩm tươi sống thiết yếu. 90% nhóm hàng này là do các chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đảm nhiệm. Trước sức ép trên, TP.HCM đã có nhiều cố gắng chỉ đạo hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ phục vụ nhân dân.
Bài học về tổ chức hệ thống phân phối cần được rút ra.
Tuy nhiên. vì lực có hạn, sự chuẩn bị để đón đợt dịch bùng phát lớn chưa được đầy đủ nên dẫn tới những lúng túng trong điều hành tổ chức nguồn hàng, gắn kết chuỗi sản xuất phân phối, tổ chức bán ra cho người tiêu dùng,... Từ đó, khiến hàng hóa đôi lúc đôi nơi bị thiếu một cách giả tạo, mua bán bị đứt đoạn phiền hà, có những mặt hàng giá cả có thời điểm tăng đột biến.
Qua 1 tuần thực hiên Chỉ thị 16, TP.HCM cần rút ra những bài học về tổ chức tốt, hiệu quả hệ thống phân phối của mình, bao gồm các chợ dân sinh, chợ đầu mối hệ thống siêu thị trung tâm thương mại siêu thị mini.
Bài học đầu đầu tiên, đó là tổ chức nguồn hàng cho hệ thống phân phối thành phố , phải đảm bảo lên tục đều đặn không đứt gãy bởi những trở ngại của việc phòng chống dịch trên các cung đường vận chuyển đến thành phố; tạo những luồng xanh vận chuyển liên tục hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu tiêu dùng của nhân dân.
Việc này cần có sự phối hợp của các ngành: giao thông vận tải, các địa phương cung ứng hàng cho thành phố, công an, y tế quản lý thị trường,... Chắc chắn phải có một tổ chức chỉ huy thống nhất để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh hàng ngày, hàng giờ. Có như vậy, hàng hóa đến thành phố sẽ không bị đứt đoạn, tạo ra tâm lý ổn định khi mua hàng của người tiêu dùng và giá cả sẽ không có những đột biến lớn.
Bài học tiếp theo, bài học về dự trữ ở khâu lưu thông. Với sức mua và khối lượng tiêu thụ lớn hàng ngày, hệ thống bán lẻ nói chung không thể không có cơ số dự trữ hàng hóa nhất định, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Dù dự trữ ở chợ đầu mối hay kho hàng ở các đơn vị bán lẻ, với một lượng hàng nhất định, để có thể tổ chức bán ra đều đặn là một điều rất cần thiết.
Bài toán dự trữ 2-3 tháng, tuy sẽ phải bỏ ra một lượng vốn nhất định, song chúng ta không chỉ đơn thuần tính bằng chi phí dự trữ mà ý nghĩa cao hơn, được nhiều hơn đó là sự ổn định tâm lý mua bán của người dân thành phố, giá cả được duy trì tương đối ổn định, xã hội được ổn định, người xấu khó có thể lợi dụng mua vét hàng hóa đẩy giá lên cao một cách phi lý.
Bài học thứ 3 là bài học về công tác quản lý thị trường trong khi có dịch. Các lực lượng công an kinh tế, cảnh sát giao thông, quản lý thị trường tài chính giá cả,... cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường có trọng tâm trọng điểm, bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm đầu cơ tăng giá lợi dụng khi có dịch để kiếm chác lợi nhuận một cách phi pháp.
Tóm lại, TP.HCM, Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác, khi có dịch phát sinh, cần nắm vững những nguyên tắc định hướng quan trọng để tổ chức tốt hệ thống phân phối của địa phương nhằm phục vụ người tiêu dùng một cách chắc chắn, hiệu quả, nhân văn nhất trong bất kể tình huống nào xảy ra trên các địa bàn. Đó là: "Khơi thông nguồn hàng, tổ chức lại hệ thống phân phối, tăng cường dự trữ hàng hóa, kiểm soát quản lý thị trường"
Làm được những vấn đề trên, chắc chắn các địa phương có dịch sẽ làm tốt nhiệm vụ vừa phát triển kinh tế, vừa phục vụ đời sống nhân dân và chống dịch, đúng như sự chỉ đạo của Chính phủ đối với công tác chống dịch Covid-19 ở nước ta .
Tháo rào cản lưu thông để dân TP.HCM có cá, rau... Các siêu thị, nhà cung cấp rất nóng ruột muốn phục vụ bữa ăn hằng ngày của người dân TP.HCM nhưng lại đang gặp quá nhiều rào cản ở khâu lưu thông, vận chuyển. Hiện nay, nguồn cung cấp rau củ, trái cây, thịt, cá... tại các tỉnh dồi dào với giá thấp nhưng kênh lưu thông, vận chuyển lại tắc nghẽn. Điều...