Cùng Trác Thúy Miêu nói về cái “hèn” của đàn ông: “Chạn vương” chưa hẳn đã là hèn, nhưng khi độc thân mà nhu nhược, kết hôn rồi sẽ có xu hướng càng… hèn hơn
“Hậu ly hôn, nhà đầu tư thất bại thường cay cú và muốn cứu vãn sự thua lỗ của mình”, Trác Thúy Miêu nói thế khi bàn về chủ đề cực kỳ nhạy cảm… đàn ông hèn.
Đàn ông hèn sợ chính nỗi sợ của mình
Người ta nói rằng có 1 kiểu đàn ông tuyệt đối phụ nữ đừng dây dưa ấy là… đàn ông hèn. Là một nữ MC, nhà báo nổi tiếng với những quan điểm thẳng và chất nên tôi muốn hỏi định nghĩa của chị về đàn ông hèn? Theo chị đàn ông hèn và đàn ông xấu (tồi) có điểm tương đồng và khác nhau như thế nào?
Hèn, đàn ông hay đàn bà cũng vậy, là biểu lộ sự yếu nhược thuần túy. Hèn là hệ quả của nỗi sợ, mà nếu ở nam giới là sợ nghèo, sợ mất việc, sợ mất bạn, sợ…vợ, v.v…
Đàn ông xấu hay đàn ông hèn chỉ giống nhau ở hành vi cuối cùng. Đàn ông xấu, chẳng hạn, sẽ cố tình nói dối với người đàn bà của mình, còn anh hèn thì giấu sự thật, vì anh ta sợ, ngại, hoặc nể.
Đàn ông xấu có thể không có nỗi sợ gì ngoài sợ… bị phát hiện, đàn ông hèn sợ chính nỗi sợ của mình.
Vậy nỗi sợ lớn nhất của đàn ông là gì?
Nỗi sợ lớn nhất của đàn ông là gì thì phải đi hỏi họ, tôi cũng muốn lắng nghe vì trả lời thay cũng là một cách thiếu tôn trọng họ. Mà càng thiếu tôn trọng đàn ông, càng khiến họ hoặc hung hãn hơn hoặc hèn đi.
Có câu chuyện nào từ thực tế mà chị gặp về những gã đàn ông gọi đúng tên là… hèn. Cảm giác của chị lúc đó như thế nào?
Giận dữ. Đàn ông hèn dễ khiến phụ nữ xa lạ coi thường, nhưng đối với người thân, đó sẽ là sự giận dữ. Nhưng sau một thời gian, khi đứng trước một người đàn ông yếu nhược, bị ám ảnh bởi nỗi sợ, nhất là đàn ông Việt Nam, tôi thương và hiểu họ hơn bởi không phải vô cớ mà nỗi sợ phát sinh.
Trong cái xã hội đàn ông buộc phải đóng vai trò trụ cột kinh tế, và quá nhiều áp chế tinh thần, bên cạnh đó, gia đình không bao giờ coi trọng việc phải giáo dục con trai vì nó… nghiễm nhiên đã là đàn ông rồi, điều đó khiến họ chông chênh khi bước vào cuộc đời.
Kỹ năng xã hội của thanh niên Việt Nam thấp, không phải lỗi ở họ, khả năng bộc lộ cảm xúc cũng yếu, vì xã hội Việt Nam không chấp nhận dấu hiệu cảm xúc ở đàn ông… và nhiều thành kiến khác.
Đàn ông Việt Nam âm thầm lớn lên, âm thầm yêu, âm thầm cố gắng kiếm tiền, và âm thầm sợ hãi.
Câu hỏi bất ngờ của phóng viên về hình ảnh đàn ông hèn, làm tôi nghĩ tới hình ảnh những người thanh niên trẻ, trung niên, hay cao niên, họ là chồng, là cha, hay còn độc thân, là dân trí thức hay lao động, đều có một điểm chung khi bị cảnh sát giao thông huýt còi: họ khúm núm, họ không biết làm gì với tay chân, họ đưa giấy tờ xe, hay gì khác nữa, bằng hai tay, sống lưng khòm xuống như muốn thu rút lại hết mức có thể. Họ sợ. Khi trước, tôi sẽ chê đó là hèn.
Và giờ, tôi chỉ hiểu: phía sau lưng họ là thu nhập, là gia đình, là cô người yêu cùng đám bạn gái của cô ấy mà cậu ta phải “bao” ăn tối theo một cái hẹn nào đó, là ông sếp mà anh ta sẽ không muốn trễ hẹn…
Nếu cô vợ mắng chồng mình là đồ hèn, thì đó ắt là hạ sách
Theo chị đàn ông độc thân và 1 gã đàn ông sau hôn nhân hèn khác nhau như thế nào?
Đàn ông độc thân mà hèn, thì sau hôn nhân, nếu không may, thường có xu hướng nặng thêm. Vì ở vị trí bao bọc gia đình, nỗi lo sợ của anh ta bị nhân lên rất nhiều lần. Nhưng nếu trong trường hợp bản chất hung hãn, một kẻ hèn khi có gia đình, ẩn ức thất bại, sợ sệt ngoài xã hội nhiều khi sẽ chuyển biến thành vũ lực lên đối tượng nào đó yếu hơn mình, phụ thuộc vào mình, và đó, đương nhiên thường chính là vợ con.
Có phải khi phụ nữ nói rằng: “Anh là 1 gã đàn ông tồi” họ chỉ đơn thuần là chán ghét. Nhưng nếu chê anh ta hèn thì có phần nào sự khinh bỉ trong đó?
Đối với không ít đàn ông, tôi nói thật nhé, loại Don Juan chính hiệu, việc thét lên vào mặt anh ta là đồ tồi, nó giống như một lời tán tụng.
Video đang HOT
Khi mắng một người đàn ông là thằng hèn, nó tệ không khác gì đàn ông mắng phụ nữ về hình thức hay tuổi tác của cô ấy. Không ai có lỗi về nỗi sợ của mình, cũng như phụ nữ không có lỗi về ngoại hình hay tuổi tác của cô ta. Đó là những thứ đòi hỏi được thông cảm và chữa lành bằng lòng tôn trọng, tình yêu, chứ không phải loại tử huyệt để sát thương nhau bằng lời nói.
Ví dụ, tôi từng chứng kiến những người đàn ông hết sức yêu vợ, chiều vợ, nhưng cũng cực kì tôn trọng và muốn bù đắp yêu thương cho mẹ mình. Nếu cô vợ mắng chồng mình là đồ hèn, thì đó ắt là hạ sách! Cô nàng đã tự gạch tên mình ra khỏi danh sách ưu tiên trong tình cảm đầy tổn thương của chồng.
Vâng, nhưng cũng có những gã đàn ông mà đến ngày kết thúc 1 cuộc hôn nhân họ sẵn sàng đào cả gạch sàn nhà để mang đi chỉ vì đó là phần tiền duy nhất họ đã bỏ ra để góp công xây ngôi nhà. Và có lẽ muốn biết bộ mặt thật của đàn ông không phải là đợi đến phòng sản mà là đợi lúc lá đơn ly hôn được chìa ra, chị nghĩ điều này có đúng?
Phòng sản, hay tòa hòa giải, chỉ là tình huống và bối cảnh, mọi khuôn mặt của đàn ông hay đàn bà đều là thật, tại khoảnh khắc đó. Hậu ly hôn, đó là một nhà đầu tư thất bại, cay cú và muốn cứu vãn sự thua lỗ của mình. Nếu anh ấy không có hàng rào kháng thể đạo đức cơ bản đủ mạnh, sự ê chề trong thất bại hôn nhân đương nhiên sẽ khiến anh ta tha thiết cứu vãn lại tới đồng xu cuối cùng, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nhưng dù chưa biết anh ta xấu hay tốt, sự thật như thế nào, nhưng có lẽ số đông phụ nữ cho rằng đàn ông nên im lặng mà rời đi khỏi 1 cuộc hôn nhân tan vỡ vẫn hơn là đi kể xấu người phụ nữ mình đã từng gắn bó. Bởi 2 từ “đàn ông” chẳng phải đã nên bao hàm việc đó là điều anh ta nên làm đó sao?
Hai chữ đàn ông về cơ bản, đại diện cho cấu trúc sinh học và thuộc tính tâm lý. Còn đạo đức đàn ông thì tùy bối cảnh xã hội, một tay Viking ở Bắc Âu, một nhà quý tộc ở Pháp, hay một đấng trượng phu trong thơ Đồ Chiểu, với một mafioso cỡ bự ở Hongkong, ắt hẳn sẽ có những hệ giá trị khác biệt.
Nếu anh ta cảm thấy không xứng đáng phí cho cô vợ thêm nửa xu nào nữa, anh ta sẽ quyết liệt thực thi công lý của cá nhân anh ta, và tước bỏ quyền lợi của cô vợ. Nếu để phân minh cho tư cách hôn nhân của mình, có người sẽ chọn lên tiếng về cái sai của người vợ, cỏ người sẽ chọn im lặng. Và tất cả đều đáng được tôn trọng như nhau. Chữ “hèn” chỉ cất lên khi ta chưa thật sự hiểu phía sau của câu chuyện, nhất là chuyện tình ái và hôn nhân.
“Hèn” là liều thuốc tiệt dục khá mạnh, cái “nhược” ở đàn ông sẽ tiêu hao năng lượng yêu đương ở phụ nữ rất dễ dàng
Nói như thế tức là có những cái “hèn” ở đàn ông vẫn có thể chấp nhận được? Và tôi đang có cảm giác Trác Thúy Miêu đang cực kỳ bao dung với đàn ông…
Tôi cho rằng cả hai, chúng ta đang nghiêng cán cân quá sâu về phía nữ giới trong cuộc đấu tranh bình đẳng giới. Đàn ông, và câu chuyện của họ, nhất là đàn ông Việt Nam, câu chuyện phía sau cuộc đời những trụ cột đó đã phải câm lặng quá lâu. Có lẽ vì nữ giới lợi khẩu, và có khuynh hướng dễ bộc lộ, sẻ chia và kêu cứu hơn chăng? Còn nam giới, dẫu chỉ là một tiếng kêu cứu, họ cũng không quen thốt ra, có lẽ vì nó nhỏ quá, họ không quan tâm tới, hay bởi họ sợ bị gọi là hèn?
Nhưng theo chị có loại đàn ông “hèn” đến mức nào thì không thể tha thứ?
Có những động cơ có thể cố gắng tìm hiểu, nhưng không có nghĩa là tha thứ được. Đó là khi nỗi sợ, nỗi nhục bại trận bị chuyển biến thành vũ lực hoặc sự tấn công vào một sinh vật yếu hơn mình: gia đình, thú nuôi, v.v…
Còn những “Chạn vương” theo chị có phải là đàn ông hèn không? Hay chị vẫn cho rằng họ có những lý lẽ riêng?
Họ là đàn ông, khi gặp hoàn cảnh, họ tòng quyền, không có đủ cơ sở để gọi là hèn.
Phụ nữ khi đối mặt với đàn ông hèn nên có thái độ như thế nào? Và điều gì họ cũng cần xem lại chính mình?
Phụ nữ đối mặt với đàn ông hèn, đểu, xấu, nghèo, hay có bất cứ điểm trừ nào khác, theo tôi chỉ có 1 việc duy nhất cần làm: nếu họ không liên quan tới mình thì kệ người ta.
Còn nếu đó là người thân, người yêu, tôi sẽ không cố gắng thay đổi hành vi, con người anh ta, mà tôi sẽ tự hỏi bản thân một câu, với tôi là tối quan trọng: Tôi đủ yêu thương anh ta không? Để chấp nhận, tìm hiểu, bù đắp, và dũng cảm đối mặt mọi rủi ro mà tôi có thể đoán trước. Quan trọng là có đủ yêu hay không, vì, tình thực, “hèn” là liều thuốc tiệt dục khá mạnh.
Ý tôi là cái “nhược” ở đàn ông sẽ tiêu hao năng lượng yêu đương ở phụ nữ rất dễ dàng, vì khó lòng kích phát bản năng đàn bà nếu thuộc tính phái mạnh bị thiếu hụt. Hậu quả, đó là cả hai phải điều chỉnh chông chênh, những anh chàng có lắm nỗi sợ sẽ thu xếp tìm được cho mình những cô nàng giỏi lo toan và cứng cỏi hơn người.
Vậy một chút bí quyết từ bản thân chị để phụ nữ sống lúc nào cũng kiêu hãnh và bản lĩnh, biết buông bỏ, biết xây mới, hòa hợp được trong mối quan hệ nam nữ và giữ lòng tự tôn cá nhân để ngẩng cao đầu?
Tôi không biết làm sao để giữ tự trọng hay kiêu hãnh cả, vì khi yêu tôi cũng rất hèn.
Rất cám ơn chị Trác Thúy Miêu về cuộc trò chuyện ngày hôm nay, mong rằng qua bài viết này, phụ nữ chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều hơn, chưa chắc đã là hoàn toàn đúng, nhưng đủ để biết thế nào là nhược tiểu, hay một kẻ tạm thoái lui vì điều kiện chưa cho phép để làm đấng trượng phu.
Và cũng hy vọng rằng phụ nữ chúng ta không đến nỗi phải quá bất lực mà thốt nên hai chữ “đồ hèn” mỗi khi gặp rắc rối với nửa còn lại của chính mình!
Bị nhà người yêu thách uống 30 chén rượu mới gả con gái cho, anh chàng khéo đối đáp khiến bố vợ tương lai đồng ý mà chẳng phải uống giọt nào!
Lâm vào thế bí khi vừa về ra mắt đã gặp màn thách đố uống rượu của gia đình nhà bạn gái, chàng trai nhanh chóng "tháo lưới" cho mình nhờ tài ăn nói.
Người xưa có câu: "Nam vô tửu như kỳ vô phong". Câu nói này có nghĩa là đàn ông mà không uống rượu thì giống như lá cờ không có gió. Hàm ý chê bai những người không uống rượu là yếu kém, không có bản lĩnh.
Chính vì vậy trong các cuộc nhậu, cánh mày râu thường thách đố nhau về tửu lượng. Vô tình người ta đánh đồng việc người con trai có bản lĩnh là người phải uống được nhiều rượu.
Nhiều người bị nhầm tưởng việc uống được nhiều rượu là người đàn ông có bản lĩnh, thực tế không phải như vậy. (Ảnh minh họa)
Mới đây, một chàng trai có tên là H.C đã gặp một màn "sát phạt" vô cùng gay gắt khi về ra mắt nhà người yêu. Anh chàng bị cả nhà cô gái quây lại và thách đố uống hết 30 chén rượu. Phần thưởng nếu chàng trai hoàn thành vô cùng hậu hĩnh. Đó là được làm rể nhà này và cưới cô con gái xinh đẹp của họ.
Nguyên văn chia sẻ của chàng trai:
" Mình hơn em 2 tuổi. Yêu nhau được hơn 2 năm thì tuần trước mình về nhà em ra mắt.
Nhà người yêu mình ở Sơn La, cả nhà đều biết uống rượu. Mình cũng nghe qua bạn bè mình bàn tán là người trên đấy uống rượu ghê lắm. Và đúng là như thế thật.
Hôm mình về nhà em, bố người yêu mình gọi tất cả anh em họ hàng sang chơi và liên hoan.
Khi mình vừa đặt chân xuống xe, bác trai đã sai cậu út bê ra 1 bộ sưu tập rượu từ rượu trắng đến rượu ngâm thuốc... đều đầy đủ cả. Mới trông thấy vậy mình đã cảm thấy có chút bất an vì nói thật tửu lượng của mình rất kém.
Thấy mình bác trai đon đả lắm, dẫn mình vào đúng mâm của các bác, các chú trong nhà. Vì người yêu mình là cô cháu gái đầu tiên của dòng họ đến tuổi cập kê lấy chồng nên ai cũng háo hức, tò mò về mình. Nhận thấy vậy mình càng lo sợ, bối rối.
Bác trai khoác vai mình, cười khà khà, hỏi han:
- Thế có thích con gái bác không?
- Dạ, cháu có ạ.
- Thế thì được, nhưng mà lấy vợ Sơn La khó lắm cháu ơi, để xem cháu trai có qua màn thử thách này không nào?
Bác trai nói như vậy là mình biết ngay bị thách uống rượu rồi. Không tiện từ chối thẳng thừng, mình nhỏ nhẹ:
- Dạ bác cứ nói đi cháu nghe ạ?.
- Là phải uống với nhà bác mỗi người 2 chén.
- Nhà bác khoảng bao nhiêu người ạ.
- Thì anh em họ hàng nhà cô nhà bác cũng có tầm hơn chục người thôi.
Ôi tính sơ sơ mình thấy cũng ngót nghét 30 cốc rượu chứ ít gì. Uống hết bằng đấy chén chắc mình "chầu Diêm Vương" luôn chứ còn sống làm sao được mà đòi lấy vợ.
Mình đành phải từ chối khéo:
- Dạ thôi ạ, cháu không biết uống rượu, cháu uống 1 chén là lăn ra, tí cháu còn lái xe, cháu xin phép.
- Không, về đây không uống là không được. Làm rể ở đây là phải uống, uống mới đủ bản lĩnh lấy con gái bác chứ.
Mấy chú, mấy bác xung quanh cũng bắt đầu dồn mình: "Uống đi, uống đi, đàn ông con trai mà không biết uống rượu thì chán lắm. Về đây mà không uống được thì các chú không gả cái U. cho đâu. Rượu không uống được sao làm việc lớn được...".
Rơi vào thế bí quá, mình từ chối không được mà uống không xong. Cuối cùng mình vẫn phải cầm chén rượu lên, nhưng mình không vội uống ngay mà từ từ mặc cả:
- Dạ cháu xin phép được uống một chén này thôi để cả nhà cùng vui ạ. Còn cháu yêu em U. là thật lòng. Dù có không biết uống rượu thì cháu vẫn đảm bảo cho U. có được cuộc sống tốt nhất.
Bản lĩnh đàn ông là chăm sóc bảo vệ gia đình chứ không nằm trong ly rượu. Cháu giữ sức khỏe cho mình cũng là để em U. không phải bận tâm về cháu.
Còn về đây gia đình nhà mình rất vui cháu rất quý. Nếu các bác yên tâm gả U. cho cháu thì cháu sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng mọi người tin tưởng ạ.
Thế rồi mình cầm cốc rượu uống một hơi hết sạch. Dù có cảm giác râm ran nóng trong người nhưng mình vẫn tiếp tục thân thiện bắt tay từng người.
Để đánh trống lảng, mình bắt sang chuyện khác nhằm giữ không khí vui vẻ. Mình kể nhiều chuyện cười mình từng được chứng kiến thực tế, hoặc đọc được. Các chú, các bác cười khanh khách.
Tàn bữa cỗ, mình tiễn mấy chú, mấy bác ra về. Một bác của người yêu còn ghé tai mình phả đầy ra mùi rượu nói: "Thằng này trông thế mà khá, tao ưng".
Cũng may gặp nhà người yêu không đến nỗi "hít le", nên với tí tài ăn nói của mình đã qua được cửa ải dễ dàng.
Từ hôm về ra mắt, bác trai cứ gọi điện suốt rủ về chơi. Bác còn bảo muốn lấy con gái bác thì làm thủ tục cho nhanh nhanh đi. Bác cũng già rồi muốn có cháu bé. Ôi vui thế chứ lại!".
Bị bố vợ tương lai mời rượu, anh chàng có cách từ chối khéo léo. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện của chàng trai nhanh chóng nhận về hàng nghìn lượt quan tâm của cộng đồng mạng, đặc biệt là cánh mày râu.
Bị ép rượu, bia là việc thường xuyên mà các anh chàng gặp phải khi về ra mắt nhà người yêu. Nhưng chẳng mấy ai có thể từ chối được như chàng trai này. Dân mạng cho rằng bên cạnh tài ăn nói của anh này thì một phần cũng do nhà cô gái cũng rất dễ tính.
Nhiều người vẫn biết rằng uống rượu bia là có hại cho sức khỏe nhưng lại uống rất nhiều. Thậm chí còn trở thành các ma men khiến người vợ, người thân của mình khó chịu, đặc biệt đã có nhiều trường hợp phải rơi nước mắt khi có những hệ quả xấu xảy ra.
Người đàn ông bản lĩnh là dám từ chối rượu bia chứ không phải là say xỉn. Câu chuyện vui của chàng trai này cũng là một gợi ý để các anh chàng có cách từ chối việc bị ép rượu trong các cuộc vui.
Không ai có thể ép bạn uống rượu nếu bạn không thích, phải không nào?
Cô dâu 65 lấy chồng trẻ ngoại quốc 24 tuổi: Bạn không tin không có nghĩa là người ta giả tạo Liệu có chăng một tình yêu chân thành giữa bà vợ 65 tuổi và anh chồng 24 tuổi? Đây là điều khiến nhiều người đang băn khoăn nghi hoặc về câu chuyện tình làm dậy sóng mạng xã hội suốt mấy ngày qua. Người ta nói tình yêu thì không phân biệt tuổi tác, nhưng mấy ai có thể chấp nhận một tình...