Cùng tìm hiểu về độ tuổi mang thai tốt nhất của phụ nữ
Bạn có biết việc chọn độ tuổi mang thai thích hợp sẽ giúp giảm các biến chứng thai kỳ, sinh nở cũng như bé cưng sinh ra sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn.
Người ta nói rằng khả năng sinh sản tự nhiên sẽ giảm theo tuổi tác và việc có con khi đã qua độ tuổi lý tưởng sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn đã bước qua tuổi 30 hay 40 thì không thể sinh một đứa con khỏe mạnh.
Thực tế là hiện nay nhiều cặp vợ chồng có xu hướng trì hoãn việc sinh con. Nguyên nhân có thể là do cả hai muốn kéo dài cuộc sống son rỗi, muốn xây dựng nền tảng kinh tế – tài chính vững chắc, chuẩn bị đầy đủ tâm lý, kiến thức trong việc nuôi dạy con… Do đó, họ đã bỏ qua vấn đề độ tuổi sinh con thích hợp giúp bảo đảm sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ phân tích cho bạn thấy những ích lợi của việc mang thai đúng độ tuổi.
Độ tuổi mang thai tốt nhất là khi sẵn sàng về mọi mặt
Nói về độ tuổi làm mẹ thích hợp thì điều đầu tiên phải đề cập đến là khi cơ thể bạn đã phát triển toàn diện nhất để đảm nhiệm tốt vai trò sinh sản. Đồng thời ở độ tuổi đó, người mang thai phải có tâm lý tốt, vững vàng về tài chính cũng như kiến thức trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái.
Độ tuổi mang thai lý tưởng chắc chắn không phải dưới 18 tuổi, bởi đây là độ tuổi hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chí vừa kể trên. Phụ nữ sinh con ở độ tuổi này dễ đối mặt với nguy cơ như sẩy thai, thai yếu hay sinh non. Cơ thể lúc này còn quá trẻ, khung xương chậu chưa nở tốt sẽ dễ gặp sang chấn khi sinh vì vậy nguy cơ cao sẽ cần phải mổ lấy thai. Người mẹ cũng gặp khó khăn trong việc nuôi con vì thiếu hụt cả về kiến thức lẫn tiềm lực tài chính.
Hầu hết các cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận độ tuổi mang thai tốt nhất là từ 20 – 35. Sau đây là những nguyên nhân được đưa ra nhằm giải thích vì sao độ tuổi này được xem là độ tuổi mang thai tốt nhất:
Cơ thể có đủ sức khỏe cần thiết để mang thaiSẽ ít gặp các biến chứng thai kỳ như mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, thai chết lưu hay sẩy thaiCơ thể sản xuất trứng tốt, trứng khỏe mạnh, khả năng thụ thai caoĐặc biệt là có khả năng mang đa thai.
Thực tế ở Việt Nam, nhiều người lớn có xu hướng mong muốn con cái lập gia đình sớm để có cháu bế bồng nhằm hoàn thành trách nhiệm với gia đình, tổ tông. Thế nên có không ít cặp vợ chồng kết hôn và sinh con ở độ tuổi 20. Trong khi đó, một số khác lại chờ đợi đến tuổi 30 hoặc 40 để ổn định cuộc sống rồi sau đó mới sinh con. Trường hợp nào cũng đều có lý do riêng, vì vậy mà họ đều có ưu, nhược điểm khác nhau trong việc có con sớm hay muộn.
Các lý do để có con sớm hay muộn
Với nhiều cặp vợ chồng hiện nay, việc biết được độ tuổi mang thai tốt nhất là một chuyện, việc chọn thời điểm khi nào sinh con lại là chuyện khác. Cùng Hello Bacsi điểm qua một vài lý do tại sao nên có con sớm hay muộn nhé!
Lý do của nhiều trường hợp sinh con khi lớn tuổi:
Video đang HOT
Kinh nghiệm cuộc sống đủ vững để nuôi dạy con tốt.Thu nhập tốt hơn để có thể chu cấp tốt cho cuộc sống và việc học hành của con.Đứa trẻ sẽ ít gặp vấn đề sức khỏe hơn bởi chất lượng cuộc sống tốt mà cha mẹ chúng mang lại.Bạn sẽ có nhiều thời gian cho con mình hơn.
Lý do của những trường hợp muốn sinh con sớm:
Khoảng cách văn hóa giữa bạn và con bạn sẽ ít hơn.Bạn sẽ có nhiều thời gian để có thêm con.Bạn có đủ sức khỏe để chơi đùa cùng bé.Những đứa trẻ khi lớn hơn sẽ ổn định sớm hơn, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về chuyện lập gia đình của con hay lo lắng công việc cho con.Người mẹ sẽ có sự phục hồi nhanh chóng để mang thai trở lại.
Đó chỉ là những lý do để bạn tham khảo và bản thân cần xem xét các yếu tố khác như khả năng sinh sản, sự trưởng thành về cảm xúc, mức độ ổn định trong công việc, định hướng gia đình, tài chính… trước khi quyết định khi nào nên có con.
Nếu bạn muốn mang thai khi đọc những dòng trên thì phải làm gì?
Hãy bình tĩnh và thực hiện theo các bước dưới đây nếu bạn đã chọn được độ tuổi mang thai tốt nhất của mình rồi, cũng lưu ý rằng những lời khuyên này sẽ không giới hạn độ tuổi của bạn đâu:
Liên hệ với phòng chăm sóc khách hàng của một bệnh viện mà bạn muốn đến, cung cấp các thông tin cần thiết và cùng họ lên lịch kiểm tra định kỳ để xem xét tiền sử cá nhân, gia đình và bệnh sử của bạn.Tìm hiểu xem bản thân người mang thai có cần phải thực hiện sàng lọc trước sinh hay không?Chuẩn bị bắt đầu bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như axit folic, canxi, sắt sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.Bỏ ngay thuốc lá, rượu nếu bạn đang có thói quen vô cùng xấu cho sức khỏe này.Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và có chế độ ăn uống cân bằng.Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, tập yoga hay chạy bộ cũng là những gợi ý hay.Hãy hình thành thói quen ghi lại các vấn đề về chi tiêu tài chính để có thể quản lý tiền bạc tốt hơn trong tương lai.Tránh xa những nơi được cảnh báo là ô nhiễm, độc hại.Xác định thời gian rụng trứng của bạn và nên quan hệ trong thời kỳ dễ thụ thai nhất trong chu kỳ của bạn.Nếu có những vấn đề như bỏ lỡ chu kỳ kinh nguyệt hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn nên hỏi và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia về sinh sản.
Cần lưu ý là trong giai đoạn này, nếu bạn vẫn chưa có ý định sinh con do một số hoàn cảnh nhất định hoặc mới vừa sinh em bé nên chưa muốn sinh tiếp…, bạn nên thực hiện các biện pháp tránh thai tạm thời để “hoãn binh” nhé!
Tuổi tác của nam giới có ảnh hưởng đến việc sinh sản hay không?
Câu trả lời là có! Khả năng sinh sản của đàn ông cũng suy giảm theo độ tuổi. Lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng bị ảnh hưởng khi tuổi tăng. Nếu tuổi của cha trên 45, thai nhi có nguy cơ bị sẩy hay gặp bất thường liên quan đến di truyền ở trẻ sinh ra rất cao.
Với phụ nữ, nếu độ tuổi mang thai tốt nhất là 20 – 35 thì với nam giới, độ tuổi để sinh con lý tưởng lại nằm trong khoảng từ 29 – 35 tuổi. Cơ thể nam giới ở lứa tuổi này tràn đầy năng lượng, thể chất phù hợp, chất lượng tinh trùng cao nhất nên rất thích hợp để có con. Thêm một lý do nữa là đàn ông trong độ tuổi này cũng đã trưởng thành, chín chắn hơn trong suy nghĩ, có xu hướng nghĩ về gia đình và chăm sóc con cũng tốt hơn.
Khi nào có hay không có con là một quyết định cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu, hoàn cảnh và triển vọng của chính bạn. Do đó, thời điểm hay độ tuổi mang thai tốt nhất là khi bạn và người phối ngẫu có cùng suy nghĩ rằng cả hai đã sẵn sàng có một gia đình nhỏ cho riêng mình.
Theo Hellobacsi
Dễ có thai khi đang cho con bú nếu bạn không biết 5 nguyên tắc này
Theo nhiều chuyên gia về sản phụ khoa, sau khoảng 6 tuần sinh người phụ nữ đã có nguy cơ mang thai trở lại.
Điều có đó nghĩa là, nếu không chọn được biện pháp tránh thai an toàn, nhiều chị em phụ nữ sẽ bị "vỡ kế hoạch" và gánh chịu nhiều hệ lụy vì cơ thể chưa có thời gian phục hồi. Vậy nên tránh thai bằng thuốc là một trong những lựa chọn cho các chị em với tỉ lệ thành công 97-98%. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc tránh thai các mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc sau:
1. Chọn loại thuốc tránh thai phù hợp:
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong khoảng 24 giờ sau khi sử dụng thuốc, có thể có khoảng 1-5% thuốc ngấm vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vì thế, trong giai đoạn nuôi con bằng sữa, bạn nên chọn loại chỉ chứa một hormon progestin (mini-pill), hoạt động bằng cách "báo hiệu" giả là cơ thể đang mang thai để ngừng phóng thích trứng. Hormon này tạo ra các điều kiện bất lợi làm cho tinh trùng khó tiếp cận được trứng hoặc phôi thai không thể làm tổ được trong tử cung.
Đặc biệt loại thuốc này ít tác động đến chất lượng và số lượng sữa nên chúng được xem là an toàn hơn cho cả mẹ và bé.
2. Uống đúng thời điểm:
Sau sinh 6 tuần, bạn có thể dùng thuốc tránh thai. Nếu bạn có kinh trở lại trước mốc thời gian này thì hãy uống thuốc ngay ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
Đối với loại thuốc mini-pill bắt buộc bạn phải nhớ là uống đúng giờ mỗi ngày. Do thuốc chịu tác động của chu kỳ sinh học nên khi bạn uống đúng giờ các bộ phận trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, giữ được mức hormon ở mức ổn định, đảm bảo thuốc đạt được hiệu quả cao nhất, tránh gặp tác dụng phụ.
Nếu không may bạn không đúng giờ, hãy cố gắng không trễ quá 3 giờ và phải sử dụng kèm biện pháp tránh thai bổ sung. Còn nếu bạn quên uống thuốc, thì dừng uống thuốc cho đến hết chu kỳ và sử dụng biện pháp tránh thai khác.
Đối với thuốc có 2 thành phần (progestin estrogen) chỉ nên dùng khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm.
3. Hạn chế dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp:
Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc chứa nội tiết tố nữ cao, nhằm ngăn chặn sự làm tổ của trứng.
Nếu dùng thuốc trong quá trình cho con bú sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sự tiết sữa.
Vậy nên, các mẹ nên hết sức tránh dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khi đang cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc phải uống, các mẹ tránh cho con bú trong khoảng 3-4 ngày và vắt bỏ sữa đã nhiễm thuốc.
4. Đề phòng nguy cơ gặp tác dụng phụ:
Thuốc tránh thai làm thay đổi hormon của cơ thể nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ:
Ảnh hưởng sức khỏe: Huyết áp tăng cao đột ngột là hiện tượng thường gặp ở những mẹ dùng thuốc tránh thai với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, khó thở, buồn nôn... Bên cạnh đó có gặp các hiện tượng như đầy hơi, chuột rút, xuất huyết âm đạo đột ngột. Lúc này, các mẹ nên nghỉ ngơi và nhờ người trông hộ bé và tăng cường thực phẩm giàu đạm. Nếu tình hình không được cải thiện, hãy ngừng thuốc và xin ý kiến của bác sĩ sản phụ khoa.
Ảnh hưởng đến tâm lý: Khi sử dụng thuốc, bạn cảm thấy phiền muộn, căng thẳng, thất vọng, bồn chồn... Bạn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ sản phụ khoa để giảm thiểu tối đa các tác dụng không mong muốn này.
5. Thận trọng khi dùng kèm kháng sinh:
Thuốc tránh thai sẽ bị giảm tác dụng nếu dùng kèm với thuốc kháng sinh. Vậy nên nếu trong thời gian nuôi con nhỏ và có điều trị bằng kháng sinh, bạn nên chú ý:
Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống tăng huyết áp, các thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc nội tiết tuyến giáp... có thể làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
Các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc chống nấm, các thuốc trị bệnh lao làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
Các mẹ hãy nhớ kỹ các nguyên tắc sử dụng thuốc tránh thai để luôn có một sức khỏe và tinh thần tốt nhất. Hãy để các con được sinh ra trong sự đầy đủ cả về vật chất và tình thương.
Theo Bác sĩ Trần Vũ Quang, bệnh viện Phụ sản Trung ương
Tưởng nhầm mang thai, nhưng khi biết sự thật khiến bụng lớn lên ai cũng phải giật mình Nhiều trường hợp tưởng có bào thai trong bụng nhưng rốt cục là khối u. Không tin nôi co ngươi đôn đai đăp khoai so giup teo khôi u, biêt đươc sư thât nay chăc chăn nga ngưaSư thât nga ngưa đăng sau clip đang đươc lan truyên vê khôi u ac tinh 'di chuyên' trươc toi va vangChỉ vì bị muỗi cắn...