Cúng Táo Quân: 2 điều đại kỵ gia đình nào cũng nhất định phải tránh kẻo rước hoạ
Khi cúng Ông Công Ông Táo cần tránh 2 điều này – gia đình nào cũng nên biết.
Điều kiêng kỵ khi cúng Ông Công Ông Táo
Cúng tiền âm phủ
Ông Trịnh Sinh – Nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không đốt tiền âm phủ. Bởi ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm.
Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng sẵn sàng bỏ hàng triệu đồng mua vàng mã về đốt. Bởi họ tin rằng dâng mâm cao cỗ đầy sẽ được Táo quân ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Nhưng thực tế điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Ném cá chép từ trên cao xuống
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, thì việc phóng sinh cá đúng cách mang ý nghĩa công đức rất lớn.
Nhưng việc thả cá chép thế nào cho đúng ý nghĩa tâm linh và đúng mục đích bảo vệ môi trường thì không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ.
Theo Thượng tọa, khi thả cá nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Nếu không ta đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước và thao tác này cần nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn.
Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống vì việc làm này rất xấu xí và cá thả xuống có thể không sống được.
Người dân cũng không nên phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội sống sót.
Cúng Ông Công Ông Táo
Video đang HOT
1. Thời điểm cúng: Cúng Táo quân – theo Tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng chạp. Do vậy nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp.
Bởi theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
2. Cỗ mặn: Mâm cỗ cúng Táo quân thường bao gồm đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi. Thực tế thì tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ không nhất thiết phải quá cầu kỳ.
3. Cỗ chay: Hiện nay do cuộc sống bận rộn nên mâm cỗ cúng đơn giản hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các món mặn – ngoài vàng mã tùy theo từng gia đình nhiều người chọn lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc để tiễn Táo quân về trời.
Theo Ngọc Lê/Khoevadep.vn
Cúng 23 tháng Chạp không để 3 loại hoa này lên ban thờ kẻo cả năm mất lộc
Không phải ai cũng biết rõ nên cắm hoa gì trên bàn thờ và những loại hoa không được cắm khi cúng ông Công, ông Táo.
Việc cắm hoa trên bàn thờ có ý nghĩa dâng lên bề trên những điều tốt đẹp bày tỏ sự biết ơn cho dù giá trị vật chất không nhiều. Hoa còn mang ý nghĩa là nhân, thấy hoa là nhớ đến tu nhân, những đóa hoa đẹp tương lai sẽ mang lại quả ngọt.
Nhưng không phải ai cũng biết rõ nên cắm hoa gì trên bàn thờ và những loại hoa không được cắm khi cúng ông Công, ông Táo.
1. Các loài hoa không nên đặt
Hoa cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì có mùi hôi.
Hoa phong lan
Hoa phong lan là loài hoa đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ dịp Tết nhưng không nên dùng để dâng Phật vì có nhiều màu rực rỡ, chữ "phong" gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
Hoa ly
Hoa ly có màu sắc rực rỡ, hương thơm nồng nàn nên không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở ban thờ gia tiên.
2. Các loài hoa nên đặt trên bàn thờ
Hoa hồng
Hoa hồng đem lại may mắn lâu dài cho gia chủ. Thân cây hoa hồng nhiều gai còn xua đuổi được tà khí xâm nhập.
Hoa cúc
Hoa cúc là biểu tượng của sự sống, tăng thêm phúc lộc, tuổi thọ cũng như sự hoan hỉ đến nhà. Ngoài ra, hoa cúc trắng còn là loài hoa biểu tượng cho sự duyên dáng và lòng hào hiệp.
Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền theo quan niệm của người da vàng, chúng sẽ mang lại ước vọng về những tháng ngày thịnh vượng và tài lộc, "tiền vào như nước". Ngoài ra, loài hoa này còn là biểu tượng cho sức khỏe, tuổi thọ cho cả gia đình.
Bài cúng khấn Tết ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - (NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: ...............
Ngụ tại:............
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, gia chủ phải đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối... để cá trở ông Táo lên chầu trời.
(Lưu ý: Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần, sau đó đi lùi ba bước mới được quay lưng đi).
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Theo Ngọc Lê/Khoevadep.vn
Chọn cá chép cứ nhắm đúng kiểu này, đảm bảo ông Công ông Táo "ưng bụng" Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Theo phong tục truyền thống, trong ngày 23 tháng Chạp, ngoài các vật phẩm thông thường như hương, hoa, vàng mã... các gia đình sẽ cúng cá chép sống. Cá này sau đó sẽ được phóng sinh. Cá chép là phương tiện đưa các vị...