Cùng soi hệ thống hợp kích Bí Truyền của Tiểu Tiểu Ngũ Hổ Tướng, liệu có gì khác biệt?
Theo đánh giá của nhiều game thủ đã trải nghiệm sớm bản quốc tế, sự khác biệt này dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn tới lối chơi.
Năm 2017 là năm đánh dấu rất nhiều mốc thời điểm đáng nhớ trong thị trường game. Điển hình có thể kể đến sự xuất hiện lần đầu tiên của khái niệm “hợp kích” trong các tựa game thẻ tướng chiến thuật. Theo một số chuyên gia nhận định, nếu duyên phận là bước đột phá thì hợp kích chính là sự tiến hóa của dòng game này. Mặc dù vậy, số lượng sản phẩm sở hữu được yếu tố đặc sắc ấy trên thị trường hiện nay không phải nhiều. Điều này phần nào đã khiến cộng đồng game thủ đổ dồn sự chú ý vào Tiểu Tiểu Ngũ Hổ Tướng ( TTNHT) khi bắt đầu hé lộ những thông tin đầu tiên. Tựa game chiến thuật từ “ông lớn” NetEase này cũng có hợp kích, thế nhưng liệu nó có gì khác biệt?
TTNHT mang đến một hợp kích khá hay ho
Đầu tiên, nguyên lý hoạt động của hợp kích vẫn được giữ nguyên trong TTNHT, người chơi cần chiêu mộ đủ những vị tướng cần thiết để kích hoạt kỹ năng mới. Những vị tướng trong bộ hợp kích đều phải có mặt trong đội hình khi ra trận. Và đương nhiên, kỹ năng hợp kích sẽ luôn sở hữu chỉ số và hiệu ứng đặc biệt, vượt trội hơn hẳn kỹ năng thường khiến người chơi phải khao khát.
Vẫn là công thức truyền thống, kết hợp đủ tướng để kích hoạt kỹ năng
Tuy nhiên, cái mới lạ trong TTNHT nằm ở cách mà các tướng khai triển kỹ năng hợp kích, sẽ luôn luôn chỉ có một vị tướng ra chiêu chứ không phải cả hai (hoặc cả ba). Cụ thể, trong bộ hợp kích giữa Lữ Bố và Điêu Thuyền, Lữ Bố mới là người kích hoạt Bí Truyền – Long Phụng (tên của kỹ năng hợp kích). Điều này có nghĩa, sẽ không cần đến cả Lữ Bố và Điêu Thuyền đủ nộ mới có thể ra xuất hợp kích, chỉ duy nhất Lữ Bố là đủ.
Tuy nhiên, trong TTNHT, để thi triển hợp kích, chỉ duy nhất tướng kích hoạt cần đủ nộ
Chi tiết này rất đáng suy ngẫm bởi trên thực tế, việc bắt buộc cả bộ tướng đủ nộ mới tung được kỹ năng hợp kích đôi khi lại khiến người chơi rất vất vả. Thử nghĩ mà xem, sẽ luôn luôn có một nhân vật nào đó sở hữu kỹ năng đánh trừ nộ và dĩ nhiên, thứ mạnh mẽ nhất của bạn mà không thể tung ra thì thật là phát cáu…
Video đang HOT
Trong TTNHT, hợp kích Bí Truyền có thể coi là một phiên bản khác của hợp kích thông thường, được thiết kế để chiều theo ý muốn của người chơi. Vẫn là bộ đôi Lữ Bố, Điêu Thuyền ở trên, nếu là các tựa game khác, sau khi xuất hợp kích, cả 2 tướng này đều phải tích nộ lại từ đầu. Trong khi đó, ở TTNHT, Lữ Bố xuất Bí Truyền là việc của Lữ Bố lo, Điêu Thuyền có nộ thì vẫn cứ tung ra tuyệt chiêu riêng của nàng ta.
Như các bạn đã thấy, chỉ Lữ Bố khai triển, Điêu Thuyền đóng vai trò mở khóa
Theo đánh giá của nhiều game thủ đã trải nghiệm sớm bản quốc tế, sự khác biệt này dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn tới lối chơi. Với những bạn đã quen hợp kích thông thường và chuyển sang TTNHT sẽ bị “khựng” mất đôi chút vì bỗng nhiên có thêm 1 (hoặc 2) kỹ năng mới. Việc xây dựng đội hình, chiến thuật cũng nhờ đó mà đa dạng, phong phú hơn. Giờ đây, người chơi không cần thiết chỉ tập trung vào một bộ tướng hợp kích nhất định mà có thể sở hữu tới 2 hoặc thậm chí là 3 bộ cùng lúc trong đội hình.
Một số bộ hợp kích Bí Truyền khác trong TTNHT:
Chu Du – Tiểu Kiều
Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi
Tào Tháo – Quách Gia
Theo lịch trình dự kiến, vẫn còn 6 ngày nữa thì cộng đồng game thủ Việt mới được chính thức vào trải nghiệm TTNHT. Tuy chưa có cơ hội được đào sâu hơn để phân tích cái hay, cái dở của hợp kích phiên bản mới nhưng có lẽ không chỉ người viết mà cả bạn đọc cũng đã nhận ra tiềm năng của tựa game này. Hãy cùng đón chờ thông tin về TTNHT nhé!
Theo GameK
Hệ thống tướng đỏ của Tiểu Tiểu Ngũ Hổ Tướng đang gây tranh cãi vì toàn những cái tên chẳng mấy thân thuộc
Tựa game này lại xây dựng hệ thống tướng hơi khác so với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện nay.
Như các bạn đã biết, trong nhiều tựa game thẻ tướng "hịn", phẩm chất tướng được chia thành các màu khác nhau, sắp xếp tăng dần theo xanh lục, xanh lam, tím, vàng, cam và cuối cùng là đỏ. Có thể nói, tướng đỏ chính là đích đến sau cùng của người chơi. Mặc dù vậy, để sở hữu được nguồn sức mạnh này lại không hề đơn giản, bạn sẽ phải trải qua một chặng đường "cày cuốc" cực kỳ gian nan trong các hoạt động so tài, đua Top...
Tướng đỏ được coi là lớp tướng mạnh nhất trong các tựa game chiến thuật thẻ tướng
Cũng chính vì độ hiếm có khó tìm, các nhà sản xuất sẽ thường đặt những nhân vật nổi nhất, mạnh nhất của một bộ tiểu thuyết để làm tướng đỏ. Tương tự, trong các tựa game Tam Quốc, dàn tướng đỏ chắc chắn sẽ không nằm ngoài những cái tên quen thuộc như Lữ Bố, Quan Vũ, Triệu Vân... Họ đều là các chiến tướng được người đời ngưỡng mộ với vô số điển tích bất hủ.
Ấy vậy mà, mới đây, hệ thống tướng đỏ của Tiểu Tiểu Ngũ Hổ Tướng(TTNHT) lại khiến nhiều người chơi bất ngờ, và thậm chí còn gây tranh cãi vì sở hữu toàn những cái tên chẳng mấy thân thương.
TTNHT là một sản phẩm của "ông lớn" NetEase sẽ ra mắt cộng đồng game thủ Việt trong thời gian ngắn sắp tới
Hé lộ những thông tin đầu tiên vào đầu tháng 12 vừa rồi, TTNHT từ NetEase nổi tiếng đang là tâm điểm bàn luận của cộng đồng game thủ Việt. Hệ thống tướng trong game được chia thành 4 nhóm: Ngụy, Thục, Ngô và Quần Hùng. Với mỗi nhóm tướng sẽ có 2 vị tướng đỏ đại diện, còn lại được chia đều về các phẩm vàng, tím, xanh. Theo đó, Ngụy có Tào Tháo và Tư Mã Chiêu, Thục có Quan Vũ và Gia Cát Lượng, Ngô có Tôn Kiên và Chu Du, Quần Hùng có Lữ Bố và Tả Từ.
Hệ thống tướng đỏ gây tranh cãi của TTNHT
Những nhân vật khiến nhiều người chơi hoài nghi nhất khi trải nghiệm sớm bản quốc tế chính là Tư Mã Chiên, Tôn Kiên và Tả Từ. Điểm chung của 3 người này là đều không hề đích thân tham gia vào thời kỳ Tam Quốc. Tư Mã Chiêu là một quyền thần trứ danh nhưng là vào thời kỳ cuối của nhà Tào Ngụy, sau khi tiếp nối cha là Tư Mã Ý tiếp quản dòng họ. Tôn Kiên mặc dù đã đặt nền móng cho nước Đông Ngô nhưng ông lại mất quá sớm, trước cả khi thế chân vạc được chính thức hình thành. Còn lại là Tả Từ - một nhân vật được lưu truyền trong dân gian với khả năng pháp thuật Đạo Giáo cực kỳ khủng khiếp. Thế nhưng, vị đạo sĩ này rốt cuộc cũng chỉ ẩn cư trên núi chứ không có tác động đến thế sự nhân gian.
3 nhân vật này có xứng để xét làm tướng đỏ?
So về công trạng họ chưa chắc đã bằng Gia Cát Lượng hay Chu Du, so về độ nổi tiếng họ cũng chẳng thể đọ lại Lữ Bố hoặc Quan Vũ, vậy thì tại sao TTNHT lại ưu ái 3 nhân vật này đến vậy? Liên hệ với BQT tựa game này, chị Huyền Kha cho biết: "Trên thực tế, tướng đỏ không nhất thiết phải là nổi tiếng nhất hoặc mạnh nhất. Theo bọn mình, tướng đỏ giá trị bởi vì độ hiếm. Những vị tướng đỏ mà người ta ít nghe tới như Tả Từ, Tư Mã Chiêu đều là các nhân vật truyền kỳ, chỉ là họ không nổi trong đúng thời điểm mà thôi. Thêm vào đó, các kỹ năng hay chỉ số của họ đều rất khủng và có thể thay đổi cục diện trận đấu với sức mạnh kinh thiên. Tin rằng các bạn game thủ sau khi được chứng kiến khả năng thật sự của họ thì sự ngờ vực, hoài nghi kia cũng sẽ tan biến ngay".
Trên thực tế, tướng đỏ không nhất thiết phải là nổi tiếng nhất hoặc mạnh nhất. Theo bọn mình, tướng đỏ giá trị bởi vì độ hiếm - theo chị Huyền (thuộc BQT TTNHT)
Ngoài ra, còn có một số ý kiến khác cho rằng nếu để các tướng không liên quan như trên làm tướng đỏ thì cơ hội người chơi chiêu mộ được vị tướng hoặc đội hình mà họ yêu thích lại càng cao hơn. Bởi suy cho cùng, kiếm và nâng cấp 5 tướng cam cũng đỡ nhọc hơn là chiêu mộ được 1 tướng đỏ...
Vậy còn bạn thì sao, lời giải đáp trên đã đủ thỏa mãn một người chơi kỳ cựu của dòng game chiến thuật Tam Quốc hay chưa?
Theo GameK
Cứ chiến thuật thẻ tướng thì đều là game tự kỷ? gMO này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại Dù là một tựa game chiến thuật cá nhân, nhưng theo đánh giá chủ quan của các game thủ đã tham gia test lâu ngày thì tính cộng đồng của Tiểu Tiểu Ngũ Hổ Tướng hoàn toàn vượt trội hơn các sản phẩm cùng loại. Như chúng tôi đã đưa tin, làng game Việt sắp sửa chào đón một tựa game chiến thuật...