Cùng quẫn tiền bạc, giết chủ nợ và bi kịch một gia đình
Sau song sắt nhà giam, bao nhiêu đêm Lư không thể nhắm mắt nổi. Chồng án tử, vợ chung thân. Hai đứa con nhỏ bỏ ngoài xã hội.
Phạm nhân Hoàng Thị Lư (SN 1984, trú tại Hoa Lư, Ninh Bình) đang thụ án chung thân ở trại giam Ninh Khánh – Ninh Bình vì tội “ Giết người”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Phạm nhân Hoàng Thị Lư
Khuôn mặt buồn bã, già hơn so với tuổi 36 của mình, Lư tâm sự: “Khi vào trại thực sự không suy nghĩ về bản án mà chỉ lo các con ở ngoài còn nhỏ. Cháu bé bệnh nặng, chồng lại án tử hình nên bản thân không yên tâm tư tưởng. Con cái đều phải trông chờ vào sự chăm sóc của bố mẹ, trong đó, con trai lớn thì phải lưu lạc lên tận Lai Châu ở với anh trai của chồng, cháu bé ở với ông bà nội”.
Phạm Thị Lư đầy day dứt khi nhớ lại quãng đời lầm lỡ của mình. Nữ phạm nhân nói, có nằm mơ cũng không nghĩ có ngày mình lại nhận án chung thân vì tội Giết người.
Cùng quẫn vì tiền bạc, giết chủ nợ để khỏi bị đòi tiền
Lúc đó, khoảng năm 2006, Hoàng Thị Lư tốt nghiệp Trung học thương mại và du lịch Hà Nội và về làm kế toán cho Công ty đầu tư và phát triển Hải Phú ở thành phố Ninh Bình, do anh Trần Văn Khiêm SN 1979, trú tại tỉnh Ninh Bình làm giám đốc. Cuối năm 2009, do thiếu vốn để kinh doanh anh Khiêm có nhờ Lư vay tiền. Lư nhận lời với yêu cầu lãi xuất 3000 đồng/1 triệu/1 ngày.
Do quen biết với bà Nguyễn Thị Mai, SN 1949, trú ở Ninh Bình, Lư hỏi vay với lãi suất 1.500 đồng/triệu/ngày và mang cho anh Khiêm vay lại với mức 3000 đồng/triệu/ngày.
Video đang HOT
Từ cuối năm 2011, công ty anh Khiêm làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán, dẫn đến việc anh Lư không thanh toán được tiền gốc và lãi đã vay cho bà Mai. Theo đó, số tiền Lư nợ bà Mai cả gốc và lãi là 850 triệu đồng. Thời điểm này, bà Mai yêu cầu Lư trả nợ. Đến đầu năm 2013, khi bị bà Mai thúc ép trả nợ, Lư đã bàn với chồng là Nguyễn Quang Hiệp bán đất trả nợ bà Mai nhưng Hiệp không đồng ý. Hiệp bàn với Lư phải khử bà Mai để xóa nợ và được Lư đồng ý. Lúc này Lư mua sim điện thoại mới chỉ để liên lạc với bà Mai nhằm tránh bị phát hiện, mua bao xác rắn để khi giết bà Mai xong thì đựng xác đem đi giấu nhằm phi tang.
Sau khi thống nhất kế hoạch giết bà Mai, khoảng 14h30 ngày 26/1/2013, Lư gọi điện hẹn bà Mai đến nhà Lư thuê. Khi bà Mai đến, Lư hẹn bà Mai vào phòng ngủ nói chuyện. Trong lúc Lư và bà Mai đang nói chuyện, Hiệp nháy Lư ra ngoài, rồi lấy một chiếc chày bằng kim loại đập liên tiếp vào đầu bà Mai.
Sau khi xác định bà Mai đã chết, Hiệp cùng Lư cho xác bà Mai vào bao tải, đưa đến cống thoát nước thải gần bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình để giấu xác.
Toàn bộ tài sản bà Mai mang theo bên người gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy vay nợ Lư đem vào phòng vệ sinh đốt, dội nước cho trôi toàn bộ xuống cống để phi tang.
Nỗi ân hận tột cùng của Lư và câu chuyện nhân văn về tình người
Nói đến đây, nữ phạm nhân Lư khóc nức nở: “Chỉ vì bị dồn ép quá nên cùng quẫn mà tôi đã đưa cả chồng vướng vào vòng lao lý, các con phải khổ sở, mỗi đứa một nơi vì thiếu bàn tay chăm sóc của bố mẹ”.
Phạm nhân Lư mong sớm được trở về để nuôi dậy con cái.
Lư kể: “Lúc tôi phạm tội, con trai lớn được 3 tuổi, con gái nhỏ được 7 tháng tuổi lại mắc 4 bệnh về tim. Khi cháu được 2 tuổi, tôi có đưa cháu ra bệnh viện E Hà Nội để mổ lần đầu. Các bác sỹ nói cháu phải mổ lần nữa, nhưng vì thời gian tại ngoại của tôi chỉ kéo dài đến lúc cháu ba tuổi là phải đi trả án”.
Chia sẻ đến đây, giọng Lư nghẹn lại: “Những ngày đầu khi mới vào trại, không tối nào tôi ngủ được, thương chồng thương con và hối hận vì những việc làm của mình. Đến giờ, người nhà phạm nhân chắc vẫn chưa nguôi ngoai và tha thứ cho lỗi lầm của tôi. Họ chắc vẫn còn oán trách tôi nhiều lắm. Đến bản thân tôi, bao năm qua chưa ngày nào tôi tha thứ cho mình. Chỉ vì việc này mà tôi đánh mất tất cả”.
Nhắc đến hai con, sau ít phút lấy lại bình tĩnh, gương mặt phạm nhân Lư rạng rỡ hơn. Lư kể, những ngày đầu vào trại, biết hoàn cảnh chị khó khăn, Ban Giám thị Trại giam Ninh Khánh cùng đồng đội đóng góp và đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Ninh Bình hỗ trợ tiền; nhờ các bác sĩ Bệnh viện E mổ tim cho con gái chị. Nhờ đó cháu đã qua cơn hiểm nghèo, lớn lên có thể bình thường như những đứa trẻ khác.
Phạm nhân Lư ngậm ngùi, việc con gái được mổ tim trong khi bố mẹ mang án tử là một tình huống hết sức đặc biệt. Lư chỉ có một suy nghĩ “Không còn cách nào khác là yên tâm tư tưởng cố gắng cải tạo để không phụ sự quan tâm của cán bộ trại giam.”
Ước mơ dang dở và bi kịch một gia đình
Giờ đây hai cháu thi thoảng vẫn lên trại thăm mẹ. Gặp con gái thứ hai, chị thấy cháu lớn hơn, da hồng hào và tình cảm với mẹ: “Khi nào vào trại cháu cũng hỏi là khi nào mẹ về. Lúc đó, tôi chỉ biết trả lời con, con cứ học giỏi thì mẹ về. Gần đây, cháu khoe “Kỳ thi vừa rồi con được 3 điểm 10″. Tôi cũng hiểu ý cháu là bây giờ con học giỏi rồi thì bao giờ mẹ về? Tôi chỉ biết khóc và lại nói dối con “Con cứ ngoan thì mẹ về”. Tôi nghĩ, chắc ở bên ngoài người lớn, nhất là ông bà cháu cũng nói cho cháu hiểu nên thời gian gần đây nhất cháu hỏi “Con lớn bằng từng nào thì mẹ về”. Những lúc nghe câu hỏi này, tôi cũng buồn và không biết trả lời con thế nào? Tôi nói khi nào con đi học Đại học thì mẹ về. Tôi nghĩ, cháu còn quá nhỏ cháu không thể hiểu học Đại học là gì?”.
Nhớ lại những ngày gia đình còn hạnh phúc, lúc đó, vào những hôm buổi tối trời nóng, vợ chồng đi hóng mát. Mỗi khi đi đâu nhìn thấy có ngôi nhà nào đẹp, chồng tôi đều nói: “Sau này có tiền sẽ xây một ngôi nhà khang trang thế này để mẹ con đỡ vất vả”. Giờ ước mơ dang dở sau cánh cổng sắt trại giam, vợ chồng hơn 6 năm không nhìn, không nghe giọng nhau. Nữ phạm nhân Lư nghẹn ngào: “Chồng tôi đang tạm giam ở Trại giam công an tỉnh Ninh Bình chờ ngày thi hành án. Nếu có mong muốn, tôi chỉ mong chồng mình không phải thi hành án tử. Hai vợ chồng cải tạo thật tốt, biết giá trị sức lao động. Sau này có cơ hội trở về cùng nhau nuôi dậy con cái để các cháu không vướng vào lao lý”./.
Theo Nguyễn Hiền/VOV.VN
Vận chuyển ma túy thuê, người đàn ông dân tộc Mường nhận án tử
HĐXX TAND TP.Hà Nội quyết định tuyên bản án tử hình đối với bị cáo Bạch Tuấn Anh về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy".
Ngày 2.7, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Bạch Tuấn Anh (SN 1971, tại Hòa Bình, dân tộc Mường). Hành vi của bị cáo đã phạm tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy".
Bị cáo đã có hành vi vận chuyển 938,75 gam ma túy tổng hợp - Ảnh: T.A
Cụ thể, rạng sáng 15.11.2018, tại khu vực bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông, TP.Hà Nội), Công an quận Hà Đông bắt quả tang Bạch Tuấn Anh có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ 1 hộp caton, bên trong có 1 vỏ túi chứa tinh thể màu trắng, 1 túi nilong chứa 98 viên nén màu hồng và 1 viên nén màu xanh.
Bạch Tuấn Anh khai số tang vật bị thu giữ là ma túy tổng hợp, Tuấn Anh vận chuyển thuê từ bến xe Yên Nghĩa về vườn hoa Hà Đông.
Tại Cơ quan điều tra, bị cáo khai nhận đầu tháng 11.2018, do có quen biết một đối tượng tên Hùng (khoảng 45 tuổi, không biết địa chỉ cụ thể) và được Hùng nhờ nhận một thùng hàng là ma túy từ xe khách Sơn La mang về vườn hoa Hà Đông.
Khoảng 22 giờ ngày 14.11.2018, như đã thỏa thuận trước đó, Tuấn Anh ra bến xe Yên Nghĩa nhận hàng là một thùng caton chứa ma túy và trả cho nhà xe 70.000 đồng. Khi đang bê thùng ma túy ra xe bắt taxi mang về cho Hùng thì bị kiểm tra bắt giữ.
Căn cứ vào cáo trạng, tài liệu điều tra, lời khai của bị cáo tại Cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa đã làm rõ hành vi phạm tội của Bạch Tuấn Anh. Bị cáo đã có hành vi vận chuyển 938,75 gam ma túy tổng hợp Methamphetamine; bị bắt quả tang tại khu vực bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông, TP.Hà Nội). Số ma túy trên, Tuấn Anh vận chuyển thuê từ bến xe Yên Nghĩa về vườn hoa Hà Đông, tiền công vận chuyển là 5 triệu đồng.
Nhã Thanh
Theo motthegioi
Kết quả xét xử tội tham nhũng : 11 án tử, 22 án chung thân Theo Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, trong các vụ án, vụ việc mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi tới nay, đã xét xử sơ thẩm 54 vụ, 676 bị cáo, trong đó có 11 án tử hình, 22 án chung thân và 9 người bị phạt tù 30 năm. Mới đây, Bí...