Cùng phận chuyển giới, chị em coi nhau như gia đình
Chị Tố An đơn giản coi căn tiệm mình thuê như cái kho của cộng đồng. Dù mai này đi qua mùa dịch, nơi đây vẫn tiếp nhận lương thực hay quần áo nữ cũ nhưng còn mặc được để tặng lại cho chị em.
“Vòng quay đêm nay là con số gì đây. Từng vòng quay mà ngỡ như vòng xoay cuộc đời…” – tựa bài hát là Bậu ơi đừng khóc (tác giả Hamlet Trương), mà người trên sân khấu lẫn khán giả đều nghèn nghẹn. Sân khấu lô tô không còn sáng đèn trong mùa dịch, những diễn viên đa số là chuyển giới nữ xất bất xang bang bởi cơm áo gạo tiền.
Chị Tố An (phải) chuẩn bị cho chuyến đi phát lương thực, nhu yếu phẩm cho cộng đồng ở Bạc Liêu, Đồng Tháp ngày 26/4
Khốn đốn vì… không gia đình
Chuyển giới nữ nói riêng và cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới… họ có dễ dàng tìm được công việc không? Định kiến của xã hội nói chung khiến cơ hội việc làm của cộng đồng này luôn là khe cửa hẹp. Dù nỗ lực, nhiều người vẫn “rớt từ vòng gửi xe” ngay cả lúc tình hình kinh tế ổn định và nhu cầu tuyển dụng dồi dào.
Để mưu sinh, cộng đồng thường làm nghề tự do: trang điểm, làm tóc, làm móng, lô tô, hội chợ, kẹo kéo, hát đám ma, xiếc lửa đường phố, phụ bếp nhà hàng… Nhưng dịch bệnh đến, thiếu đói cũng ập đến vì các phương cách bươn chải mưu sinh đều không thể duy trì.
Lòng tương ái dậy lên khi có một thanh niên trong cộng đồng gặp sự cố đáng tiếc: bị từ chối khi xếp hàng nhận gạo cứu trợ giữa tháng 4/2020. Đoàn Lô tô Sài Gòn Tân Thời hay tiệm cho thuê trang phục, biểu diễn show Cà Boutique… tự nhiên trở thành địa chỉ trao nhận những bao gạo, thùng mì, trứng, sữa, tiền ủng hộ các chị em khốn khó trong cộng đồng, và cả những người nghèo khác.
Vượt khỏi phạm vi TP.HCM, những túi quà gồm các nhu yếu phẩm đã đến với chị em ở nhiều tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, Bình Dương, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định… Tình thương và sự quan tâm còn thể hiện qua những nút chia sẻ những hoàn cảnh nghèo khó bệnh tật, vô gia cư hay chia sẻ các show lô tô online, nhiệt tình mua vé ủng hộ, thậm chí khách còn tặng lại phần quà cho ban tổ chức khi “lỡ” trúng thưởng.
Video đang HOT
“Lúc đầu mình ngại đứng ra quyên góp vì trước đây chỉ thấy ai khổ thì cho thôi, chưa có kinh nghiệm quản lý quỹ từ thiện và thú thật là sợ lời thị phi. Nhưng nhiều chị em trong cộng đồng cứ ấn vào tay vì cho rằng mình phù hợp. Đi trao từng hộp cơm, bịch gạo mới thấy thấm câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, tiếc mình không đến sớm hơn với chị em.
Đoàn Mai Tuyết Ly (miền Trung) xổ số lô tô online giúp nhiều chị em nghèo khó, bệnh tật… được nhiều người mến thương, ủng hộ.
Dù ngoài xã hội có chính quyền và các tổ chức từ thiện, nhưng vẫn còn nhiều rào cản để những hạt gạo đến được các chị em cộng đồng. Lý do: nhiều chị em đã thoát ly gia đình, mất giấy tờ, ở trọ ở nhờ nên địa phương khó rà soát đầy đủ; do tính chất ngành nghề thường liên quan đến biểu diễn nghệ thuật nên với bề ngoài tươm tất, thậm chí ăn diện, việc một chuyển giới nữ xếp hàng chờ nhận từ thiện không may lại thành trò cười cợt, dè bỉu, mặc dù chị em thực sự không tìm được cái ăn thời điểm này.
Và một lý do đặc biệt là không ít người đồng tính, song tính, chuyển giới… từ lâu đã bị phụ huynh chối bỏ vì phản đối con mình sống đúng với ước muốn. Thắt ngặt, nhiều chị em vẫn không thể về với gia đình mình vì sợ bị bạo hành, nặng lời, xua đuổi hoặc mâu thuẫn đáng tiếc.
Chỉ còn chị em cộng đồng cưu mang nhau thôi, dựa vào nhau mà sống, đó cũng là gia đình rồi”, chị Nguyễn Huỳnh Tố An – Jessie Cà (chủ tiệm Cà Boutique) vừa bộc bạch vừa nhanh nhảu chuyển các túi gạo ra cửa để tỏa đi. Kêu gọi ủng hộ từ ngày 23/4, đến đầu tháng Năm, chị đã trao hàng trăm phần quà với số tiền đóng góp trên 100 triệu đồng.
“Còn chung vai là còn tương lai…”
Số tiền đó không đến từ người giàu mà đến từ tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Liên tiếp ra vào tiệm của chị Tố An là chị em trong cộng đồng, phụ huynh và những người hảo tâm khác cùng đóng góp kèm theo lời dặn “khỏi ghi tên nhen”.
Một chị chuyển giới nữ khá nổi tiếng trong cộng đồng cùng ông xã người Úc đi xe tay ga xịn đỗ xịch trước tiệm. Cặp đôi vốn là niềm mơ ước của cộng đồng về hạnh phúc thăng hoa cũng như mức độ thành đạt và thu nhập. Tuy nhiên, hỏi ra mới biết anh chị cũng gặp khó khăn nhiều tháng nay vì công việc đều xuống dốc. Ngay như bà chủ nhỏ Tố An cũng “đóng băng” vì đã gần nửa năm không có sô diễn, không cho thuê trang phục được.
Sau lớp khẩu trang, ánh mắt người cho và người tiếp nhận chỉ rưng rưng với nỗi đau chung của cộng đồng: nhiều chị em mất tiền, phải từ bỏ hoóc-môn, trả lại giới tính không thuộc về mình. Hay cùng đau đáu cho tình cảnh của chị Hai ở tỉnh Phú Yên. Chị già yếu, nghỉ bán vé số lâu nay, cái ăn và tiền chữa bệnh trông chờ vào gói hỗ trợ. Mùa mưa sắp tới, không biết chị sống sao dưới tấm bạt che ké hiên nhà người quen.
Chị Tố An đơn giản coi căn tiệm mình thuê (595/007 Cách Mạng Tháng Tám, P.15, Q.10, TP.HCM – số điện thoại 0906 676 021) như cái kho của cộng đồng. Dù mai này đi qua mùa dịch, nơi đây vẫn tiếp nhận lương thực hay quần áo nữ cũ nhưng còn mặc được để tặng lại cho chị em.
“Còn chị còn em, còn chung vai là còn tương lai…” với lời ca Bậu ơi đừng khóc, chị em cùng siết tay nhau dắt díu qua mùa khó.
29 tuổi đã qua 2 đời chồng vẫn không hạnh phúc
29 tuổi, chị trải qua 2 đời chồng với đầy tủi hờn. Quan niệm khắc nghiệt của đời người "trai tân lấy gái nạ dòng" đã đẩy người đàn bà như chị thêm một lần bị vùi dập.
Chị Nguyễn Thị Ngát, ở tỉnh Hòa Bình, cay đắng kể về 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ của mình đầy ấm ức, tủi hờn: "Năm 24 tuổi, tôi đã lấy một người chồng đáng hờn đến nỗi để bất cứ ai ở nhà chồng, họ hàng, bạn bè sai khiến, nhờ vả tất tật mọi việc, như là quên mất trên thế giới này còn có vợ con ở nhà chờ cơm, chờ sự giúp đỡ, chia sẻ của anh.
Chính vì những lúc thấy tủi thân quá, kể cả ngày lễ tết, chồng vẫn hăng hái ở tận đâu, nhưng ở nhà thì nguội lạnh, thờ ơ, khiến cho sự mâu thuẫn, chán nản vợ chồng xảy ra liên miên. Chúng tôi chia tay nhau vì lý do chẳng vì đâu, thật lãng xẹt như vậy khi con trai chúng tôi mới tròn 1 tuổi".
Chị đã nghĩ, sẽ chẳng bao giờ cần đến một người đàn ông nào nữa, ngay gia đình chị cũng cho rằng cuộc ly hôn ấy là lỗi do chị ích kỷ, không sẻ chia với chồng, nên cũng giận, không quan tâm đến mẹ con chị nữa.
"Sau hơn 2 năm làm mẹ đơn thân nuôi con 1 mình, trong một bữa tiệc cưới của bạn học cũ, tôi gặp người bạn trai mới, nhưng là bạn học ngày xưa của tôi. Lúc đầu, chúng tôi vẫn chỉ là bạn bè, cậu ấy biết hoàn cảnh của tôi thi thoảng lại tới giúp mẹ con tôi vài việc điện, nước trong nhà. Thấy con trai tôi gần gũi và thân thiện với người ấy hơn cả bố đẻ của nó, tôi bắt đầu thổn thức và cảm tình với anh" - chị Ngát cười nhẹ nhàng khi nhắc lại mối duyên thứ 2 của đời mình.
"Mẹ con tôi và người đàn ông ấy dần thân thiết, gắn bó rất tự nhiên. Một ngày nọ, chúng tôi thấy nên cùng nhau sống chung một nhà. Tôi quyết định lấy anh mà không tổ chức đám cưới, 2 đứa chỉ đăng ký kết hôn rồi về sống chung" - chị Ngát cho biết thêm.
"Nhưng hạnh phúc lần thứ 2 cũng chỉ kéo dài hơn lần trước chừng 2 năm. Cho đến một ngày, người mà tôi gọi là cha chồng tuyên bố một câu mà tôi cũng không thể ngờ tới trong dịp Tết chồng tôi dẫn 2 mẹ con về quê chúc Tết gia đình nhà chồng, ông gằn giọng, chỉ tay về phía mẹ con tôi quát to: "Nhà tao không cưới mày, nên mày và con mày không được về nhà tao lễ Tết hay bất cứ ngày nào, cút xéo ra khỏi nhà tao" - chị Ngát nhớ lại chuyện vừa xảy ra ở nhà chồng dịp Tết vừa qua.
"Khi đó, chồng tôi bế con trai tôi vừa bước vào sân nhà. Tôi quá bất ngờ trước hoàn cảnh này, vì trước đó, anh nói đã thuyết phục gia đình chấp thuận mẹ con tôi sau một thời gian ngăn cản anh không được. Anh có lẽ cũng bị bất ngờ trước thái độ của cha, nên mặt đỏ hằn lên lao vào nhà kéo cha vào bên trong ầm ĩ. Mẹ con tôi nghe tiếng cha con anh cãi lộn rất to đúng tối ngày mùng 2 Tết đã hiểu rõ sự tình".
Chị Ngát cho biết: "Tôi cảm thấy quá bị xúc phạm, con tôi không có lỗi gì. Tôi vội vã dắt tay con như chạy trốn ra khỏi căn nhà đó. Tôi không cần biết anh có lỗi gì không trong chuyện này, anh có nói dối mẹ con tôi hay không? Hay sự thay đổi thái độ đột ngột của người cha đã khiến anh không lường trước được sự việc, để mẹ con tôi chứng kiến và đón nhận tất cả sự khinh miệt, chửi rủa này?
Con người dù yếu đuối thế nào, rồi cũng phải mạnh mẽ thôi. Lòng tự trọng đã không cho phép tôi quay lại với người đàn ông ấy lần nữa. Có lẽ, anh sinh ra không phải để cho mẹ con tôi. Tôi quyết định để lại cho anh lá đơn ly hôn, rồi dắt con đi một nơi thật xa.
Sự tổn thương trong cuộc đời, tôi đã nếm đủ rồi, tôi không thể để con tôi bị hắt hủi, xua đuổi, khinh rẻ chỉ vì hạnh phúc cá nhân của mẹ nó. Tôi đủ bản lĩnh để tự tay nuôi con trai tôi nên người" - chị Ngát quả quyết nói trong sự nghẹn ngào kìm nén, nhưng đôi mắt vẫn ánh lên sự tự tin và quyết tâm của người đàn bà có số phận hẩm hiu, qua 2 chuyến đò vẫn lẻ bóng, đơn côi.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Tìm bạn gái để yêu thương, chiều chuộng Chào tất cả các bạn gái, mình là một thanh niên gần 28 tuổi nhưng chưa một lần yêu. Mình sinh ra và lớn lên tại TP HCM. Nói về bản thân mình hầu như không có gì nổi bật về cả hình thức và tài năng, chỉ cao 1,64 m và mập. Với hình thức này, mình đoán chắc nhiều bạn gái...