Cúng ông Công ông Táo: Tại sao lại vào ‘ngày xấu’ 23?
Theo chuyên gia Địa Lý phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, việc cúng ông Công ông Táo quan trọng là ở cái tâm, “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Dân gian vẫn thường có câu nói ” Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” để chỉ những ngày được cho là xấu, không may mắn, nhiều người kiêng kỵ.
Trong thực tế từ xưa đến nay, nhiều người vẫn thường chọn các ngày lành tháng tốt để thực hiện công việc với niềm tin tâm linh để công việc được hanh thông, thuận lợi.
Cũng bởi vậy mà các ngày mùng 5, 14, 23 thường ít người chọn để thực hiện các việc lớn. Ngày này là ngày mà Lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Đặc biệt ngày 23 tháng Chạp lại là ngày Đại kỵ.
Cúng ông Công ông Táo là truyền thống từ xưa của người Việt. Ảnh TL
Vậy sao Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời, liệu có sai không? Về vấn đề này, nhà nghiên cứu địa lý, phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, những kiến thức cổ lưu truyền trong dân gian, chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích.
Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng “Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường”.
Thực ra, đây chính là phương pháp Huyền Không Đại Lý, phiên tinh ngày, tính theo tháng của phương pháp phi tinh Huyền không trong Địa lý Phong thủy.
Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung (9 ngày). “Vạn vật qui ư thổ”. Tức là: 5 9 = 14; 14 9 = 23. Trong đó số 9 là độ số vận động theo cửu cung Hà đồ.
Hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ hành vào tháng cuối cùng trong năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch trong một năm. Hành Thổ thuộc Trung cung và thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ hành.
Video đang HOT
Theo Lý học Đông phương thì đó là trung cung, thuộc về Hoàng tộc, nên là chọn là ngày của Vua Bếp, Táo Quân về trời.
Đây chính là nội dung minh triết của hình tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế, quẻ cuối cùng trong chu kỳ Dịch Lý 64 quẻ, tính theo Năm: Táo Quân (Ly Hỏa) cưỡi cá chép (Khảm Thủy) về trời. Tức vào ngày 23 tháng Chạp mà tục thờ Táo của người Hán ngày nay không thể lý giải.
Nhà nghiên cứu Địa Lý, phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng nên cúng ông Công, ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp. Ảnh PT
Theo chuyên gia Địa Lý phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, việc cúng ông Công ông Táo quan trọng là ở cái tâm, “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Có nhiều gia đình hiện nay cúng Ông Công ông Táo trước vài ngày là không đúng.
Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo nên làm đúng ngày 23 tháng Chạp. Giờ đẹp để thực hiện cúng là giờ Ngọ từ 11h – 13h trưa.
Ý nghĩa của các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng Táo quân ở mỗi vùng miền khác nhau, tuy nhiên thường gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh. Cùng tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa của các lễ vật trong bài viết này.
Ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm
Ý nghĩa của các lễ vật trong ngày cúng ông Công ông Táo
Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan.
Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Theo quan niệm xa xưa, các vị thần Táo chính là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng, giúp bề trên theo sát cuộc sống của mỗi chúng sinh rồi sau đó cuối mỗi năm, đúng vào ngày 30 tháng Chạp thì về trời báo cáo lại mọi việc.
Không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, 3 vị thần Táo còn giúp ngăn cản sự quấy phá của ma quỷ, giữ cho mọi người trong gia đình được bình yên. Chính vì vậy, nghi lễ cúng ông Táo là một hình thức quan trọng để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của người dân dành cho các vị thần linh vì sự vất vả trong suốt một năm.
Ý nghĩa của các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo:
Ba chiếc mũ ông Công, ông Táo
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, để lấy lòng các vị Táo quân, người dân sẽ chuẩn bị các lễ vật và mâm cỗ cúng tiễn họ về trời. Lễ vật không thể thiếu để tiễn ông Công ông Táo là ba chiếc mũ gồm hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những món đồ này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Cá chép
Theo quan niệm dân gian, cá chép không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng. Theo truyền thống, người Việt Nam hay chuẩn bị ba chú cá chép đỏ sống, để trong chậu nước sạch để cúng ông Công ông Táo. Việc cúng cá chép không chỉ thể hiện sự trang trọng đối với người coi sóc cho gia đình trong suốt một năm qua hay hy vọng thành công may mắn với tích "cá chép hóa rồng" mà còn mang ý nghĩa nhân đạo cầu mong sự sống nảy mầm sinh sôi.
Hoa quả và vàng mã
Ngoài bộ áo mũ dành cho Táo quân, cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén để hóa cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường.
Đĩa muối
Muối là thứ tượng trưng cho sự may mắn, được đặt trên mâm cỗ cúng.
Cỗ mặn
Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh mọc, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ không nhất thiết phải quá cầu kỳ.
Thịt lợn luộc
Đây là món quan trọng nhất dùng để dâng cúng Táo quân. Thịt lợn luộc dùng để sắp mâm cỗ cúng ông Táo nên là thịt vai hoặc gáy. Khi thắp hương miếng thịt cần để nguyên, tuyệt đối không được thái miếng.
Cỗ chay
Ngoài vàng mã tù y theo từng gia đình nhiều người chọn lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc để tiễn Táo quân về trời.
Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp? 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo chầu trời, tuy nhiên nhiều gia đình cúng tiễn Táo quân rất sớm, thậm chí trước mấy ngày, điều này có nên không? Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người trong gia đình. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi...