Cùng nhau nuôi ong sạch, nhóm nông dân này đều thành triệu phú
Những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Gia Lai đã chủ động tham gia hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển các hình thức liên kết sản xuất, hình thức kinh tế tập thể.
Những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Gia Lai đã chủ động tham gia hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển các hình thức liên kết sản xuất, hình thức kinh tế tập thể. Nhiều mô hình kinh tế liên kết, kinh tế tập thể do Hội ND tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập đã và đang hoạt động hiệu quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình Tổ liên kết chăn nuôi ong mật sạch tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh là một trong những mô hình liên kết sản xuất hiệu quả của nông dân.
Nhờ liên kết với nhau thành tổ hợp tác, nhiều hộ nuôi ong ở huyện Chư Păh (Gia Lai) ngày càng làm ăn khấm khá…
Tổ liên kết có 10 hộ hội viên, nông dân tham gia với tổng đàn ong mật là 4.000 đàn. Sau thời gian 2 năm đi vào hoạt động, Tổ liên kết đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thông qua sinh hoạt, các thành viên trong tổ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm nuôi ong, kỹ năng quản lý, kỹ thuật chăn nuôi đàn ong đã giúp cho đàn ong của từng thành viên giảm thiểu dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, giảm rủi ro trong quá trình chăn nuôi ong sạch. Đây chính là nguyên nhân giúp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng các sản phẩm như mật ong, phấn hoa của Tổ hợp tác. Năng suất, chất lượng mật ong, phấn hoa tăng lên đồng nghĩa với cánh cửa tiêu thụ sản phẩm được rộng mở và ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các khách hàng.
Video đang HOT
Hiện nay, có nhiều thành viên trong tổ đã giới thiệu được sản phẩm mật ong, phấn hoa tại các hội chợ, triễn lãm, thậm chí, một số thành viên đã năng động, nhạy bén nắm bắt sự tiện lợi của thương mại điện tử đưa sản phẩm bán trên các sàn thương mại nổi tiếng trong nước.
Hàng năm, Tổ hợp tác nuôi ong sạch của xã Nghĩa Hưng sản xuất ra 120 tấn mật ong và 12 tấn phấn hoa với tổng doanh thu đạt tới 8,4 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, nhân công thì thu nhập thuần của tổ đạt 4,4 tỷ đồng, bình quân mỗi thành viên có lời 440 triệu đồng/năm. Sản phẩm mật ong của Tổ liên kết nuôi ong sạch xã Nghĩa Hưng là một trong các sản phẩm nằm trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của địa phương.
Ông Nguyễn Minh Trưởng – Chủ tịch Hội ND tỉnh Gia Lai cho biết, việc tham gia các tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất giúp nông dân chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất về kinh nghiệm, kỹ thuật. Các thành viên của các tổ thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm, hạn chế mức thấp nhất vị thương lái ép giá; giảm bớt khâu trung gian, tăng thu nhập. Mô hình các tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất của nông dân cũng là cơ sở quan trọng để từ bước vững chắc phát triển lên thành các mô hình kinh tế tập thể ở mức cao hơn như hợp tác xã…
Theo Danviet
Liên kết sản xuất, nông dân Cố đô cùng nhau làm giàu
Thời gian qua, Hội Nông dân (ND) các cấp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã vận động, khuyến khích các hộ nông dân chủ động liên kết hình thành các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT)... đặc biệt là tổ liên kết, chi tổ hội nghề nghiệp. Hoạt động liên kết giúp nông dân tăng thu nhập rõ rệt.
Lợi cho nhiều bên
Qua hoạt động liên kết sản xuất, nông dân, HTX, THT, doanh nghiệp hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhiều mô hình đã phát triển mạnh, hiệu quả góp phần mang lại thu nhập cao cho hội viên nông dân.
Để hội viên hiểu được tầm quan trọng của việc hình thành các mô hình phát triển kinh tế mới, Hội ND các cấp huyện Hoa Lư đã thường xuyên lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa cũng như vai trò của việc tham gia các mô hình kinh tế tập thể... thông qua các kỳ sinh hoạt chi, tổ Hôi định kỳ. Bên cạnh đó, các cấp Hội còn tổ chức các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, trao đổi tọa đàm, cầm tay chỉ việc... cho hôi viên co thêm kiến thưc ap dung vao thưc tế.
Trao đổi kinh nghiệm tại Tổ hợp tác du lịch cộng đồng xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Ảnh: Lê Bích
Hiện nay, Hội ND huyện Hoa Lư ủy thác vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho trên cho 2.262 hộ vay thông qua 78 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ hơn 54,4 tỷ đồng để đầu tư vào sản xuất. Hội tín chấp qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên 71,4 tỷ đồng cho 260 hộ vay. Các cấp Hội còn vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) trong huyện đạt trên 3 tỷ 769 triệu đồng. Hỗ trợ và thành lập được 24 HTX, THT, trong đó có 19 tổ THT, 4 HTX và 1 chi hội nghề nghiệp.
Nhiều THT, tổ liên kết, tổ hội nghề nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi như: Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản ở xã Ninh An được Quỹ HTND giải ngân 300 triệu đồng cho 10 hộ vay, THT du lịch cộng đồng với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND cho 6 hộ vay tại xã Ninh Hải, chi hội nghề nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân được Quỹ HTND giải ngân 1 tỷ đồng cho 30 hộ vay tại xã Ninh Vân... Nhờ các nguồn vốn vay ưu đãi, đã hỗ trợ kịp thời cho những nông dân và tổ nông dân liên kết có vốn phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chủ động giới thiệu các mô hình hay
Ngoài ra, các cấp Hội ND trong huyện còn chủ động thông tin, giới thiệu các mô hình HTX và THT điển hình tới các cấp Hội cơ sở nhằm cung cấp kịp thời mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả để học tập nhân rộng và tìm kiếm thêm đầu ra cho hội viên nông dân.
Năm 2017, phối hợp Hội ND xã, Hội ND huyện Hoa Lư đã tổ chức thành lập Tổ hội nghề nghiệp chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân và được nhiều hội viên hưởng ứng và tham gia với 30 thành viên. Sau 3 năm triển khai, hiện nay số lượng thành viên đã tăng lên gần 40 hộ. Ông Trần Văn Nghĩa - thành viên tổ hội cho biết: "Tham gia tổ hội nghề nghiệp này, chúng tôi thường xuyên họp bàn và trao đổi với nhau về kinh nghiệm, chia sẻ về công việc. Ví dụ, hộ nào nhận được số lượng công việc lớn, thời gian giao hàng nhanh mà không đủ nhân lực và nguồn lực để làm thì chúng tôi họp bàn tổ sau đó cùng nhau chia người và gọi vốn để hộ đó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và ký được hợp đồng, qua đó hỗ trợ cho nhau lúc khó khăn. Bên cạnh đó, khi tham gia tổ hội chúng tôi bàn luận, có tiếng nói chung để bình ổn về giá cả trên thị trường". Hiện nay, thu nhập bình quân của các hộ tham gia vào Tổ hội nghề nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân đạt từ 250 - 350 triệu đồng/năm.
Xã Ninh Hải trước đây chỉ có số ít hội viên nông dân tham gia vào việc phát triển du lịch tại địa phương nhưng những năm trở lại đây du lịch phát triển nên nhiều hộ nông dân đã mở dịch vụ lưu trú cho khách du lịch. Việc thành lập THT du lịch cộng đồng tại xã Ninh Hải của Hội ND góp phần giúp cho các hộ nông dân ở đây liên kết cùng phát triển.
Bà Lê Thị Thảo - thành viên THT du lịch cộng đồng cho biết: "Sau khi tham gia vào tổ hợp tác, chúng tôi đã được vay vốn để mở rộng và xây dựng mô hình homestay (dịch vụ lưu trú), tham gia các lớp tập huấn và đặc biệt chúng tôi liên kết với nhau để cung co khach va tránh phá giá phong". Gia đình bà Thảo làm dịch vụ lưu trú được gần 2 năm nay, mỗi năm gia đình bà đón hàng nghìn lượt khách với các dịch vụ trải nghiệm như câu cá tại ao, trồng lúa cùng nông dân...
Ông Hoàng Tú Anh - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Hoa Lư cho biết: "Việc tham gia vào các mô hình kinh tế tập thể sẽ giúp cho hội viên nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa; giải quyết tình trạng sản xuất manh mún trong nông nghiệp và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường".
Nhờ tham gia các mô hình phát triển kinh tế nhiều hộ hội viên trên địa bàn huyện Hoa Lư đã vươn lên làm giàu và phát triển kinh tế với nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao cho doanh thu hàng trăm, hàng tỷ đồng.
Theo Danviet
Sản vật rừng Đam Rông "lên đời" OCOP Nhiều phụ phẩm lâm nghiệp quý đã được người dân Đam Rông (Lâm Đồng) khai thác và xây dựng thương hiệu. Hiện tại, huyện Đam Rông đang tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm đặc trưng của địa phương và phát triển chúng thành sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm). Tìm hướng phát triển bền vững Từng bỏ tiền đến nhiều...