Cùng một mẹ sinh ra mà các con tôi như 2 thái cực đối lập
Tôi chỉ ước đứa con thứ được một góc của con đứa cả là mãn nguyện rồi. Vậy mà, ước mơ nhỏ nhoi của tôi không thể thực hiện được.
Ảnh minh họa
Người ta thường bảo “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, vậy mà cùng một mẹ dạy dỗ, nuôi nấng từ nhỏ đến lớn nhưng hai đứa con tôi có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Đứa con đầu là niềm tự hào hãnh diện, còn đứa con thứ là gánh nặng của vợ chồng tôi.
Từ nhỏ đến lớn, tôi luôn đối xử công bằng giữa các con, không chiều chuộng, không so sánh hay chê bai con nào. Đứa con lớn tên là Quyết, đứa nhỏ tên Trí.
Ngày các con học phổ thông, mỗi lần đi họp cho các con, tôi luôn có 2 thái cực. Quyết học rất giỏi, luôn ở vị trí nhất nhì lớp, cô giáo khen không những học hành giỏi giang mà còn biết giúp đỡ bạn bè trong lớp cùng tiến bộ. Các phong trào của lớp và trường con đều nhiệt tình tham gia.
Qua họp lớp của Trí thì tôi ngại không dám ngẩng mặt lên nhìn cô. Học hành của con tệ thì tôi chấp nhận, bởi con không được thông minh như anh nhưng con quậy phá thì không ai bằng. Cô giáo nói nếu mang hình phạt ra để áp đặt với Trí, có lẽ phải trực nhật cả năm. Ngày thì đi học muộn, khi thì nói chuyện riêng, gây lộn với bạn, không chịu làm bài tập… Lỗi nhiều quá, cô giáo nản không muốn nói. Kết quả lớp luôn đứng bét trường.
Cô giáo bất lực và vợ chồng tôi cũng bó tay, không biết phải dạy dỗ khuyên bảo con thế nào để trở thành học sinh tốt nữa.
Mấy năm nay, Quyết học xong và đi làm, tháng nào cũng gửi về biếu bố mẹ 10 triệu. Còn Trí thì vẫn lông bông, làm việc gì cũng nhanh chán, đến khi không có tiền thì về ăn bám bố mẹ.
Chồng tôi lo lắng cho tương lai của Trí, gần 30 tuổi mà không có công việc ổn định, không nuôi nổi bản thân, thế này ai dám lấy làm vợ. Hai bố con ngồi nói chuyện nhưng chỉ được vài câu, Trí đã cãi lời bố và bỏ nhà ra đi.
Video đang HOT
Tôi không hiểu bản thân dạy dỗ con sai ở điểm nào mà Trí lại trở thành người ngang bướng, khó bảo đến vậy? Con cứ sống buông thả, bất cần đời thế này, tôi sợ tương lai con khổ. Bố mẹ không sống mãi mà lo cho con được. Theo mọi người, chúng tôi phải làm sao đây?
Điểm danh 5 loại hạnh phúc thường gặp để học cách tạo ra trải nghiệm tích cực trong đời
Hạnh phúc là một khái niệm mơ hồ và khó định nghĩa với nhiều người. Nhưng 5 loại hạnh phúc dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn.
Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc, trạng thái này kết hợp bởi cảm giác vui vẻ, thỏa mãn hoặc hài lòng. Nhưng bạn có biết là có nhiều loại hạnh phúc không? Hạnh phúc không phải là một dạng cảm xúc chung cho tất cả mọi người, bởi vậy mỗi người sẽ có một cách định nghĩa khác nhau về hạnh phúc.
Ví dụ như bạn ăn một món ăn ngon, bạn thấy hạnh phúc. Hay bạn đi dạo trong một khu rừng bình yên, bạn thấy hạnh phúc.
Hạnh phúc của mỗi người không giống nhau, thậm chí mỗi giai đoạn và mức độ hạnh phúc tương ứng với từng giai đoạn cũng khác biệt. Dưới đây là 5 loại hạnh phúc thường gặp và cách để bạn đi tìm hạnh phúc của riêng mình
1. Sự tự hào
Bạn đã bao giờ hoàn thành một dự án đầy thử thách và cảm thấy bản thân thật giỏi giang? Hay bạn cảm thấy vui khi được sếp hoặc gia đình khen ngợi? Những sự kiện này gợi lên một cảm giác tự hào trong bạn. Và tự hào cũng là một dạng của hạnh phúc. Ngoài việc tự hào về năng lực bản thân, bạn cũng có quyền tự hào về những gì mình có đang có, ví dụ như gia đình, bạn bè.
Bạn có thể nuôi dưỡng lòng tự hào bằng cách ghi lại những thành tựu nho nhỏ cho đến lớn lao mình đạt được hằng ngày vào một cuốn sổ. Hãy nhớ rằng sự tự hào ở đây không nên xuất phát từ việc so sánh với người khác, ví dụ bạn thấy mình giỏi giang hơn người, mà nên bắt nguồn từ việc so sánh mình của hôm nay và mình của quá khứ.
2. Nuôi dưỡng các mối quan hệ
Một nhóm các nhà nghiên cứu Harvard đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 1938, trong đó họ theo dõi 268 nam sinh viên Harvard trong 75 năm. Họ thu thập dữ liệu, xem xét tất cả các khía cạnh, bao gồm mối quan hệ, chính trị và tôn giáo, thói quen và nhận ra các mối quan hệ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hạnh phúc của chúng ta. Theo đó, những người có mối quan hệ xã hội với gia đình, bạn bè, cộng đồng nhiều hơn sẽ hạnh phúc và sống lâu hơn.
Trong nghiên cứu có tên "Harvard Grant Study", bác sĩ George Vaillant (Đại học Harvard) cũng kết luận: "Có 2 trụ cột của hạnh phúc. Một là tình yêu. Hai là tìm cách đương đầu với cuộc sống mà không đẩy tình yêu ra xa". Để duy trì nguồn hạnh phúc kiểu này, hãy cố gắng đầu tư và dành thời gian vun đắp cho những mối quan hệ trong cuộc sống, đặc biệt là những người thân yêu.
3. Sự hài lòng, mãn nguyện
Sự hài lòng tức là hạnh phúc với những gì mình đang có, biết mình là ai và vị trí của mình đang ở đâu. Tuy nhiên, hài lòng không có nghĩa là không có ham muốn, ước mơ hay khát vọng, chỉ là bạn học cách yêu thương mình của hiện tại và tin tưởng vào kết quả tốt nhất trong tương lai. Ví dụ, bạn đã cố hết sức nhưng vẫn chỉ được 8 điểm trong bài kiểm tra, dù mục tiêu đặt ra là 9 điểm, bạn vẫn trân trọng những nỗ lực mình đã bỏ ra.
Nhiều nghĩ rằng cuộc sống là một chặng đua dài, và trở thành kẻ giỏi nhất, kẻ đứng đầu thì mới là người hạnh phúc. Tư duy cạnh tranh này có thể tiếp cho bạn động lực để phấn đấu nhưng cũng rất dễ vắt kiệt tâm trí và sức lực của bạn. Khoảnh khắc bạn đạt được thành tích cho một cuộc đua, một cuộc đua mới sẽ diễn ra.
Thời nay, do cuộc sống bận rộn, hiếm khi nào mà một người chịu ngồi lại, thư giãn và học cách hài lòng với những gì mình đạt được. Thực tế, những người học được cách hài lòng thường ít thất vọng hơn trước những biến cố bất ngờ của cuộc sống.
4. Sự vui vẻ
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều người tập trung quá nhiều vào công việc và trách nhiệm gia đình mà quên dành thời gian cho bản thân hay tìm kiếm niềm vui riêng.
Hầu hết mọi người đều có sở thích. Sở thích giúp chúng ta nuôi dưỡng niềm vui trong cuộc sống. Đó có thể là chơi thể thao, nấu ăn, trồng cây, chơi nhạc. Theo đuổi sở thích là một trong những dạng hạnh phúc dễ tiếp cận và tìm kiếm. Điều quan trọng nữa là hãy thử nghiệm các hoạt động để tìm ra niềm vui mới trong cuộc sống.
5. Lòng biết ơn
Theo nghiên cứu, những người cảm thấy biết ơn thường xuyên có xu hướng hạnh phúc và khỏe mạnh hơn những người ít biết ơn. Lòng biết ơn cũng có tác động tích cực mạnh mẽ đến sức khỏe tâm lý. Nó làm tăng lòng tự trọng, tăng cường cảm xúc tích cực và khiến chúng ta lạc quan hơn.
Hơn nữa, lòng biết ơn rất đơn giản để vun trồng. Bạn có thể viết nhật ký để cảm ơn những sự kiện, hay con người xuất hiện xung quanh mình. Ví dụ, ngày hôm nay bạn được nhân viên cửa hàng bánh tặng miễn phí một cái bánh, một người lạ giữ cửa cho bạn hoặc nhường bạn thanh toán trước ở quầy thanh toán, bạn có thể ghi lại hết những điều nhỏ nhặt này, cảm ơn cuộc sống vì xung quanh bạn vẫn còn rất nhiều người dễ thương.
Dưới đây là một số bước cụ thể để bạn vun trồng hạnh phúc
1. Rèn luyện tư duy hạnh phúc. Tin rằng mình có thể đạt được thành tựu nhờ sự kiên nhẫn.
2. Tham gia hoạt động tình nguyện. Tham gia vào hoạt động xã hội để giao lưu và trải nghiệm nhiều hơn.
3. Tìm niềm vui mỗi ngày. Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến những thứ nhỏ nhặt xung quanh mình, như cảm giác thưởng thức ly cà phê buổi sáng, thời gian đọc sách.
4. Ngắt kết nối. Nếu đặc thù công việc không yêu cầu, thỉnh thoảng hãy dành thời gian tạm ngắt kết nối với thiết bị điện tử và kết nối với những người xung quanh.
5. Thử một điều mới. Đừng ngại tham gia và thử nghiệm những điều mới, ví dụ học guitar, đi du lịch đến nơi mình chưa từng đến.
6. Thực hành yêu bản thân. Hãy cố gắng nhận diện và tự hào về những giá trị cá nhân.
7. Dành thời gian cho người thân yêu. Hãy học cách nuôi dưỡng mối quan hệ thân yêu. Theo nghiên cứu, mất liên lạc với bạn bè và gia đình là một trong năm điều mà người già thường hối tiếc nhiều nhất.
4 năm trước cho con dâu 50 triệu học nghề, giờ được báo hiếu hơn cả 2 con đẻ Là mẹ chồng, tôi luôn tâm niệm con nào cũng đối đãi như nhau và đối xử công bằng giữa con gái, con dâu. Có lẽ vì vậy mà tôi đã được hưởng trái ngọt. Khi con gái thứ 2 vừa chào đời được 4 tháng thì chồng tôi mất vì tai nạn giao thông ở công trường. Suốt bao năm qua, một...