‘Cùng một giuộc với đồ vòi tiền bạn trai đi châu Âu mới bênh chứ gì?’
Nhiều cô gái cho rằng khi yêu nhau và muốn tính chuyện lâu dài, khả năng tài chính của hai người, đặc biệt ở phía nam giới là một trong những yếu tố quan trọng, có tính quyết định.
Lên tiếng ủng hộ Phạm Thị Thùy Dương – cô gái 31 tuổi bị “ném đá” vì bày tỏ quan điểm được cho là “vô lý” khi tham gia chương trình Bạn muốn hẹn hò, Thanh Hoa (24 tuổi, nhân viên kinh doanh) nhận được lời “xỉa xói” từ người xa lạ.
“Cô cùng một giuộc với cái kiểu con gái thích vòi tiền bạn trai như cô ta nên mới bênh chứ gì. Nhìn mặt có đến nỗi nào đâu mà lại thích ăn bám bạn trai thế nhỉ”.
Theo Hoa, Thùy Dương vốn có công việc ổn định với mức lương khá, có thể tự lo cho bản thân mà không cần nhờ đến người yêu.
Việc cô bày tỏ thắc mắc về chuyện tài chính của chàng trai được ghép đôi trong chương trình và đặt các giả thiết liên quan đến tiền bạc đơn giản là cách cô “dò hỏi” quan điểm đối phương xem có hợp mình không.
“Thời bây giờ, khả năng tài chính cũng quan trọng chẳng kém độ hợp nhau nếu muốn xác định gắn bó. Dù là Bạn muốn hẹn hò hay ở bất cứ đâu, một cô gái sẽ rất thiệt thòi nếu không dám bày tỏ quan điểm của bản thân, nhất là trong các vấn đề nhạy cảm như tiền bạc”, Hoa nói.
Thùy Dương bị ném đá tại chương trình Bạn muốn hẹn hò khi được cho là có những đòi hỏi vô lý về chuyện tiền bạc với người được ghép đôi. Ảnh cắt từ clip.
“Nếu lương 20 triệu, tôi sẽ tìm bạn trai lương ít nhất 25 triệu”
Kiều Ngọc (23 tuổi, nhân viên xuất nhập khẩu) cũng khá khó hiểu khi cô gái Thùy Dương bị nhiều người ném đá tới vậy.
Ngọc quan niệm tư tưởng muốn tìm bạn trai có khả năng tài chính của các cô gái là chính đáng, thậm chí là “ thông minh”.
“Lương của mình khoảng 12 triệu/tháng, không quá thấp nhưng tất nhiên chẳng thể sống dư dả khi còn phải thuê nhà giữa Sài Gòn. Nếu giờ mình yêu một anh chàng lương chỉ khoảng 6-7 triệu/tháng, chắc chắn mình sẽ phải đắn đo xem có nên tiến tới xa hơn hay không, khi tưởng tượng cảnh vợ chồng tổng thu nhập chưa tới 20 triệu phải nuôi con nhỏ cùng các chi phí sinh hoạt. Nếu lương 20 triệu, mình sẽ tìm bạn trai có lương ít nhất 25 triệu”, cô nói.
Tuy nhiên, Ngọc không phủ nhận việc chi tiêu ra sao là của mỗi người, tùy nhu cầu, song nếu được lựa chọn, “chẳng ai muốn sống chật vật mãi”.
Nhiều cô gái mong muốn tìm được bạn trai có khả năng về tài chính. Ảnh: Alamy.
Video đang HOT
Cho rằng khả năng tài chính sẽ ảnh hưởng tới quan điểm sống và cách cư xử, Đinh Hòa (26 tuổi, kinh doanh tự do) cũng cho biết sẽ “lăn tăn” nếu hẹn hò với một anh chàng có đồng lương ít ỏi.
“Tầm tuổi mình, một chàng trai lương 6 triệu chắc chắn sẽ không thể là chỗ dựa kinh tế vững chắc nếu cùng nhau về chung một nhà. Thậm chí là khi mới ở giai đoạn hẹn hò, nếu lỡ hôm nào đi ăn một bữa ’sang chảnh’, mà ăn xong anh ấy kêu: ‘Ôi bữa hôm nay bằng cả một phần 10 lương của anh’ thì cũng chán lắm”, Hòa nói.
Cô gái có thu nhập khoảng 30 triệu/tháng cho rằng những trường hợp như vậy lâu dần rồi cũng sẽ nảy sinh bất đồng về chi tiêu.
Bên cạnh đó, cô cho rằng việc một cô gái có thu nhập ổn tìm một anh chàng có mức lương tương xứng chẳng phải vì muốn “bòn rút” gì của anh ta, mà là biết “một người nếu có thể kiếm ra số tiền như vậy thì khả năng họ giỏi, có năng lực và xứng đáng để gửi gắm bản thân cũng cao hơn”.
“Với lại, một anh chàng vì mình mà chịu chi, tiêu tiền của bản thân kiếm được chứng tỏ vị trí của mình trong lòng họ cũng chẳng phải gió thoảng mây trôi”, Hòa nói.
“Tiền là nền tảng cho tình cảm nhưng không thể thay thế tình cảm”
“Một người lương thấp hơn mình một chút nhưng yêu thương, tôn trọng mình vẫn hơn là một anh lương 40 triệu/tháng nhưng tính tình cục súc, gia trưởng”, Tâm Nguyễn (23 tuổi, nhân viên Marketing) bày tỏ.
Cô đồng tình với quan điểm rằng con gái tìm người yêu có điều kiện kinh tế là chính đáng song nên biết cân nhắc, không thể đặt tiền bạc lên trên tất cả.
Đối với Tâm, tài chính là vấn đề cần được trao đổi thẳng thắn khi yêu, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là tình cảm, sự hòa hợp giữa hai người.
“Mình sẵn sàng yêu một anh chàng lương 5-7 triệu nhưng chăm chỉ, có chí tiến thủ. Hôm nay có thể anh ấy lương thấp hơn nhưng đâu biết mai sau có thể cao hơn thậm chí gấp đôi mình thì sao”, Tâm nói.
Nhiều phụ nữ giàu có tại Mỹ đặt tiêu chí về sự tin cậy, lòng tốt cao hơn khả năng tài chính khi tìm bạn đời. Ảnh: AFP.
Làm trong ngành bất động sản, có thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng, Bích Diệp (27 tuổi) cũng nhận định tình yêu là sự cho đi và nhận lại, tương tác giữa hai bên, vật chất có thể là nền tảng cho cuộc sống, cho tình cảm nhưng không thể thay thế tình cảm.
“Mình đồng tình với việc nên chọn người yêu phù hợp về tính cách, công việc, cuộc sống lẫn khả năng tài chính song phụ nữ không nên đặt yêu cầu về ‘tiền’ cao hơn ‘tình’”, Diệp bày tỏ.
Trang South China Morning Post từng đăng tải chia sẻ của nhiều người mai mối cho những người phụ nữ có điều kiện tại Mỹ về tiêu chí chọn bạn đời của họ.
Theo đó, ngoài những tiêu chí cơ bản như ngoại hình, khả năng tài chính, sự hấp dẫn hay trí thông minh, phần lớn đều đề cao hơn cả là độ tin cậy, lòng tốt và sự sẵn sàng cho một mối quan hệ lâu dài.
“Nữ giới tìm kiếm sự an toàn, cả về mặt tài chính lẫn tình cảm. Đó là lý do những mẫu đàn ông thành đạt, có công việc ổn định thường hấp dẫn phụ nữ hơn cả”, April Davis, một người làm việc tại trung tâm mai mối ở New York, Mỹ, cho biết.
Theo Zing
Chuyện "biết rồi khổ lắm nhưng phải nói mãi": Các cặp yêu nhau cứ đi du lịch nhiều vào, thấy điểm xấu thì chia tay luôn sau đỡ phải ra tòa ly dị
Phép thử tình yêu này đúng là lợi bất cập hại, thành tích chưa thấy đâu mà cả chuyến đi lúc nào cũng căng thẳng quá đỗi.
Nam nữ thời nay sống cởi mở lắm cho nên cái chuyện cùng nhau đi du lịch hai ba bốn cặp hay thậm chí là chỉ hai mình với nhau cũng là chuyện hết sức bình thường. Chẳng ai bây giờ còn thời gian để mà phán xét dăm ba cái khẩu hiệu "nam nữ thọ thọ bất thân" nữa cho nên các cặp đôi cứ "bập" vào nhau là y như rằng phải đi bôn ba cho bằng đã, khám phá hết bao la đất trời, tận hưởng hết tuổi xuân rồi thì về nhà mới tính chuyện trăm năm.
Các cụ nghe ra thì chắc sẽ bảo cái bọn trẻ bây giờ chúng nó hư nhưng mà kỳ thực đi chơi cũng vui mà, biết được nhiều thứ xong lại còn kiểm tra được kiến thức, đo được mức độ quan tâm cũng như dò được phần nào độ nông sâu lòng người của đối phương. Lại chẳng quá có lợi đi ấy chứ.
Mà không chỉ đi để biết đâu, có anh đầu bếp (chef) nọ tên là Long Châu, một người cực kỳ đam mê du lịch còn bày hẳn ra cho các bạn trẻ cách để kiểm chứng tình yêu bằng cách đi chơi nữa cơ. Theo anh ấy thì: "Bạn nào mà đang trong giai đoạn tìm hiểu, yêu nhau, muốn cưới nhau thì nên đi du lịch, đi càng nhiều càng tốt, đi càng lâu càng tốt, đi càng xa càng tốt để thấy hết con người nhau. Để biết đâu sau chuyến đi về chia tay luôn, khỏi mất công cưới rồi lại ly dị".
Theo anh chef này, chắc là cũng có sự trải nghiệm rồi cho nên khi viết lên những dòng khuyên răn các bạn trẻ, anh ấy tự tin lắm. Anh ấy nói, đi du lịch mà để phục vụ mục đích này thì tốt nhất là đừng có đi đông người, chỉ 2 thôi là đủ rồi. Cứ đi đi, rồi các bạn sẽ thấy được những mâu thuẫn, rồi thì quan điểm sống, cách cư xử của người mình yêu với mọi người và với mình. Sau nữa là trong chuyến đi kiểu gì cũng sẽ có những rắc rối, những tai nạn không báo trước. Kế tiếp đó sẽ là mâu thuẫn, cãi vã, giận hờn... và mọi cung bậc khác của cảm xúc.
Khi hai người đi chung với nhau, qua nhiều hoàn cảnh, sẽ "lòi' ra không chỉ cái hay mà còn đầy những cái xấu, những sự thật khó lòng che giấu của đối phương. Rồi thì thêm nữa là chuyện tiền bạc, chuyện ăn ở không sạch sẽ, chuyện lề mề, chuyện sân si tùm lum nữa. Với người này thì có thể chấp nhận hết nhưng với số khác thì lại thấy những điều mà mình vừa mới phát hiện ra thật là kinh khủng, mình suy sụp và rồi mình nghĩ sẽ chia tay khi trở về. Ôi, bi kịch bắt đầu từ đây.
Tôi đồng ý, đi chơi mà người yêu bộc lộ tính nết xấu xa là về tôi bỏ luôn
Trong số 18 ngàn lượt thích dành cho quan điểm của Long Châu, có vô số bạn đồng ý. Các bạn ấy hẳn nghĩ rằng chỉ cần qua một chuyến du lịch, mà nên đi khổ khổ một tí thì kiểu gì đối phương cũng bộc lộ ra tính xấu liên quan đến tiền bạc, rồi thì lại khóc lóc vì khổ như thế mà anh chẳng thương em, cứ thế ung dung đi một mình.
Sau đó, các bạn ấy sẽ kết luận là đến đi chơi thiếu thốn một tí, dùng dịch vụ ít sang hơn người ta một chút mà anh ấy (cô ấy) đã kêu ca rồi thì sau này bước chân vào cuộc sống thật, khó khăn kinh tế thì ta biết dựa vào đâu. Lại phải cân nhắc thôi, cưới của này về thì có mà... chết. Và bi kịch bắt đầu từ đây, chuyến đi tưởng chừng như có nhiều niềm vui, nụ cười thì cuối cùng lại kết thúc bằng một câu chia ly đau hơn cả cầm dao đâm vào tim.
Nghe thì thật to tát nhỉ, cứ tưởng phải là chuyện tày đình lắm nhưng theo thống kê thì phần đa các cặp đôi chia tay nhau bởi hai từ "không hợp". Mà nhiều khi thứ khiến cho họ khó từ hai trở thành một là bởi không chấp nhận được những sở thích cá nhân hơi "dị" của đối phương, hoặc là chỉ khó chịu vì một thói quen nhỏ nhoi của đằng ấy. Và rồi cộng hưởng thêm biết bao nhiêu áp lực, cám dỗ ngoài kia nên cuối cùng dẫn đến kết cục cực kỳ bi ai.
Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều chàng trai cô gái phải giật mình thon thót vì những lần trước đi chơi cùng người yêu, mình lỡ bộc lộ nhiều quá, sợ chỉ đến ngày mai thôi lại nhận hung tin thì khổ. Nghe hài hước thật ấy chứ. Nhưng các bạn cũng đừng nên lo lắng quá, bởi vì cũng có những người đi để biết được tính xấu nhưng không phải để chia tay mà để hiểu và chấp nhận. Dù không mong thay đổi được đối phương nhưng họ cũng muốn biết vấn đề nằm ở đâu để lựa theo và có khi còn tự biến mình thành người khác để hòa hợp hơn ấy chứ. Nếu gặp được một người như vậy, thấy người ta như trở thành người khác sau chuyến đi, chiều mình hơn, hay nói chuyện với mình hơn thì phải giữ lấy thật chặt, đừng bao giờ buông tay nha.
Tôi phản đối, thiếu gì cách thử mà phải lôi nhau đi du lịch, thời gian đó sao không để tận hưởng mà soi mói cho mệt?
Thật bất ngờ là phần đa các nam thanh nữ tú lại đồng ý với quan điểm này. Họ cho rằng nếu yêu nhau mà chỉ khư khư nhìn vào điểm xấu mà không cho người ta cơ hội sửa chữa hoặc thay đổi bản thân thì còn gọi gì là tình yêu nữa. Cuộc đời làm gì có ai hoàn hảo, chỉ có là bản thân có đủ bao dung với những sai sót đó, chỉ ra chúng rồi cùng nhau hoàn thiện bản thân hay không thôi.
Phép thử tình yêu là con dao 2 lưỡi, nó có thể mài giũa cho tình yêu thêm sáng hơn cả kim cương nhưng cũng đủ sắc bén để cắt phăng đi sợi dây tình cảm. Mà với những người ngay cả chuyến đi chơi cũng lấy ra để thử thách thì đúng là từ đầu đã không hề thật lòng. Nếu muốn tìm ra điểm xấu của người kia thì có nhiều cách khác "nhân đạo" hơn nhiều chứ, hoặc là trong cuộc sống đời thường lại càng dễ bộc lộ mà, tại sao lại đánh vào đúng cái lúc người ta đang háo hức, muốn tận hưởng không khí lãng mạn của chỉ đôi ta. Lúc ấy, người ta mơ màng nghĩ rằng mình là một phần quan trọng trong cuộc sống của đằng ấy mà đằng ấy lại chỉ chăm chăm soi xem người ta có tật xấu gì thì thật là oan gia làm sao. Tụt hết cả cảm xúc.
Từ nãy đến giờ là bàn chuyện mới có một chiều, còn bây giờ là chiều ngược lại này chứ không lại chê giao thông thành phố thế này sao khó đi quá. Giả sử trường hợp anh A rủ cô B đi du lịch để thám thính tình hình xem cô B có khả quan để dẫn về ra mắt bố mẹ hay không đi. Trong chuyến đi ấy, anh A tìm ra được một rổ tật xấu của cô B và cảm thấy vô cùng lưỡng lự. Thật không may, cô B lại nhìn ra đến 2 rổ tính nết thất thường của anh A nhưng cô ấy nghĩ mình yêu nhau mà, bằng ấy thứ thì đã thấm vào đâu, sau này về sửa chữa dần cũng vẫn cứ là thong dong, sao phải vội. Vậy là cô ấy sau chuyến đi càng quyết tâm vun vén hơn cho hai đứa.
Kết cục thì sao, anh A nói với cô B không chấp nhận được cô ở điểm x, điểm y, điểm z khiến cô B không thốt nên lời. Cặp đôi chia tay trong tiếc nuối dù anh A chưa bao giờ hết yêu cô B. Vậy thì có phải quá tiếc cho một cuộc tình không, lấy một chuyến đi để đánh cược với số phận thì có phải là cái giá quá đắt không? Bài học rút ra là: không ai là người hoàn hảo, đừng chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác để bắt lỗi bởi vì bản thân mình cũng còn đầy lỗ hổng.
Tôi trung lập, đi chơi để tìm hiểu người yêu cũng được nhưng không phải mục đích chia tay mà để thấu hiểu nhau hơn
Quan điểm đến đây nghe có phần gay gắt nhỉ. Ai cũng có cái lý riêng để bảo vệ chính kiến của mình. Còn phe trung lập, họ nói là yêu nhau thì cũng nên thử nhưng sự thử thách ấy không phải để chia tay mà để làm cho nhau tốt hơn, thay đổi nhau theo hướng tích cực hơn. Có như vậy thì mới xứng đáng là tình yêu và sự hi sinh.
Ai khi có người yêu cũng đều mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ, nhưng con đường đi tới tổ ấm đó còn nhiều gian nan và chông gai lắm. Người bản lĩnh sẽ biết đặt chân đúng chỗ không có bùn lầy, mà nếu có không may giẫm phải chút dơ bẩn thì họ cũng biết cách nhón lên cho qua, đi tiếp rồi về nhà rửa sau. "C'est la vie", cuộc sống là thế mà, cứ theo những gì con tim mách bảo giống như là gieo hạt mầm khỏe mạnh thì ắt sẽ hái được trái ngon ấy. Cố lên nhé các bạn trẻ của tôi.
Theo Helino
Từ ba bát phở đến chuyện hẹn hò: 'Chia tiền ăn uống là tôn trọng nhau' "Chuyện mời nhau đi xem phim ai trả cũng được, dăm bảy trăm mua tặng nhau món quà cũng được. Bát phở chỉ là ví dụ thể hiện quan điểm sống". Tại chương trình Bạn muốn hẹn hò số 492, Quyền Linh - Nam Thư đã không se duyên thành công cho cặp Đức Cảnh - Ngân Kỳ. Dù trước đó, họ được...