Cùng là đệ nhất thanh lịch nhưng cuộc đời hai “Cô Ba Sài Gòn” này khác nhau nhiều lắm!
Cùng khai thác bối cảnh Sài Gòn thế kỉ trước, thế nhưng nhân vật trung tâm – người phụ nữ tài sắc trong “ Cô Ba Sài Gòn” và “ Mộng Phù Hoa” lại hiện lên với hai hình ảnh hoàn toàn đối lập.
Được mệnh danh là Cô Ba Sài Gòn phiên bản truyền hình, Mộng Phù Hoa khai thác những giai thoại có thật trong cuộc đời của một đệ nhất mỹ nhân giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ngay từ khi công bố dự án, Mộng Phù Hoa đã khiến khán giả liên tưởng ngay tới Cô Ba Sài Gòn khi cùng xoay quanh cuộc đời của những người phụ nữ tài sắc.
Thế nhưng, khi theo dõi hai bộ phim, người xem lại ngỡ ngàng bởi nhận ra dù cùng là những đệ nhất thanh lịch nhưng cuộc đời của Ba Trang ( Kim Tuyến) trong Mộng Phù Hoa lại khác hoàn toàn với số phận của Như Ý ( Ninh Dương Lan Ngọc) trong Cô Ba Sài Gòn.
Như Ý xinh đẹp, trẻ con nhưng được làm chủ cuộc đời
Trong Cô Ba Sài Gòn, Như Ý khiến khán giả vừa yêu vừa giận chính bởi sự ương ngạnh và bướng bỉnh nhưng cũng rất đặc biệt của mình. Đoạn đầu của phim, Như Ý hiện lên với hình ảnh một “đệ nhất thanh lịch Sài Gòn”, vô cùng kiêu kì và xinh đẹp. Cô nàng cá tính, ưa chuộng những thứ Tây hóa, một mực chối bỏ truyền thống của gia đình là áo dài và không ít lần làm phật lòng mẹ – bà Thanh Mai (Ngô Thanh Vân).
Như Ý hiện lên với hình ảnh một đệ nhất thanh lịch kiêu kì và xinh đẹp
Như Ý luôn có ý thức làm chủ số phận, đấu tranh cho ước mơ của bản thân, dĩ nhiên là chưa tính tới mức độ khả quan và phù hợp hoàn cảnh của ước mơ đó. Nàng Như Ý kiêu kì mải mê với những thiết kế Tây hóa, loay hoay tìm cho mình một lối đi riêng. Và dù có vấp ngã mới trưởng thành nhưng khán giả vẫn thấy ở Như Ý bướng bỉnh toát lên một tinh thần nhất định không chịu từ bỏ.
Ý thức làm chủ số phận càng rõ nét hơn ở phần sau của bộ phim, khi Như Ý một mình xuyên không tới năm 2017, chứng kiến chính bản thân trở nên rệu rã, xấu xí, nghiện ngập và thất bại. Như Ý mạnh mẽ và chủ động ngoài sức tưởng tượng khi ngay lập tức thích nghi với cuộc sống mới để đứng ra cứu căn nhà của mẹ sắp bị siết mất cũng như cứu chính bản thân mình. Từ một đệ nhất thanh lịch Sài Gòn, kiêu kì và xinh đẹp, Như Ý bắt đầu lại từ con số 0. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Như Ý vẫn toát lên vẻ thanh lịch và quý phái đúng cái tên Cô Ba Sài Gòn.
Ở mọi hoàn cảnh, Như Ý vẫn là người tự cứu chính bản thân mình
Ban đầu Như Ý chỉ là là một người chịu tác động của thời cuộc một cách hời hợt ở mức độ bề mặt. Sau cùng, trên con đường trưởng thành và tìm lại chính mình, Như Ý thay đổi tích cực hơn, nhận ra thứ bản thân thực sự cần và trân quý truyền thống gia đình. Từ việc chịu tác động của ngoại cảnh, Như Ý đã biết cách làm chủ bản thân, tìm ra hướng đi đúng đắn mà không cần phải phụ thuộc vào bất kì ai.
Thêm nữa, hình ảnh người đàn ông chỉ xuất hiện thoáng qua và không ảnh hưởng quá nhiều đến con đường tìm lại bản thân mình của Như Ý.
Ba Trang cũng xinh đẹp, ngây thơ nhưng dại khờ
Cũng giống Như Ý, Ba Trang từng khiến khán giả vừa yêu vừa giận nhưng là giận bởi sự ngây ngô, cả tin của mình. Được gán với nhiều danh hiệu như “đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn”, “bà hoàng không ngai”, “hoa hậu không vương miện”,… nhưng Ba Trang lại để nhan sắc của mình trở thành trò tiêu khiển, công cụ kiếm tiền của lũ đểu giả đội lốt cừu, có khi là chính những người bên cạnh.
Ba Trang để nhan sắc của mình trở thành công cụ kiếm tiền của lũ đểu giả
Video đang HOT
Năm 10 tuổi, Ba Trang đã phải chứng kiến cảnh cha cùng bà nội lần lượt qua đời, cùng mẹ phiêu bạt, sống chung với khói thuốc phiện của dượng. Lớn lên, Ba Trang lại phải chia tay với mối tình đầu, bán thân mình vì khoản nợ của mẹ. Không ít lần khán giả xót xa cho thân phận của cô.
Giống như Như Ý, Ba Trang chịu khá nhiều tác động của thời cuộc. Tuy nhiên, Cô Ba Sài Gòn phiên phản truyền hình lại đáng trách hơn khi không biết cách để làm chủ chính cuộc đời mình. Hết lần này đến lần khác Ba Trang tự mua dây buộc bản thân, tin vào những lời ngọt nhạt, hứa hẹn về một cuộc sống đủ đầy và rốt cuộc không có điều gì thành hiện thực.
Ba Trang luôn để bản thân bị lừa gạt bởi những lời ngon ngọt
Nếu Như Ý nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới thì Ba Trang lại phải trả giá đắt khá nhiều lần để đổi lấy những bài học. Hết lần này đến lần khác bị lừa gạt nhưng đến tận khi được tiếp xúc với cuộc sống của giới thượng lưu, Ba Trang mới nhận ra giá trị của bản thân.
Song, cuộc sống thượng lưu ấy lại biến Ba Trang thành một con người khác. Một lần nữa cô chịu sự tác động một cách tiêu cực của thời cuộc. Ba Trang quen dần với những thứ xa hoa, phù phiếm, thích cờ bạc và không ngần ngại qua đêm với những thiếu gia đã có vợ.
Cô dần quên mất ước mơ của mình vốn là một cuộc sống bình dị bên người thương. Để đến tận mãi sau này Ba Trang mới day dứt vì bản thân ngày còn trẻ quá đua đòi, không có tư cách, không có suy nghĩ nên không tìm cách cứu chính bản thân mình.
Ba Trang giận bản thân mình vì ngày trẻ quá đua đòi
Trong Cô Ba Sài Gòn, Như Ý thấy trước tương lai u tối của mình nhưng chưa bao giờ cô cho phép bản thân bỏ cuộc. Ba Trang lại khác, cô luôn để những mặc cảm, định kiến xã hội làm chùn bước. Ba Trang không có ý thức thay đổi cuộc sống, sợ hãi trước những thành kiến dù hạnh phúc đang ở rất gần. Kết quả là hai lần cô để tuột mất tình yêu đích thực.
Ba Trang luôn để sự yếu đuối giết chết những ước mơ của mình
Nếu Như Ý là đại diện cho nữ quyền, mạnh mẽ, luôn làm chủ bản thân, có ước mơ, hoài bão thì Ba Trang chính là người phụ nữ bị xã hội áp đặt, tự biến mình trở nên nhỏ bé, bơ vơ đến tội nghiệp.
Câu trả lời cho sự khác biệt?
Mộng Phù Hoa và Cô Ba Sài Gòn cùng khai thác hai bối cảnh Sài Gòn thế kỉ XX nhưng ở hai thời điểm khác nhau, một là nửa đầu, một là nửa cuối thế kỉ. Điều này cũng có tác động ít nhiều đến cách suy nghĩ của các nhân vật. Tuy nhiên điểm mấu chốt vẫn là ý thức làm chủ cuộc sống, khả năng tranh đấu vì bản thân của mỗi người.
Như Ý luôn biết mình muốn gì, cần gì và có thể làm được gì. Cô không đầu hàng số phận, không để hoàn cảnh sống chi phối chính mình. Dù phải bắt đầu lại từ con số 0, trở thành trò cười trong mắt người khác nhưng Như Ý luôn có ý thức cần phải nắm bắt và làm chủ cuộc sống cũng như gìn giữ ước mơ.
Ba Trang lại khác, người đẹp cũng từng biết bản thân cần gì và muốn gì nhưng cô nàng lại quá ngây thơ, dại khờ và bị động trước cuộc sống. Ba Trang dễ bị lung lay bởi thời cuộc, luôn có ý thức tranh đấu nhưng lại không đủ mạnh mẽ để làm chủ chính mình. Cô bị thế lực của đồng tiền chèn ép quá nhiều và trở nên nhỏ bé trước những thành kiến xã hội. Nếu Ba Trang mạnh mẽ và bớt cả tin hơn, có khi đã viết lên một giai thoại mới về cuộc sống của một đại mỹ nhân.
Đón xem những tập tiếp theo của Mộng Phù Hoa trên kênh VTV3 lúc 21h40′ thứ Hai, thứ Ba hàng tuần để biết số phận của Ba Trang sẽ đi về đâu. Liệu cô có thể giống như Như Ý, mạnh mẽ và làm chủ cuộc đời mình, trở thành một Cô Ba Sài Gòn cao quý như chính cái tên hay sẽ mãi vùi đời mình trong những giấc mộng phù phiếm còn hiện thực lại hết sức đắng cay?
Theo Trí Thức Trẻ
"Cô Ba Sài Gòn" bản truyền hình mở đầu bằng một chuỗi chết chóc
Tập 1 của "Mộng phù hoa", bộ phim được xem là "Cô Ba Sài Gòn" bản truyền hình vừa lên sóng với một loạt những diễn biến thương tâm xoay quanh cuộc đời nữ chính.
Là bộ phim nối sóng Vực thắm vô hình, Mộng phù hoa - bộ phim của hai đạo diễn Quế Ngọc, Nam Yên lấy cảm hứng từ cuộc đời của cô Ba Trà - một đệ nhất mỹ nữ Sài Gòn thế kỉ trước nên được xem như Cô Ba Sài Gòn bản truyền hình. Ở tập 1 vừa lên sóng, nhân vật Ba Trang (Kim Tuyến) quyết định trải lòng về cuộc đời đầy gian truân của một cô gái từng ngây thơ như "một giọt nước chưa bao giờ vẫn đục".
Mộng phù hoa mở đầu bằng khung cảnh nhà báo Trường thực hiện một cuộc phỏng vấn về cuộc đời Ba Trang (Kim Tuyến) - ngôi sao Sài Gòn. Chuyện phim là những hồi tưởng của Ba Trang về những truân chuyên trong cuộc đời một hồng nhan bạc mệnh.
Cô Ba Trang quyết định trải lòng về số phận của mình
Câu chuyện bắt đầu khi Ba Trang mới 10 tuổi (Thanh Mỹ) - một cô bé ngây thơ, mơ mộng như một giọt nước chưa bao giờ đục với một gia đình êm ấm, những tưởng cô bé sẽ có một hạnh phúc viên mãn, nào ngờ hạnh phúc đó chẳng phải là mãi mãi.
Ba Trang năm 10 tuổi là một cô bé ngây thơ, trong sáng với một gia đình hạnh phúc
Vì một lá thư tình không rõ người gửi của vợ, ba của Ba Trang (Minh Hoàng) nổi cơn ghen. Ông còn vô tình thấy bà Mừng (Yến Nhi) vợ mình gặp gỡ một người đàn ông lạ, nên lên cơn đau tim rồi qua đời mà chẳng kịp nghe lấy một lời giải thích. Vì quá đau khổ, bà nội Ba Trang cũng qua đời theo.
Ba của Ba Trang lên cơn đau tim rồi qua đời
Bà nội Ba Trang cũng qua đời theo
Cô bé 10 tuổi là người tận mắt chứng kiến mọi nỗi bất hạnh của cả gia đình
Sau đại tang, hai mẹ con bị đuổi ra khỏi nhà. Quá căm phẫn và tủi hờn, bà Mừng thề sẽ không bao giờ trở về nhà nội. Hai mẹ con buộc phải sang ngoại nương nhờ. Tuy nhiên khi hay tin, cả bà ngoại (NSƯT Phi Điểu) cũng giận giữ mà đuổi mẹ Ba Trang ra khỏi nhà.
Sau khi mẹ bị đuổi, Ba Trang ở lại với bà ngoại cùng ý niệm ngây thơ rằng mẹ đang đi làm ăn và sẽ về nhà sau vài bữa. Ngày qua ngày, Ba Trang ra đầu ngõ đợi mẹ, suốt bốn tháng chờ đợi, cuối cùng bà Mừng cũng về đón Ba Trang.
Sau 4 tháng, cuối cùng bà Mừng cũng về đón Ba Trang
Lúc này, bà Mừng đã may mắn gặp được một người đàn ông góa vợ hiểu và thương mình. Bà quyết định cùng Ba Trang làm lại cuộc đời ở một vùng đất mới sau khi đến thăm mộ người chồng quá cố. Trước khi hai mẹ con rời đi, bà ngoại tặng Ba Trang một chiếc ào dài màu hồng phấn trong niềm hân hoan của cô bé.
Ba Trang hạnh phúc khi được ngoại tặng cho chiếc áo dài hồng phấn
Cuối phim, hai mẹ con Ba Trang lên đường đi tìm một hạnh phúc mới. Ngay lúc này, ông Hào (Quốc Tuân) - người gửi lá thư tình cho bà Mừng và cũng là người gián tiếp gây ra những đau khổ cho hai mẹ con Ba Trang - xuất hiện.
Ông Hào lén đi theo mẹ con Ba Trang
Tập 1 khép lại để mở ra cho khán giả những câu hỏi. Liệu ông Hào sẽ có còn tiếp tục đeo bám mẹ con Ba Trang? Liệu thứ hạnh phúc mới mà bà Mừng vừa tìm được có thực sự bình yên khi quá khứ chưa chịu ngủ yên?
Có thể nói, ở tập 1, Mộng phù hoa đã khá thành công trong việc cuốn khán giả theo mạch cảm xúc của các nhân vật. Gây tò mò cho người xem bằng những lời kể đầy u uất, ánh mắt buồn thảm và dáng vẻ cô đơn của Ba Trang - người được giới thiệu là một ngôi sao bậc nhất của Sài Gòn xưa - đẩy phim lên được tới cao trào ngay từ những phân cảnh đầu tiên cùng hàng hoạt những biến cố và bi kịch.
Điểm sáng của tập 1 là diễn xuất của bé Thanh Mỹ
Nhưng ở tập 1, khung cảnh Sài Gòn xưa cũng chưa được lột tả rõ nét. Một phần vì diễn biến phim chủ yếu diễn ra ở gia đình nội - ngoại của Ba Trang - một vùng quê Nam Bộ với những nét đặc trưng như căn nhà cổ, ruộng lúa hay rặng tre,... Hi vọng ở những tập sau, khán giả sẽ được mãn nhãn cùng những khung cảnh đậm chất Sài Gòn những năm tháng được mệnh danh là "hòn ngọc đông dương".
Tập 2 của Mộng phù hoa lên sóng lúc 21h40' thứ 3 ngày 30/1/2018 trên kênh VTV3.
Theo Trí Thức Trẻ
Cô Ba Sài Gòn thứ thiệt bất ngờ xuất hiện trên sóng truyền hình Nếu "Cô Ba Sài Gòn" của Ngô Thanh Vân mượn bối cảnh Sài Gòn xưa để làm khởi đầu cho câu chuyện về quốc phục áo dài thì mới đây, thông tin phim truyền hình "Mộng phù hoa" sẽ phát sóng trong tháng 1/2018 khiến nhiều khán giả hứng thú vì lấy cảm hứng từ cuộc đời của "đệ nhất mỹ nữ Sài...