Cùng khám phá sự biến đổi của “cô bé” sau sinh
Rất nhiều chị em gặp triệu chứng run lẩy bẩy, đổ mồ hôi, nằm liệt giường… sau sinh nở. Sau khi sinh, nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng vậy là mọi chuyện đã ổn rồi và chẳng còn gì phải lo lắng nữa. Tuy nhiên sự thật không hẳn là như vậy. Hãy cùng khám phá bí mật sau sinh nhé!
Chắc chắn rằng, các mẹ bầu đã đọc hàng trăm hàng nghìn lần những câu chuyện khi chuyển dạ. Bác sĩ sẽ liên tục nhắc bạn hít vào thở ra rồi cố rặn đẻ. Và thế rồi thiên thần nhỏ sẽ chào đời trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Điều này thì có lẽ ngay cả những “mẹ ỏng” chăm tìm hiểu thông tin nhất cũng chưa hẳn đã biết tới? Hãy cùng khám phá sự thật sau sinh mẹ bầu nhé.
Sản phụ run lẩy bẩy sau sinh
Chị em đừng ngạc nhiên nếu bản thân lâm vào tình trạng run lẩy bẩy ngay sau khi sinh nhé bởi hầu hết các thai phụ đều rơi vào tình cảnh này. Đó có thể là phản ứng với thuốc gây mê hoặc sự sản sinh endorphine. Tuy nhiên chị em không nên quá lo lắng bởi trạng thái này sẽ biến mất trong vòng vài phút hay nhiều nhất là một vài giờ.
Bé chẳng ham bú khi vừa chào đời
Nhiều khi bé chẳng ham bú khi vừa chào đời (ảnh minh họa)
Có thể bạn đã nghe tới tầm quan trọng của việc cho con bú ngay sau khi sinh. Tuy nhiên nhiều khi bé chẳng màng tới việc bú mẹ ngay tại thời điểm đó. Vì vậy chị em không nên cố gắng ép bé bú nhưng vẫn nên chăm chú nhìn, mỉm cười và ôm ấp bé trong vòng tay của mình nhé bởi trong thời gian này, sự tiếp xúc giữa mẹ và bé rất quan trọng đấy.
Khóc thét vì bị mát xa bụng
Video đang HOT
Bạn thích mọi người sờ tay vào bụng khi mang bầu? Hãy đợi đến khi bác sĩ và y tá chạm tay vào bụng của bạn nhé. Sau khi vượt cạn, tử cung phải co lại. Tuy nhiên để làm được điều đó, các bác sĩ và y tá phải ấn lên bụng bạn và mát xa liên tục 15 phút một lần trong hai giờ đầu tiên sau khi chuyển dạ. Điều này sẽ khiến chị em cảm thấy vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi không được tiêm thuốc tê.
Máu và rất nhiều máu
Sau sinh nhiều chị em phải đối mặt với tình trạng chảy máu (ảnh minh họa)
Trong 10 phút đầu tiên sau khi sinh, có lẽ nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy hốt hoảng vì máu chảy quá nhiều. Những tưởng vậy là xong. Nhưng hóa ra trong những ngày tiếp theo, nhiều chị em phải thường xuyên đối đầu với tình trạng chảy máu dù chỉ nằm, ngồi hay thậm chí là đang cho con bú. Trường hợp này sẽ giảm dần đi và máu sẽ ngừng chảy sau khoảng 6 tuần sau sinh.
Cô bé sưng lên sau sinh
Sau khi sinh, “cô bé” của chị em sẽ lâm vào tình cảnh sưng tấy, đặc biệt nếu thời gian rặn đẻ quá lâu. Thậm chí môi âm đạo còn tăng kích cỡ lên tới ba lần. Đây quả là ác mộng với nhiều chị em mang thai lần đầu và ít kinh nghiệm. Do đó để giảm bớt sưng tấy, chị em nên kết bạn thân với túi chườm nước đá nhé. Nó sẽ khiến chị em cảm thấy dễ chịu, thoải mái và làm giảm trạng thái sưng tấy (dĩ nhiên là chỉ tạm thời thôi) nữa đấy.
Chị em dính chặt với giường
Sinh xong nhiều mẹ bầu sẽ phải dính chặt lấy anh “chần bốn giương” ít nhất từ 12 – 24 giờ đấy. Nguyên do là bởi khi ấy chân chị em quá yếu để có thể đi lại được. Tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi lúc đó vây quanh các mẹ sẽ là các y tá và những người thân yêu. Họ sẽ chăm sóc bạn và bé yêu cẩn thận khi bạn đang nằm liệt giường.
Đổ mồ hôi là chuyện thường ngày
Đổ mồ hôi là chuyện thường ngày với nhiều mẹ sau vượt cạn. (ảnh minh họa)
100% thai phụ sẽ vã mồ hôi như tắm khi đang cố rặn đẻ. Tuy nhiên nhiều mẹ thường cảm thấy lạ lẫm khi phải đối đầu với tình trạng đổ nhiều mồ hôi trong những tuần đầu sau khi sinh. Nguyên do là bởi lúc này lượng estrogen trong cơ thể sẽ giảm mạnh. Đi kèm với đó là những thay đổi về hormone sẽ khiến cho sự điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể gặp rắc rối. Tuy nhiên mọi chuyện sẽ đâu vào đó trong vòng 1- 2 tháng tới.
Theo VNE
TQ sắp từ bỏ "răn đe hạt nhân tối thiểu"?
Thông tin về xu hướng phát triển các lực lượng chiến lược cho phép có một cái nhìn về triển vọng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Tàu ngầm tên lửa đặc chủng điện-diesel lớn nhất thế giới của dự án 032, được thiết kế để thử nghiệm tên lửa, đã được đưa vào biên chế hạm đội.
Trong năm 2014, các tàu ngầm tên lửa hạt nhân thế hệ mới đầu tiên của Trung Quốc sẽ có khả năng sẵn sàng chiến đấu. Cách đây không lâu, tàu ngầm tên lửa đặc chủng với động cơ điện-diesel của dự án 032, được thiết kế để thử nghiệm tên lửa, vừa qua thử nghiệm và được đưa vào biên chế hạm đội. Đây là chiếc tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất thế giới.
Về tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc, chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) nhận định: "Rõ ràng là Trung Quốc đang thực hiện chương trình đầy tham vọng chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng với nhiều đầu đạn tự tách cũng đang được đẩy mạnh. Đồng thời họ cũng đang triển khai chế tạo tên lửa tầm trung với tầm bắn 4.000 km. Và rất có thể, loại tên lửa này cũng có thể mang nhiều đầu đạn độc lập tự tách như tên lửa Pioneer của Liên Xô trước đây".
Cho đến nay, Trung Quốc theo đuổi học thuyết "răn đe hạt nhân tối thiểu". Theo học thuyết này, Trung Quốc không cạnh tranh với các cường quốc hạt nhân khác và chỉ tạo ra một sức mạnh hạt nhân có khả năng kiềm chế, buộc đối phương không thực hiện một cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc bằng đe dọa giáng trả hạt nhân. Để thực hiện điều này, Trung Quốc chỉ cần bắn vài đầu đạn hạt nhân Trung Quốc vào lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng là đủ".
Trong năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố nói Trung Quốc sở hữu kho vũ khí hạt nhân nhỏ nhất trong số tất cả các cường quốc hạt nhân. Điều này có nghĩa là lực lượng hạt nhân Trung Quốc còn yếu hơn cả lực lượng hạt nhân của Anh, mà vào thời điểm đó chỉ có dưới 200 đầu đạn hạt nhân được triển khai trên tên lửa đạn đạo của các tàu ngầm.
Tuy lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hiện vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng những dự án mà Trung Quốc đang và sắp triển cho thấy lực lượng này sẽ vượt mặt cả Anh và Pháp cộng lại về số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược và bắt đầu tiến gần đến mức độ của Mỹ-Nga.
Trung Quốc đang có ý định chế tạo 5-6 tàu ngầm tên lửa hạt nhân dự án 094, mỗi tàu mang 12 tên lửa JL-2. Trung Quốc đồng thời cũng có dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớn Type 096, có khả năng mang 24 tên lửa đạn đạo. Trong tương lai gần, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc có thể sở hữu 216-288 đầu đạn hạt nhân. Có nghĩa là chỉ riêng trong lực lượng hải quân, số đầu đạn hạt nhân được triển khai có thể nhiều hơn so với số lượng của tất cả các lực lượng hạt nhân Trung Quốc trong những năm 2000.
Các chuyên gia cho rằng vào cuối thập kỷ này, Trung Quốc có thể sẽ có đến 600-700 đầu đạn hạt nhân lắp vào các tên lửa đạn đạo. Phần lớn trong số đó sẽ được lắp vào các tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất và trên biển. Đó là chưa kể số lượng bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân...
Như vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Nếu đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga và Mỹ xuống 1000-1100 đầu đạn hạt nhân chiến lược được thực hiện, có thể nói rằng về số lượng đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc sẽ ngang ngửa với hai cường quốc hạt nhân lớn. Trong tình huống đó, đến năm 2020, việc Trung Quốc đạt được cân bằng hạt nhân với Mỹ và Nga sẽ không còn là "nhiệm vụ bất khả thi".
Theo VTC
Răn đe trên Biển Đông, Trung Quốc lập căn cứ tàu chiến Hongkong Không phải ngẫu nhiên, ngày 1/7, kỷ niệm 16 năm ngày Anh quốc trao trả Hongkong, Trung Quốc lại tổ chức màn diễn tập quân sự khoe cơ bắp hoành tráng; và chính thức lập căn cứ tàu khu trục tên lửa mới tại đặc khu này. Sáng 1/7, doanh trại quân đội Trung Quốc tại Hongkong đã mở cửa để chào mừng...