Cùng hot TikToker Hỷ Khí Dương Dương chuẩn bị Tết Nguyên Đán chuẩn người Hoa ở Sài Gòn
Dù sống ở khu người Hoa từ nhỏ nhưng năm nay Linh mới đảm nhận chính việc chuẩn bị cho Tết. “Những điều giản dị, thân thuộc bỗng trở nên thú vị và ý nghĩa hơn rất nhiều”, cô nói.
Chị Dương Bội Linh là chủ nhân của kênh TikTok Hỷ Khí Dương Dương chuyên về ẩm thực văn hoá người Hoa ở TP.HCM. Hiện kênh có hơn 800.000 người theo dõi. Chị đã sống cùng mẹ ở khu chợ Phùng Hưng (quận 5) từ nhỏ. Có ba là người Triều Châu, mẹ là người Phúc Kiến, vì vậy, Linh đã không còn cảm thấy xa lạ gì với những tập tục ngày Tết Nguyên Đán. Tết của người Hoa cũng bắt đầu vào những ngày đầu năm mới tính theo Âm lịch, trùng với ngày Tết Nguyên đán của cả dân tộc.
Vào ngày đưa ông Công, ông Táo về trời – 23 tháng Chạp, lần đầu chị Linh được mẹ giao cho việc cúng kiếng, dọn dẹp các bàn thờ trong nhà.
“Bình thường căn nhà chỉ có hai mẹ con nên chúng tôi cũng không chuẩn bị gì nhiều. Tuy vậy, tôi vẫn phải giữ phong tục của dân tộc mình, năm nào tôi cũng thay mới Kim Huê – Thần Hồng cho bàn thờ chính”, bà Hoa (68 tuổi), mẹ chị Linh, chia sẻ.
Kim Huê – Thần Hồng là hai vật cát tường của người Hoa. Họ tin rằng vật này tượng trưng cho đôi tai và đôi mắt của các vị thần để soi chiếu và nghe được lời cầu mong của gia chủ. “Mẹ tôi dán Thần Hồng đẹp lắm, vì quen tay. Còn tôi thì mới tập làm nên gặp khó khăn trong chuyện định hình trái châu ở giữa”, chị vừa cười vừa nhìn thành quả của mình.
Chị Linh cho biết: “Mọi năm vì nhà ít người nên mẹ tôi thường chọn phong cách trang trí đơn giản, vừa đủ để hai mẹ con quây quần ấm áp bên nhau. Năm nay, lần đầu tôi chuẩn bị nên có cầu kỳ hơn trong khâu trang trí để mang đến không khí Tết sum vầy hơn”.
Dọn dẹp, trang trí nhà cửa xong, chị Linh đi bộ ra khu chợ Phùng Hưng gần nhà để sắm bánh Tết. Kể từ ngày 23 tháng Chạp, ngôi chợ này tấp nập người hơn hẳn.
Video đang HOT
Chợ Phùng Hưng thay áo mới bằng những sạp bánh truyền thống của người Hoa chỉ bán “một dịp duy nhất”. “Các loại bánh ở đây có mẫu mã đa dạng hơn tôi nghĩ”, chị Linh háo hức chia sẻ.
Điểm qua một vài loại bánh đặc biệt trong văn hóa người Hoa, có thể kể đến bánh đường có nhiều hình thù đa dạng, trong đó đào tiên tượng trưng cho sự trường thọ. Các loại bánh này thường có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy mục đích cúng ban thờ khác nhau. Bánh để trưng nên có thể bảo quản được khá lâu, từ nửa tháng đến một năm.
Hay là bánh tổ, còn gọi là bánh dính, với ý nghĩa mong muốn gia đình cùng ăn sẽ luôn gắn kết với nhau. Ngoài ra, tên bánh còn đồng âm với “niên cao” có nghĩa là năm mới sẽ tốt đẹp hơn năm cũ. Đây cũng là loại bánh mà chị Linh thích nhất vì có thể chế biến để ăn theo nhiều kiểu khác nhau, chẳng hạn như bọc bánh bằng lớp vỏ há cảo và chiên với bơ đậu phộng. Đa số các hàng quán tại đây đều là “cha truyền con nối”. Họ đều mong rằng chuyện bán buôn sẽ khởi sắc hơn sau một năm đầy biến động do đại dịch Covid-19.
Là lần đầu tự mình chuẩn bị cho Tết, chị lựa chọn ghé thăm góc nhỏ của ông đồ Huỳnh Trí Cầu viết thư pháp nổi tiếng hơn nửa thế kỷ, để gửi gắm mong ước đầu năm qua những câu đối liễn.
Mọi năm những tờ đối liễn không mang lại quá nhiều ấn tượng cho chị. Từ khi làm công việc sáng tạo nội dung, chị dần cảm thấy yêu nét văn hóa đặc biệt của dân tộc mình. Vì gia đình làm kinh doanh thế nên chị chọn những câu như: “Hóa như luân chuyển, tài nguyên quảng tiến, chiêu tài tiến bảo”… nhằm cầu mong năm mới may mắn, thịnh vượng.
Những trải nghiệm đầu tiên trong việc chuẩn bị Tết Nguyên Đán của người Hoa ở TP.HCM tuy bỡ ngỡ là thế nhưng với chị nó mang ý nghĩa đặc biệt. Bội Linh tâm sự: “Tôi cảm thấy nể phục mẹ mình nhiều hơn, vì một mình mẹ đã tự tay chuẩn bị mọi thứ suốt bao nhiêu năm. Tôi hy vọng không chỉ năm nay mà những năm sau nữa vẫn có thời gian để chăm lo cho tổ ấm nhỏ của hai mẹ con”.
Bị mẹ giục cưới, cậu thanh niên 29 tuổi cưỡi ngựa 4.400km quyết chí về quê kiếm vợ
Theo kế hoạch, anh chàng này có thể về nhà đoàn tụ với gia đình trước Tết Nguyên đán, kết thúc hành trình 4.400km.
Đại dịch Covid là bước ngoặt cho ý định 'điên rồ'
Cậu thanh niên này tên Lạc Hiểu Vân (29 tuổi, quê ở Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh). Bị mẹ giục kết hôn trong khi chưa có mối chung nhân nào, cậu đã mua một con ngựa, quyết tâm cưỡi từ Tân Cương về Trùng Khánh, cách đó 4.400km để tìm vợ. Tính tới thời điểm hiện tại, một người một ngựa đã băng qua 200 ngày và chỉ còn cách quê 130 km. Hiểu Vân tiết lộ, hành trình này cậu đã ấp ủ trong một thời gian dài, ngoài rèn luyện ý chí, cậu còn muốn trải nghiệm đời sống du mục. Sẵn những lời giục giã tìm về cho bà một nàng dâu, Hiểu Vân 'nhất cử lưỡng tiện', vừa cưỡi ngựa về quê, vừa tranh thủ kiếm vợ.
Trước đây, Hiểu Vân từn là nhân viên văn phòng. Tốt nghiệp đại học xong, cậu đi làm giống như hàng triệu sinh viên ra trường khác, nhưng Hiểu Vân nhanh chóng từ giã đời sống công sở, bởi cuộc sống bon chen, chấm công, deadline quá nhàm chán và ngột ngạt. Anh ra ngoài, kinh doanh trái cây và nuôi cá. Trụ được một thời gian, Hiểu Vân lại nhảy sang nghề khác.
Không công việc ổn định, cảm thấy lạc lõng giữa thành phố sống chồng lên nhau, nhân năm 2020, cậu tới Tân Cương chơi và nảy sinh ý tưởng: Mua một con ngựa để cưỡi về nhà. Nghĩ là một đằng, nhưng hiện thực hoá nó lại là việc khác. Cậu băn khoăn rất nhiều bởi cảm thấy suy nghĩ đó có phần 'điên rồ'. Cho tới một ngày, mẹ Hiểu Vân giục con trai nhanh tìm bạn gái kết hôn, sớm yên bề gia thất.
Lạc Hiểu Vân cưỡi ngựa vượt 4.400km từ Tân Cương về quê nhà tại Trùng Khánh đầu tháng 1/2022. Ảnh:qq.
Thời điểm đó là cuối tháng 4/2021, việc kinh doanh không tốt, Hiểu Vân đến công ty một người bạn làm việc. Thời điểm bị cách ly bởi đại dịch Covid-19, chàng trai này cảm thấy ở một mình thật buồn chán. "Không gia đình, đối mặt với đại dịch có thể chết bất cứ lúc nào khiến tôi phải suy nghĩ lại cách sống của mình", thanh niên nói. Nghe lời thúc giục của mẹ, Hiểu Vân quyết tâm thực hiện ước mơ cưỡi ngựa về nhà vì "nếu không làm, tôi sẽ hối hận suốt quãng đời còn lại".
Với 50.000 tệ tiết kiệm, Lạc mua một con ngựa, đặt tên nó là "Nồi lẩu". Ngày 30/6, anh dành cả đêm vẽ bản đồ đường đi trên một tấm da ngựa, hôm sau bắt đầu hành trình mơ ước. Nhưng mọi sự diễn ra không giống những gì Hiểu Vân tưởng tượng.
Bạn đồng hành của Hiểu Vân là chú ngựa có tên 'Nồi lẩu'
Hành trình du mục 4.400km: Không như là mơ!
Ngoài chiếc lều được bạn cho, anh mua thêm đèn, túi ngủ, vài bộ quần áo, máy tích điện và đèn pin không thấm nước. Thế nhưng, vì không biết dựng lều, nên hôm đầu, Hiểu Vân phải ngủ ngoài trời.
Chưa từng cưỡi ngựa đường dài, thiếu kỹ năng sống, Hiểu Vân gặp không ít khó khăn dọc đường, rất may, anh nhận được vô vàn sự giúp đỡ của những người dọc đường. Ví dụ như ngày 18/7/2021, trông bộ dạng giày mục nát, mưa lớn, áo quần không đủ ấm của Hiểu Vân trên đường cao tốc, một người đã tặng anh một số đồ dùng, trong đó có đôi giày mới.
Giữa tháng 10, một người tên Tinh Long gặp ở Cam Túc đã mời anh đến nhà nghỉ qua đêm vì biết Hiểu Vân vài ngày không được tắm, quần áo bám bụi và bẩn thỉu. Lạc còn được người đàn ông này mời ăn cơm.
Để cảm tạ tấm lòng của những người giúp đỡ, Hiểu Vân dùng một cuốn sổ nhỏ, ghi chép lại toàn bộ lịch trình và sự hậu thuẫn của những người dọc đường phòng sau còn báo đáp. Ngoài bản thân, Hiểu Vân rất quan tâm việc ăn uống của "Nồi lẩu". Cho nên anh phải chọn những con đường có cỏ để ngựa có thể dừng lại ăn khi đói. Cũng có khi "Nồi lẩu" quá mệt mỏi, đổ gục giữa đường, Hiểu Vân phải gọi bạn bè nhờ giúp đỡ. Sau khi cho "Nồi lẩu" ăn cam thảo như lời hướng dẫn, sau vài phút con ngựa mới dần hồi tỉnh.
Không thể đi tốc độ cao khi cưỡi ngựa , Lạc tránh qua các khu vực đông đúc. Nhưng một lần phải đi vào trung tâm thị trấn bởi không còn đường khác, anh bị cảnh sát giao thông chặn lại. Bản thân chàng trai này cũng nhận thấy sự bối rối từ phía cảnh sát bởi họ chưa gặp trường hợp tương tự. Cuối cùng, cảnh sát phải hộ tống Hiểu Vân để đưa anh và ngựa ra khỏi thị trấn.
Lạc Hiểu Vân với tấm bản đồ Trung Quốc trên da ngựa anh tự vẽ. Ảnh: qq
Trong hơn 200 ngày đi trên đường, Lạc đã ở trong lều ít nhất 150 ngày. Thỉnh thoảng anh được mời ở khách sạn hoặc nhà dân.
Mùa hè đỡ vất vả nhưng khi chuyển đông, ngủ trong lều ngày càng khó. Tháng 11, buổi sáng thức dậy, lều của Lạc đã đóng băng khiến anh không thể cất đi. Tất cả những gì Lạc làm được là đặt lều lên lưng ngựa, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nước chảy tong tỏng từ lưng ngựa xuống, kịp khô trước khi một đêm mới ập đến.
Trước khi đi, Lạc đăng ký một tài khoản video ngắn. Những lúc nghỉ ngơi vì không có ai nói chuyện, anh bắt đầu livestream cho đỡ buồn, ban đầu chỉ có 10-20 người theo dõi. "Mục đích của tôi là muốn khoe cảnh đẹp mà mình đã đi qua", thế nhưng số lượng người theo dõi ngày càng lớn. Thậm chí trên đường đi anh còn bị chặn lại để chụp ảnh hay xin chữ ký. Hầu như ngày nào cũng có người chuyển cho anh đồ ăn với lời nhắn: "Bạn phải tự lo cho bản thân".
Điều này khiến Hiểu Vân vô cùng xúc động. Anh hi vọng hành trình sớm kết thúc để anh được đoàn tụ bên mẹ và gia đình. Anh cho biết, đây là một chặng đường dài, đáng nhớ và vẫn chưa hết 'điên rồ', nhưng vì thực hiện nó, anh cảm thấy tình người, sự đùm bọc của con người dành cho nhau rất đáng quý.
Xôn xao câu chuyện giúp việc mắng thẳng mặt, giận dỗi bỏ về quê vì chủ nhà chỉ cho tháng lương thứ 13 và 500k mà không hỗ trợ tiền 10 ngày nghỉ Tết Những ngày cận Tết, nhiều gia đình lao đao vì người giúp việc không chỉ đòi nghỉ sớm mà chuyện lương, thưởng, biếu Tết ra sao cũng khiến gia chủ trăn trở. Sau một năm đi làm vất vả, không chỉ có những công nhân viên chức mà người lao động tự do cũng mong ngóng có chút tiền thưởng Tết để về...