Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS!
Năm 2019 là năm thứ chín, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ 10-11 đến 10-12 hàng năm).
Học sinh Trường THPT Trường Thi (TP Thanh Hóa) tìm hiểu thông tin phòng, chống HIV/AIDS.
Năm nay, Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa tiếp tục hưởng ứng các chủ đề của chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS phát động, đó là tiếp tục thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng vi rút kiểm soát được số lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) và đặc biệt tập trung vào chủ đề “Cùng hành động để kết thúc dịch AIDS!” vào năm 2030.
Tại Thanh Hóa, sau ca nhiễm HIV đầu tiên phát hiện vào tháng 11-1995, tính đến tháng 10-2019 lũy tích toàn tỉnh có hơn 8.000 người nhiễm, hơn 2.500 người đã tử vong, hiện có 4.182 người nhiễm đang còn sống và quản lý được; 100% huyện, thị xã, thành phố, 93,8% xã/phường/thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS. Dịch HIV/AIDS tại Thanh Hóa vẫn trong giai đoạn tập trung, nhóm người nghiện chích ma túy vẫn là nhóm có hành vi nguy cơ nhất, chiếm hơn 50% ca nhiễm HIV mới hàng năm.
Triển khai chương trình 90-90-90, trong những năm qua, Thanh Hóa đã chủ động lồng ghép các hoạt động, nguồn lực của chương trình, dự án trên địa bàn. Ưu tiên bố trí địa điểm, cơ sở vật chất và hỗ trợ cán bộ cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bố trí nguồn lực để hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV, như: Mua thuốc điều trị, phụ cấp cho cán bộ và duy trì các hoạt động trực tiếp, hiệu quả của chương trình. Hệ thống mạng lưới phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng và phát triển có chiều sâu. Đội ngũ cán bộ chuyên môn các tuyến đã được đào tạo và từng bước nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. 100% các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã thành lập các phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS. Các hoạt động lưu động về tư vấn, xét nghiệm, điều trị và cấp phát thuốc ARV về tuyến xã… được triển khai hiệu quả. Bên cạnh chương trình can thiệp bơm kim tiêm sạch, Thanh Hóa đã triển khai thêm chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone cho người nghiện chích ma túy (NCMT). Chương trình đã đạt được nhiều kết quả to lớn và đã cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm số nhiễm HIV mới trong nhóm này, đồng thời giúp họ có cuộc sống ổn định hơn, khỏe mạnh hơn, có thể lao động đóng góp cho gia đình và xã hội. Năm 2019, để đáp ứng sự đa dạng hóa trong lựa chọn can thiệp, Thanh Hóa được mở rộng thêm chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc buprenorphine. Chương trình can thiệp bơm kim tiêm, methadone và buprenorphine cho người NCMT đang là ba giải pháp song song tác động tích cực trong việc can thiệp giảm tỷ lệ nhiễm HIV đáng kể trong nhóm NCMT. Các hoạt động điều trị và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PreP) cũng được tăng cường trên địa bàn toàn tỉnh. Điều trị ARV cho người nhiễm HIV thông qua khám BHYT và cấp thẻ BHYT miễn phí cho bệnh nhân HIV/AIDS đang tạo ra một bước ngoặt lớn cho người nhiễm HIV/AIDS. Tại huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân và TP Thanh Hóa đã bước đầu được cung cấp thuốc điều trị kháng virut (ARV) do BHYT chi trả từ tháng 1-2019. Việc cung cấp thuốc điều trị ARV thông qua BHYT và hệ thống y tế chung đã tạo điều kiện cho những người đang điều trị kháng HIV dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế khác ngoài HIV. Đây là một bước chuyển mang ý nghĩa to lớn hướng tới một chương trình điều trị HIV bền vững, với dịch vụ điều trị bảo đảm chất lượng và chi phí phải chăng, đóng góp cho nỗ lực chung hướng tới tiếp cận phổ cập về chăm sóc sức khỏe. Các hoạt động xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PreP) và nỗ lực tuyên truyền giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV cũng được đẩy mạnh.
Chia sẻ về việc quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu 90-90-90, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, ông Lê Trường Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức trong thực hiện mục tiêu trên bởi là tỉnh có diện tích rộng, 11 huyện miền núi giao thông đi lại khó khăn, là rào cản không nhỏ khi người nhiễm HIV, NCMT muốn tiếp cận với dịch vụ chương trình. Bên cạnh đó, tình hình HIV/AIDS diễn biến ngày càng phức tạp, có chiều hướng lan rộng ra cộng đồng ở nhóm người ít có nguy cơ cao như người nội trợ, người làm nông nghiệp và cả những đứa trẻ sinh ra. Đặc biệt, vấn đề kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS đến nay tuy đã được cải thiện nhưng nhiều người vẫn còn nặng nề, cản trở việc quản lý cung cấp và tiếp cận dịch vụ; các nguồn viện trợ quốc tế cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang dần bị cắt giảm, chính vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên và tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế – xã hội; huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Video đang HOT
Tô Hà
Theo Baothanhhoa
Ma túy là hiểm họa của cả thế giới: "Hãy suy nghĩ trước khi bắt đầu"
Ngày 23/6, tại Nghệ An, Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Bộ Công an và UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động, Ngày Quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy (26/6) với chủ đề "Hãy suy nghĩ trước khi bắt đầu".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Thời gian qua, công tác phòng, chống và cai nghiện ma tuý luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì và đạt được kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, tình hình ma túy và tệ nạn ma túy ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc và lực lượng chức năng đã phối hợp phát hiện triệt phá 12.285 vụ; bắt giữ 19.454 đối tượng; thu giữ 675 kg heroin, 507 kg ketamine, 4.625 kg ma túy tổng hợp và 131 kg cocaine. Cơ quan chức năng đã phát hiện và triệt phá nhiều đường dây ma túy xuyên quốc gia, thu giữ số lượng ma túy lớn, bắt giữ các đối tượng cầm đầu... Công tác phòng chống ma túy đã chú trọng vào các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến Tây Bắc, phía bắc miền Trung, biên giới Tây Nam, các sân bay quốc tế, cảng biển.
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại lễ mít tinh
Tháng hành động phòng, chống ma túy năm nay bắt đầu từ ngày 1/6 với chủ đề "Hãy suy nghĩ trước khi bắt đầu" nhằm nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ trẻ hãy suy nghĩ, nhận thức đúng đắn, nói "không" với ma túy.
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương, tệ nạn và tội phạm ma túy đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của thế giới, gây hậu quả hết sức nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây là nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh tội phạm, làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, băng hoại giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết, do nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Lượng ma túy từ nước ngoài vận chuyển vào nước ta còn nhiều, số người nghiện vẫn tiếp tục gia tăng, tỷ lệ tái nghiện cao. Gần đây xuất hiện tình trạng người nghiện lang thang ngoài xã hội, gây ra các hành vi vi phạm pháp luật, gây lo lắng bức xúc trong nhân dân.
Cũng theo Thượng tướng Lê Quý Vương, để giảm tệ nạn ma túy, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân phải có quyết tâm cao, kiên trì... đồng thời, đề nghị các đơn vị, các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên trách phối hợp với các lực lượng liên quan thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như quán triệt phương châm lấy phòng ngừa là chính, hạn chế không để phát sinh người nghiện mới. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma túy, trong đó chú trọng tuyên truyền cho các đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên.
Chủ động nắm chắc tình hình, ngăn chặn, đấu tranh không để Việt Nam trở thành địa bàn sản xuất, tập kết, trung chuyển ma túy. Tập trung triệt xóa các tụ điểm, chuyển hóa các địa bàn phức tạp về ma túy. Quản lý chặt chẽ các cơ sở y tế trong việc kinh doanh, điều trị thuốc gây nghiện. Nắm chắc tình hình người nghiện. Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống ma túy...
Bộ Công an đã trao bằng khen và thư cảm ơn cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, phòng chống ma túy
Phát biểu chỉ đạo tại lễ mít tinh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã biểu dương lực lượng công an, biên phòng... đã làm tốt công tác phòng, chống tội phạm ma túy trong thời gian qua. Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhắn nhủ với thế hệ trẻ phải tuyệt đối nói "không" với ma túy...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Ma túy là hiểm họa, vấn đề của cả thế giới. Trên thế giới hiện có 275 triệu người sử dụng, lệ thuộc ma túy. Số lượng ma túy dưới các dạng không ngừng gia tăng. Mặc dù rất nỗ lực, nhưng Việt Nam vẫn đang có trên 230.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trên thực tế con số này còn cao hơn nhiều. Chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, triệt phá các đường dây ma túy; tiếp tục làm tốt công tác cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng, đặc biệt là công tác cảnh báo, tuyên truyền, giáo dục để hạn chế gia tăng con số nghiện mới.
Phó Thủ tướng kêu gọi toàn dân nỗ lực bằng nhiều giải pháp để không có người nghiện ma túy mới, những người đã nghiện sẽ cai nghiện được và không tái nghiện, cùng với lực lượng chức năng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy.
Tại lễ mít tinh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cũng đã tặng giấy khen cho 4 cá nhân và thư cảm ơn cho 5 tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý thời gian qua.
Phú Văn
Theo Petro times
Đã liên lạc được tất cả tàu Quảng Ngãi ở Trường Sa, các tàu vùng biển Philippines 95 tàu cá ở quần đảo Trường Sa đang giữ liên lạc với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, tàu cá hoạt động ở vùng biển Philippines đã cập bến Philippines. Sáng 10-11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) Quảng Ngãi đã thông tin tình hình tàu thuyền, phía Bộ Chỉ huy...