Cung đường lãng mạn và hiểm trở đến địa đầu Tổ quốc
Chạy xe máy trên con đường nhỏ, với núi cao, vực thẳm, nhưng mỗi người đều cảm thấy rất phấn chấn, bởi khung cảnh đẹp như tranh vẽ của thung lũng nắng vàng và sự hùng vĩ của cao nguyên đá.
Hà Giang luôn là niềm đam mê của các tín đồ phượt và dân chơi ảnh miền Bắc. Trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, bầu trời Hà Giang trong xanh vời vợi, nắng vàng rực rỡ bao phủ những ngọn núi, làng mạc, ruộng lúa… rất nhiều bạn trẻ đã phượt từ Hà Nội để đến với Lũng Cú (thuộc huyện Đồng Văn – điểm cực Bắc của Việt Nam).
Dưới đây là hình ảnh những cung đường, những dãy núi hùng vĩ trong hành trình đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc:
Thung lũng với ruộng bậc thang nằm yên bình với núi non, mây trời.
Hà Giang là vùng đất khắc nghiệt với địa hình chủ yếu là núi đá. Người dân trồng ngô trên những kẽ núi là chủ yếu.
Những ngôi nhà bé nhỏ nằm bên ruộng bậc thang. Tuy nhiên, do ít mưa nên không phải lúc nào cũng có lúa.
Con đường duy nhất đến với Lũng Cú, cực Bắc của Việt Nam uốn lượn theo núi non Hà Giang.
Rất nhiều đoạn xe phải chạy trên đường một bên là núi cao bên là vực thẳm.
Đường nhỏ, nhiều khúc cua đầy mạo hiểm, nhưng đổi lại là cảm giác phiêu.
Video đang HOT
Đâu đó, những ngọn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn trở nên hùng vĩ, trầm mặc vì sự khô cằn, trơ trọi.
Dưới những dãy núi cao là sông Nho Quế
Tháng 5, bầu trời Lũng Cú trong xanh, khá đông bạn trẻ phượt đến nơi này.
Phía dưới tấm bia chủ quyền dân tộc là núi non trùng điệp, xóm làng bình yên.
Chinh phục điểm cực Bắc của đất nước, chụp ảnh cùng cột cờ Lũng Cú là niềm khát khao của người trẻ.
Theo infonet
Những cột cờ độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Không chỉ thể hiện chủ quyền lãnh thổ của các vương triều phong kiến, cột cờ còn là điểm nhấn kiến trúc cảnh quan ở các đô thị hiện nay.
Cột cờ Hà Nội
Tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, Hà Nội), cột cờ Hà Nội là một trong năm di tích còn được bảo tồn nguyên vẹn trong quần thể khu di tích thành cổ và là biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812, dưới thời Vua Gia Long triều Nguyễn, trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long; là một công trình bề thế, cao nhất trong thành phố thời bấy giờ; có chức năng là vọng canh. Đứng từ trên đỉnh của cột cờ, có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ. Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế và một thân cột, cao hơn 41 m, trông như khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên, nên không hề tạo cảm giác nặng nề, mà rất hài hòa và thanh thoát. Tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3m, có 2 thang gạch dẫn lên. Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m có 4 cửa. Tầng ba mỗi chiều 13m, cao 5m; cũng có 4 cửa theo hướng đông, tây, nam, bắc.
Cửa hướng Đông được đắp hai chữ "Nghênh húc" (đón ánh nắng ban mai), cửa hướng Tây với "Hồi quang" (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với "Hướng minh" (hướng về ánh sáng). Riêng cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện.
Từ tầng 1 đến tầng 3 đều có cầu thang xoắn dẫn lên. Trên tầng 3 là thân cột cờ có 8 cạnh thon dần lên phía trên, mỗi cạnh 2,13m với thân cao 18,2m. Trụ hình thang xoáy trôn ốc gồm 54 bậc; được rọi sáng bằng 39 ô cửa sổ hình hoa thị và 6 ô cửa sổ hình dẻ quạt. Trong khi đó, đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3 m có 8 cửa sổ tương ứng 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m và cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ, cao 8m.
Hiện nay, dù có nhiều công trình cao lớn hơn hiện diện bên cạnh, công trình cột cờ Hà Nội vẫn rất hoành tráng, sừng sững chiếm một vị trí quan trọng trong lòng Hà Nội.
Kỳ đài Huế
Kỳ đài Huế là công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế, nằm ở phía trong mặt tiền kinh thành, trước Ngọ Môn, theo hướng Nam, ở khoảng giữa hai cửa Ngăn và cửa Quảng Đức, trên pháo đài Nam Chánh.
Dư địa chí Thừa Thiên Huế ghi, Kỳ đài Huế được chính thức xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (Đinh Mão 1807); lúc đầu còn đơn giản, đến thời vua Minh Mạng thì liên tục được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Kỳ đài được xây dựng bằng gạch gồm ba tầng, với ba hình khối xếp chồng lên nhau, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ dưới lên trên; được dùng để treo cờ của nước Việt Nam dưới triều Nguyễn (cờ quẻ ly).
Năm 1846, vua Thiệu Trị cho thay cột cờ mới (Tân kiến trụ). Năm 1904, một trận bão lớn xảy ra ở Huế gọi là trận bão năm Thìn (Giáp Thìn), khiến cột cờ lại bị gãy, đến thời vua Thành Thái, cột cờ lại được dựng bằng chất liệu gang. Đầu năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một lần nữa cột cờ Huế bị đổ. Đến năm 1948, Hội đồng chấp chánh lâm thời Trung Kỳ cho xây dựng cột cờ bằng cốt thép cao lớn hơn và chính là công trình hiện nay -cũng đã được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức trùng tu từ giữa năm 1994 đến năm 1995.
Kiến trúc kỳ đài có ba tầng. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng 1 lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ ài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng 1 cửa vòm rộng 4m; tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng 1 cửa vòm rộng 2m. ỉnh mỗi tầng có xây 1 hệ thống lan can cao 1m, được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng. Nền 3 tầng lát gạch vuông và gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới.
Ấn tượng nhất để ngắm nhìn kỳ đài Huế là đứng trên lan can cao nhất phía đông đàn Nam Giao nhìn xuống thành phố Huế.
Cột cờ Thành Nam
Nằm trên đường Tô Hiệu (phường Ngô Quyền, TP Nam Định), cột cờ Thành Nam là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc.
Theo tư liệu lịch sử, cột cờ Thành Nam được xây cùng thời với cột cờ Hà Nội, vào năm Gia Long thứ 11, cao 23,84m. Toàn bộ cột cờ nằm trên hai tầng bệ, cột hình vuông thu dần từ dưới lên. Tầng dưới cùng hình vuông mỗi cạnh dài 16,33m, cao 2,40m. Hai phía Đông và Tây của tầng một có hai cầu thang xây bằng gạch 10 bậc dẫn lên tầng hai, mỗi cạnh dài 11,42m, cao 3,10m. Bốn mặt bệ đều xây lan can, trổ bốn cửa. Trên khuôn cửa Đông có hai chữ Nghênh húc (đón ánh ban mai). Khuôn cửa Nam có hai chữ Hướng quang (hướng theo đức sáng).
Cột cờ Thành Nam gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Ngày 27/3/1883, tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong Thành. Tại cột cờ, ở độ cao 11m, về phía Nam còn một vết đạn cắm sâu vào 4cm, đường kính 6cm. Thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, Đảng viên vẫn lấy Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt để bàn kế chỉ đạo phong trào. Đến ngày 11/6/1972, máy bay Mỹ đã bắn rocket và ném bom khiến công trình cột cờ bị sập hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 1997, kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố Nam Định, cột cờ đã được phục dựng nguyên dạng.
Cột cờ Hiền Lương
Đây là công trình trọng điểm nằm ở khu vực giao nhau giữa sông Bến Hải và quốc lộ 1A (km 735), trong đó phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, huyện Gio Linh; được xây dựng vào năm 1963 với chiều cao 38m, trong đó phần đài cao 11,5m.
Theo lịch sử, việc dựng cờ và treo cờ Tổ quốc hàng ngày ở đồn Hiền Lương là một cuộc đấu tranh gay go, một cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Ban đầu ta làm cột cờ bằng gỗ phi lao cao 12m. Bờ nam địch cắm cờ trên nóc lô cốt cao 15m. Các chiến sĩ của ta lên rừng tìm được cây gỗ 18m đưa về dựng cột cờ. Địch xây cột cờ bằng bê tông cốt thép cao 30m. Ta lại dựng cột cờ bằng thép ống cao 34,5m. Địch tôn cột cờ lên 35m. Ta xây cột cờ cao 38,6m, treo lá cờ 134m2. Lúc đó, nhân dân bờ nam, ở phía trong Dốc Miếu, Cồn Tiên vẫn thấy rõ lá cờ Tổ quốc ở bờ bắc tung bay, vẫy gọi.
Ngày 2/8/1967, địch tập trung nhiều tốp máy bay bắn phá suốt ngày, cột cờ bị gãy. Trong đêm đó, có chiến sĩ đã dũng cảm mang bộc phá sang sông đánh sập cột cờ của địch, chấm dứt vĩnh viễn cờ ba que của ngụy quyền trên bờ nam sông Bến Hải.
Đến ngày 24/4/2005, nhân dịp cả nước kỷ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức dựng lại cột cờ Hiền Lương nguyên mẫu với lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 75 m2 tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành (bờ Bắc sông Bến Hải- vĩ tuyến 17).
Cột cờ Lũng Cú
Hiên ngang đứng trên đỉnh Lũng Cú (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), nơi điểm cực Bắc của Việt Nam, cột cờ Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển.
Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo và lần khánh thành gần đây nhất vào ngày 25/9/2010. Cột cờ mới có tổng chiều cao 33,15m, trong đó phần thân cột cao 20,25m, phần cán cờ cao 12,9m, đường kính ngoài thân cột là 3,8m, với cầu thang 135 bậc để khách tham quan lên tới cột cờ.
Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế theo hình bát giác, chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng. Lá cờ Tổ quốc có chiều dài 9m, rộng 6m, diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.
Cột cờ Lũng cú đã được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử va danh lam thắng cảnh của đất nước.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hà Giang: Độc đáo chợ "hàng xách tay" Chợ phiên vùng cao vốn là nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc. Hàng hóa mang đến đây thường là các sản vật tự nuôi trồng được, tất cả đều được ôm hoặc xách tay. Từ sáng sớm người dân vùng cao đã rủ nhau đi bộ tới chợ Một chú vịt được cắp nách từ nhà tới chợ để bán...