Cùng đi buôn vàng, vì đâu Doji với doanh thu gần 3 tỷ USD nhưng lãi chưa bằng 1/10 PNJ?
Dù doanh thu kém xa, nhưng trong năm 2018 PNJ ghi nhận lợi nhuận kỷ lục 960 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận Doji (mẹ) chỉ là 80 tỷ đồng và SJC là 28 tỷ đồng.
Theo số liệu từ Hội đồng Vàng thế giới, Việt Nam tiêu thụ hơn 50 tấn vàng trong năm 2018 và nằm trong số những quốc gia tiêu thụ vàng trên đầu người lớn trên thế giới.
Mặc dù quy mô tiêu thụ khá lớn, nhưng thị trường vàng Việt Nam hiện khá phân mảnh khi 70% thị phần vẫn thuộc về các cửa hàng vàng truyền thống. Trong khi đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn với hệ thống cửa hàng trải khắp cả nước như PNJ, Doji, SJC hiện chỉ chiếm khoảng 30% thị phần.
Những năm qua, thị trường vàng Việt Nam tăng trưởng khá mạnh, đặc biệt phân khúc trang sức với khoảng 17 tấn tiêu thụ trong năm 2018. Dù vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội đó, ngay cả những ông lớn như SJC, Doji.
Doanh thu PNJ kém xa Doji, SJC
PNJ lãi gấp gần 9 lần Doji và SJC cộng lại, dù doanh thu kém xa
Theo báo cáo tài chính năm 2018, SJC ghi nhận doanh thu 20.871 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước và chấm dứt chuỗi 3 năm tăng trưởng liên tiếp. Với doanh thu giảm sút, không bất ngờ khi lợi nhuận SJC trong năm qua giảm 65% xuống còn 28 tỷ đồng.
Có kết quả tích cực hơn, trong năm 2018, Doji (công ty mẹ, chưa bao gồm các công ty thành viên) ghi nhận doanh thu 63.126 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Lợi nhuận ròng năm 2018 của Doji cũng ghi nhận những con số tích cực với mức tăng trưởng 2,2 lần lên 80 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.
Trong khi đó, doanh thu PNJ năm 2018 tăng trưởng 33%, đạt 14.573 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng năm 2018 của PNJ cũng ghi nhận con số kỷ lục với 960 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.
Video đang HOT
Nhưng lợi nhuận PNJ vượt trội so với đối thủ
Có thể thấy, mặc dù cùng kinh doanh vàng, doanh thu PNJ kém xa Doji và SJC, nhưng lợi nhuận lại gấp gần 9 lần hai doanh nghiệp này cộng lại. Điều gì dẫn đến sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận của các “đại gia” ngành vàng Việt Nam như vậy?
Sự khác biệt lớn từ cơ cấu sản phẩm
Trong lĩnh vực kinh doanh vàng, có 2 phân khúc lớn là vàng miếng và vàng trang sức. Mặc dù ngành kinh doanh vàng miếng có doanh thu rất lớn, tuy vậy lợi nhuận tạo ra là không đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận gộp của vàng miếng thường chỉ trong khoảng 0,1% – 0,5%. Với tỷ suất lợi nhuận 0,1% tương đương với việc bán ra 1 lượng vàng 35 triệu đồng, các doanh nghiệp chỉ có lãi khoảng 35.000 đồng. Để có được 1 tỷ đồng lãi thì doanh số phải đạt 2.000 tỷ đồng.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đang dần dịch chuyển cơ cấu sang mảng vàng trang sức, kim cương, đây là những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với vàng miếng.
PNJ là trường hợp tiêu biểu cải thiện kết quả kinh doanh nhờ dịch chuyển cơ cấu sản phẩm. Giai đoạn 2010 – 2011, vàng miếng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu PNJ (khoảng 80%) khiến biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp chỉ đạt quanh ngưỡng 4%. Tuy nhiên, nhờ thay đổi cơ cấu sản phẩm sang vàng trang sức, biên lợi nhuận gộp của PNJ đã liên tục cải thiện và đến năm 2017 đã lên đến 17,4%. Trong năm 2018, biên lợi nhuận gộp PNJ tiếp tục được cải thiện lên trên 19%.
Trong khi đó, tốc độ dịch chuyển sang mảng trang sức của SJC và Doji có phần chậm chạp hơn PNJ và vàng miếng, vàng 24k vẫn đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu của các doanh nghiệp này. Do đó, biên biên lợi nhuận gộp của Doji và SJC vẫn khá thấp, duy trì dưới mức 1% trong nhiều năm qua.
Với biên lợi nhuận mỏng như vậy, không bất ngờ khi lợi nhuận ròng của SJC và Doji trong nhiều năm qua là khá thấp, chỉ vài chục tỷ đồng, bất chấp doanh thu lên tới “tỷ đô”. Ngược lại, doanh thu PNJ dù chỉ bằng một phần nhỏ của Doji, SJC, nhưng lợi nhuận lại vượt xa đối thủ.
Cơ cấu sản phẩm khác biệt giúp biên lãi gộp PNJ vượt trội
Theo đánh giá của các CTCK, PNJ vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới nhờ (1) Nhu cầu đối với trang sức có thương hiệu ngày càng gia tăng; (2) PNJ không có đối thủ lớn trong mảng bán lẻ trang sức có thương hiệu tại Việt Nam, (3) PNJ có thể mở rộng nhanh chuỗi bán lẻ trên toàn quốc, (4) Các khoản đầu tư vào hệ thống quản lý ERP, phát triển dữ liệu lớn (big data) và bán hàng đa kênh (omni-channel) sẽ giúp cải thiện hiệu quả vận hành và (5) PNJ đang mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực giàu tiềm năng khác như đồng hồ.
Trên TTCK, cổ phiếu PNJ kết thúc phiên giao dịch 20/5 với mức giá 108.000 đồng/cp, cao nhất từ đầu năm tới nay. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường PNJ tương ứng hơn 18.000 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Dược Bến Tre giảm lợi nhuận vào phút chót, cổ đông bối rối
Gần kết thúc năm 2018, CTCP Dược Bến Tre (DBT) bất ngờ điều chỉnh giảm đến phân nửa lợi nhuận trước thuế. Công ty cho biết nguyên nhân chủ yếu là do chi phí ngày càng tăng cao khiến lợi nhuận giảm. Lý giải này hầu như năm nào cũng diễn ra. Vậy lý do thật sự nằm ở đâu?
Trong quý 3/2018, Dược Bến Tre chỉ thu về gần 2 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.
Giá vốn hàng bán tăng liên tục
Dược Bến Tre vừa điều chỉnh giảm kết quả doanh thu mục tiêu từ 750 tỷ đồng về 700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế từ hơn 41 tỷ đồng còn hơn 26 tỷ đồng. Công ty giải thích, do chi phí đầu vào tăng cao, tỷ giá tăng nhưng giá bán thấp. Nguyên nhân thứ hai, một số nhóm sản phẩm mới công ty chưa triển khai bán hàng theo đúng kế hoạch. Đặc biệt, nguồn thu từ hoạt động đầu tư tài chính tại các công ty con, công ty liên kết không đúng kế hoạch dự kiến.
Các nguyên nhân mà công ty đưa ra có vẻ hợp lý cho việc điều chỉnh giảm lợi nhuận, nhưng hoàn toàn không mới. Trong 3 năm gần đây, hầu như năm nào Dược Bến Tre cũng đối mặt với vấn đề giá vốn hàng bán tăng lên.
Chẳng hạn trong năm 2017, dù doanh thu tăng khá nhưng giá vốn và chi phí tăng, khiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm hơn 37% so với cùng kỳ. Thời điểm năm 2015 và 2016, giá vốn hàng bán cũng tăng nhẹ. Tuy nhiên, giai đoạn này nhờ doanh thu tăng cao nên vẫn mang về cho Dược Bến Tre khoản lợi nhuận như dự tính.
Khác với những năm trước, năm 2018 này, HĐQT Dược Bến Tre còn viện dẫn nguyên nhân thị trường khó khăn, công ty phải giảm giá hàng thầu nhằm bảo đảm tính cạnh tranh. Dược Bến Tre hiện có mạng lưới phân phối trên khắp cả nước, bán hàng vào cả hai kênh bệnh viện và nhà thuốc (ETC và OTC). Trên 90% sản phẩm của công ty là nhập từ nước ngoài và mua lại trong nước.
Với cơ cấu hoạt động thuần thương mại và chưa có thế mạnh về sản xuất dễ thấy Dược Bến Tre sẽ còn phải chấp nhận giảm giá bán dài dài để tồn tại. Điều này khiến nhà đầu tư suy đoán, việc sụt giảm lợi nhuận bất ngờ của công ty là do năng lực điều hành của ban lãnh đạo chứ không hẳn đến từ yếu tố thị trường. Minh chứng là trong quý 3/2018, Dược Bến Tre chỉ thu về gần 2 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận ròng quý 3/2018 của hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành đều tăng, chẳng hạn như ở Domesco, Imexpharm hay Dược Hậu Giang.
Trong 3 năm gần đây, hầu như năm nào Dược Bến Tre cũng đối mặt với vấn đề giá vốn hàng bán tăng lên.
Những cuộc chơi tài chính ở Dược Bến Tre
Dược Bến Tre được thành lập năm 2004, đến năm 2014 thì cổ đông Nhà nước thoái vốn. Nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch Phạm Thứ Triệu chính thức bước vào, thông qua CTCP Cơ khí Ngân hàng (51,4%). Kể từ đó, lợi nhuận từ các hoạt động tài chính của công ty lấn át mảnh kinh doanh chính là dược phẩm.
Chẳng hạn, đầu năm 2015, Dược Bến Tre quyết định bán phần vốn ở công ty liên doanh là Meyer-BPC. Đây là đơn vị sản xuất thuốc cho Dược Bến Tre phân phối, do công ty gop 60% vôn va Công ty Meyer Pharmacauticals Co.Lid (Hongkong) gop 40% vôn. Thương vụ này mang về cho Dược Bến Tre 38,5 tỷ đồng, khá hời khi số vốn đầu tư chỉ hơn 14 tỷ đồng. Dù vậy, nó cũng mang lại không ít phiền phức cho Dược Bến Tre.
Ngoài nhóm hàng mua từ nước ngoài, nhóm dược phẩm mua trong nước chiếm vị trí thứ 2 trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty. Sau khi bán phần vốn trong liên doanh, nguồn hàng từ các nguồn bán khác hoặc mua từ Công ty liên doanh Meyer - BPC sau đó có giá cao hơn trước, khiến giá vốn hàng bán nhóm hàng này bị đội lên rất cao và lợi nhuận teo tóp. Trong năm 2015, Dược Bến Tre phải nhờ khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng trước đây và các khoản chứng khoán đầu tư mới cứu vãn được tình hình.
Trong giai đoạn 2016-2017, thay vì đầu tư cho sản xuất để gia tăng tính cạnh tranh, Dược Bến Tre tiếp tục đầu tư vào nhiều doanh nghiệp cùng ngành khác. Công ty đang sở hữu 3 công ty con đều với tỷ lệ 51% vốn bao gồm CTCP Dược phẩm Yên Bái, CTCP Dược phẩm OC và CTCP Vacxin và Sinh phẩm Nha Trang. Các khoản đầu tư này được kỳ vọng giúp Dược Bến Tre phát triển 2 nhóm sản phẩm mới. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được. Lợi nhuận trong năm 2017 của công ty cũng phải nhờ sự giúp sức của khoản nhượng bán tài sản cố định.
Ngoài các khoản thu nhập tài chính "cứu nguy" cho lợi nhuận hàng năm, các giao dịch của cổ đông lớn tại Dược Bến Tre cũng rất đáng chú ý. Hồi tháng 9/2017, Công ty Cơ khí Ngân hàng - cổ đông lớn nhất tại Dược Bến Tre do Chủ tịch Phạm Thứ Triệu đại diện, đã mạnh tay bán gần 50% cổ phần công ty ra ngoài. CTCP Thiết bị Ngân hàng Tiên Phong ngay sau đó mua đúng bằng lượng cổ phiếu trên. Đáng nói ông Triệu cũng là Ủy viên HĐQT tại công ty là cổ đông mới. Tức ông Triệu có liên quan đến cả hai công ty.
Chưa đầy một năm sau, tháng 6/2018, cổ đông lớn Thiết bị Ngân hàng Tiên Phong lại bán ra hết số cổ phần đang nắm giữ và chịu lỗ một khoản đáng kể. Điều kỳ lạ là dù nắm số cổ phần chi phối công ty, cổ đông lớn lại dễ dàng đăng ký bán ra mà không sợ bị thâu tóm. Và sau khi bán xong, đến nay ông Triệu vẫn nghiễm nhiên giữ chức Chủ tịch Dược Bến Tre. Điều này khiến nhà đầu tư nghi ngờ đây chỉ là những giao dịch nội bộ, nhằm tạo ra sự sôi động cho cổ phiếu DBT.
Hoàng Yến
Theo nguoitieudung.com.vn
Tập đoàn dầu khí Italia thắng đậm trong 3 quý đầu năm 2018 Lợi nhuận ròng của Tập đoàn dầu khí Italia, Eni (được chia cho cổ đông) trong 9 tháng đầu năm 2018 lên tới 3,727 tỷ euro, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2017, theo thông cáo báo chí ngày 26/10 của công ty. Thu nhập chia đều là 1,03 euro/cổ phiếu so với 0,37 euro/cổ phiếu một năm trước đây. Doanh...