Cung đèo nổi tiếng nào của Việt Nam có tên gọi mang nghĩa ’sừng trời’?
Tứ Đại Đỉnh Đèo được biết đến 4 con đèo cao và nguy hiểm bậc nhất Việt Nam nhưng cũng là nơi có cảnh quan đẹp hút hồn.
1. Tứ đại đỉnh đèo ở Việt Nam gồm những địa danh nào?
A. Ô Quý Hồ, Mã Pí Lèng, Mã Phục, Hải Vân
B. Pha Đin, Mã Pí Lèng, Khau Phạ, Mã Phục
C. Pha Đin, Ô Quý Hồ, Mã Pí Lèng, Khau Phạ
Chính xác
Tứ Đại Đỉnh Đèo được biết đến 4 con đèo cao và nguy hiểm bậc nhất Việt Nam, bao gồm: Đèo Mã Pí Lèng, Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. Cả 4 con đèo này đều nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ Quốc, là những địa điểm “check in” yêu thích của du khách với phong cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ.
2. Cung đèo dài 2,5 km có đến 14 tầng dốc đầy nguy hiểm tên là gì?
A. Mẻ Pia (Khau Cốc Chà)
B. Ô Quý Hồ
C. Nà Tếnh
Chính xác
Đèo Mẻ Pia thuộc tỉnh Cao Bằng nằm trên quốc lộ A4, đèo xây dựng nối liền xã Xuân Trường đến trung tâm huyện Bảo Lạc, huyện giáp với biên giới Trung Quốc. Đèo Mẻ Pia còn được biết đến với tên gọi là đèo 14 tầng hay đèo Khau Cốc Chà. Đoạn đường đèo chỉ khoảng 2,5km nhưng lại khúc khủy và phân thành 14 tầng dốc. Đoạn đường đèo là dốc thẳng đứng, sở dĩ xây dựng thành 14 tầng như vậy để tạo thành 14 khúc cua nhầm hạ độ cao và dốc để các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng hơn.
Con đèo này đã gắn liền với dân bản địa từ rất lâu, trước đây nó chỉ rộng khoảng 40cm, đường núi cheo leo và rất khó khăn trong việc di chuyển. Nhưng vào năm 2009, Đèo Mẻ Pia đã được xây dựng và mở rộng bề mặt đường lên đến 5m, quá trình thi công đến năm 2011 mới hoàn thành. Tuy đường đã mở rộng nhưng không vì vậy mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng chinh phục.
Đoạn đường khúc khủy đoạn cua gấp liên tục nên nơi đây khá nguy hiểm, khi chinh phuc cung đường đèo 14 tầng bạn sẽ cảm tưởng đang leo núi với một cách khác và cũng không kém phần mạo hiểm. Nếu di chuyển đường đèo du khách nhất định phải chạy chậm và thật cẩn thận mọi đoạn đường, khúc cua. Và nếu di chuyển bằng xe máy thì nhất định phải chắc rằng mình là “tay lái lụa” để có thể cân được 14 tầng dốc. Tuy có đôi chút mạo hiểm là vậy nhưng khi đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, du khách sẽ thốt lên hai chữ “tuyệt vời” bởi khung cảnh Đông Bắc quá đỗi hùng vĩ bởi những đồi núi trùng điệp, nhưng đầy chất thơ bởi những dải mây trắng trôi bồng bềnh xen kẽ những dãy núi.
3. Đèo nào trong ‘tứ đại đỉnh đèo’ có nghĩa là ‘ Sừng trời’?
A. Mã Pí Lèng
B. Khau Phạ
C. Pha Đin
Video đang HOT
Chính xác
Người Thái đặt tên cung đèo hùng vĩ và hiểm trở bậc nhất vùng Tây Bắc là Khau Phạ, nghĩa là sừng trời. Đèo có độ dài hơn 30 km, vắt qua những dãy núi non trùng điệp, có độ cao trung bình 1.200 – 1.500 m, nối liền Mù Cang Chải với thung lũng lúa Tú Lệ, Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái.
4. 4. Cung đèo nào dài nhất Việt Nam?
A. Hải Vân
B. Mã Phục
C. Ô Quy Hồ
Chính xác
Đèo Ô Quy Hồ là cung đường dài nhất Việt Nam với chiều dài lên tới 50km trên tuyến đường quốc gia lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn.
5. 5. Đèo nào trong ‘tứ đại đỉnh đèo’ nằm trên cung đường Hạnh Phúc?
A. Mã Pí Lèng
B. Ô Quy Hồ
C. Pha Đin
Chính xác
Cung đường Hạnh Phúc dài 185 km xây trong 6 năm nối toàn tuyến TP Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc. Trong đó, đèo Mã Pí Lèng chạy dài 20 km, uốn quanh đỉnh núi cùng tên cao 2.000m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn. Cung đèo đẹp nổi tiếng với những khúc uốn lượn vắt từ sườn núi này sang sườn núi khác. Hai bên đường đá núi cao sừng sững và vực thẳm sâu hun hút. Cũng dễ hiểu khi nơi đây trở thành địa điểm chụp ảnh phong cảnh yêu thích của những người đam mê nhiếp ảnh.
Ba 'sống lưng khủng long' nổi tiếng hùng vĩ nhất Việt Nam nằm ở đâu?
'Sống lưng khủng long' là cái tên quen thuộc được dân phượt đặt cho một số địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
1. Ba "sống lưng khủng long" nổi tiếng nhất miền Bắc nằm ở đâu?
A. Bình Hưng, Y Tý, Tà Xùa
B. Bình Liêu, Trạm Tấu, Mẫu Sơn
C. Bình Liêu, Tà Xùa, Mẫu Sơn
Chính xác
Dân phượt mệnh danh "sống lưng khủng long" ở miền Bắc cho 3 địa điểm sau: dãy núi ở Tà Xùa thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La; dãy núi ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; và sống lưng ở núi Phia Pò (Núi Cha) ở huyện Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Tên gọi độc đáo của những nơi này xuất phát từ địa thế đường mòn cheo leo trên đỉnh núi.
2. Đỉnh núi Cha ở Mẫu Sơn cao bao nhiêu?
A. 1.541 m
B. 1.880 m
C. 1.400 m
Chính xác
Một trong ba "sống lưng khủng long" là con đường mòn quanh co trên đỉnh núi Cha nằm cách thành phố Lạng Sơn khoảng 45 km về phía đông bắc. Địa danh này thuộc xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Nằm ở độ cao 1.541 m so với mực nước biển, đỉnh núi Cha cũng là "nóc nhà" Lạng Sơn. Quãng đường di chuyển để khám phá nơi đây, bạn phải đi qua những cung đèo ngoằn ngoèo, hiểm trở.
3. Du khách có thể ngắm vẻ đẹp của loài hoa đỗ quyên nở rộ khi đi leo núi ở Mẫu Sơn vào thời gian nào trong năm?
A. Tháng 1-2
B. Tháng 3-4
C. Tháng 5-6
Chính xác
Trekking đỉnh núi Cha cũng như các đỉnh khác ở Mẫu Sơn vào tháng 3-4, du khách được ngắm nhìn đỗ quyên nở rực rỡ và nhiều nhất, bên cạnh các loại hoa núi rừng khác như đào chuông, lan... Đỗ quyên không chỉ có màu đỏ mà thực ra có đến hơn 30 loại khác nhau với màu sắc đa dạng như trắng, vàng, cam, hồng, tím... . Đây là loài cây bụi lớn, thường mọc và nở hoa trên núi cao có khí hậu quanh năm mát lạnh.
4. Leo lên cột mốc cao nhất tỉnh Quảng Ninh du khách phải đi qua bao nhiêu bậc thang?
A. 2.000
B. 3.000
C. 4.000
Chính xác
Sau khi chinh phục "sống lưng khủng long" Bình Liêu (cách Hà Nội 270km), du khách sẽ đến cột mốc 1305, cột mốc cao nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, con đường lên cột mốc là lối mòn hoang sơ, dốc cao và nguy hiểm, hai bên đường là đồi núi trập trùng màu xanh cây cỏ. Tuy nhiên gần đây đoạn đường 2 km này đã được xây dựng với 2.000 bậc thang cho du khách di chuyển thuận tiện hơn.
5. Tới Bình Liêu, du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của loài thực vật nào dưới đây?
A. Hoa đào rừng
B. Hoa sở
C. Lau trắng
Chính xác
Là một huyện miền núi nên khí hậu Bình Liêu vào mùa hè có nắng nhưng tiết trời mát mẻ, dễ chịu, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, không kém gì các vùng núi Tây Bắc. Đặc biệt, khoảng giữa tháng 10-11 hàng năm, trên đường chinh phục "sống lưng khủng long" ở Bình Liêu du khách còn được ngắm nhìn những đồi lau nở bung và trải dài tít tắp.
6. Tà Xùa là đỉnh núi nằm giữa hai tỉnh nào?
A. Sơn La - Yên Bái
B. Yên Bái - Lạng Sơn
C. Sơn La - Lạng Sơn
Chính xác
Tà Xùa là đỉnh núi nằm giữa Sơn La và Yên Bái. Nơi đây là điểm đến quen thuộc của những tín đồ mê xê dịch trong hành trình khám phá miền Bắc. Từ thị trấn Bắc Yên (Sơn La), bạn di chuyển khoảng 15 km sẽ tới "sống lưng khủng long" trên đỉnh Tà Xùa. Đoạn đường lên đỉnh núi khá hiểm trở, đòi hỏi tay lái chắc.
7. Đâu là thời điểm thích hợp để săn mây ở Tà Xùa?
A. Tháng 8-9
B. Tháng 10-4 năm sau
C. Tháng 4-8
Chính xác
Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, là thời điểm đẹp nhất cho các chuyến trekking, săn mây ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, chiêm ngưỡng biển mây bồng bềnh trong tiết trời se lạnh. Ngoài thời gian, du khách cần tìm hiểu trước cả thời tiết, nhiệt độ trước khi đi và chuẩn bị đồ dùng cần thiết như quần áo ấm, chống gió, mưa... để thuận tiện leo núi, ngắm mây.
Trải nghiệm cung đèo tuyệt đẹp Ở độ cao 800 m so với mặt biển lúc trời sắp mưa mây đen tràn qua đỉnh đèo, ngồi cách nhau chừng 5m cũng thấy không rõ mặt người, nhưng khi đám mây trôi qua thì ánh nắng vàng lại trải rộng, tiết trời trở nên ấm áp. Từ đỉnh đèo Gia Bắc phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi cảm nhận...