Củng cố quốc phòng, Nga xây dựng 3000 hạ tầng quân sự mới
Khoảng 100 căn cứ quốc phòng mới, trong đó có các trường bay, các căn cứ của Hải quân và Lục quân sẽ được xây dựng ở Nga để phù hợp với các hệ thống vũ khí mới, một quan chức quân sự cấp cao của nước này hôm qua (27/6) cho hay.
Trước năm 2016, 316 thị trấn đóng quân sẽ được xây dựng, và con số này sẽ tăng lên 495 trước năm 2020, Tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga cho biết, đồng thời thêm rằng, hơn 3000 hạ tầng quân sự, trong đó có các doanh trại, bãi đỗ sẽ được xây dựng ở những địa điểm này.
Tất cả các căn cứ quân sự trên sẽ được đưa vào hoạt động vài tháng trước khi các loại vũ khí và trang bị quân sự mới được bàn giao, ông nói.
Bên cạnh đó, các bãi thử của hải quân, bộ binh và không quân cũng như các trung tâm huấn luyện tối tân mới cũng sẽ được thiết lập.
Video đang HOT
Tất cả các hạ tầng quân sự mới sẽ giúp tăng cường đáng kể tiêu chuẩn huấn luyện quân nhân và giúp Lực lượng vũ trang hoạt động hiệu quả hơn, ông Gerasimov nhấn mạnh.
Chính phủ Nga chủ trương chi 730 tỷ USD cho chương trình mua sắm vũ khí đầy tham vọng cho lực lượng vũ trang của nước này tới năm 2020. Chương trình mua sắm vũ khí năm 2011-2020 của Nga quy định mỗi năm lực lượng quân đội Nga phải được nâng cấp hoặc trang bị 11% thiết bị quân sự.
Các quan chức của Nga cũng tiết lộ mục tiêu tái vũ khí của Nga là tăng 30% trước năm 2015 và 70% trước năm 2020.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết, số lượng vũ khí mới được đưa vào biên chế các lực lượng vũ trang Nga cần được tăng 75% đến năm 2020.
Theo vietbao
Các cơ quan Trung ương sẽ có trụ sở tại Tây Hồ Tây
Theo phương án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, trụ sở các cơ quan Trung ương sẽ được xây dựng bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong khu vực.
Theo quy hoạch chung của TP. Hà Nội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, Tây Hồ Tây được quy hoạch thành một khu đô thị với đầy đủ các chức năng đa dạng, như văn hóa, hành chính, giáo dục, thương mại, tài chính, dịch vụ quốc tế, nhà ở... và sẽ là nơi đặt trụ sở của một số bộ, ngành (sau khi được di dời khỏi khu vực nội đô).
Trên cơ sở đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý phương án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây.
Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng trao đổi thống nhất với nhà đầu tư giải pháp tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Phối cảnh Khu đô thị Tây Hồ Tây
Bộ Xây dựng chỉ đạo, giám sát UBND thành phố Hà Nội trong việc lập quy hoạch xây dựng trụ sở các cơ quan Trung ương tại Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong khu vực.
Trước đó, tại lễ động thể vào trung tuần tháng 11/2012, theo công bố của chủ đầu tư, dự án khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ có tổng vốn đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD. Với tổng diện tích là 207,66 ha, dự án Tây Hồ Tây nằm tại khu vực Tây Hồ Tây trên địa giới hành chính của phường Xuân La (quận Tây Hồ), Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).
Trên tổng diện tích hơn 207 ha, sẽ có hơn 89 ha dành cho đường giao thông, đường dạo, công viên, cây xanh, hồ điều hòa. Hơn 25 ha của dự án dành cho không gian mở phục vụ hoạt động công ích của Hà Nội và xây dựng trụ sở mới các bộ ngành sẽ di dời về đây. Phần diện tích gồm 46 ha dành cho các công trình thương mại, trung tâm tài chính, văn phòng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cùng với các công trình văn hóa, giáo dục như nhà hát Thăng Long, trường học các cấp.
Riêng khu đất ở rộng 26 ha, với quy mô dân số khoảng 25.000 dân, được quy hoạch đa dạng với các khu chung cư cao tầng, nhà liền kề và biệt thự thiết kế kiến trúc hiện đại.
Dự án khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây có vị trí đắc địa ở khu vực phía Tây Hà Nội, kết nối với một loạt các dự án trọng điểm của thành phố như đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài, dự án nhà ga T2, dự án đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, cầu Nhật Tân... và do đó được kỳ vọng "sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan và diện mạo kiến trúc của khu vực phía Tây Hà Nội".
Theo vietbao
Xây lăng mộ 3.000 cây vàng báo hiếu bố mẹ Khu mộ được xây dựng trong 2 năm với nguyên vật liệu "không đụng hàng" được mua từ Thụy Sĩ, thợ cũng được tuyển chọn từ Hong Kong. Ông Hà Mỹ Suông, tên thường gọi là Hội đồng Suông, là một đại điền chủ ở tỉnh Hà Tiên cũ hồi đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng với câu chuyện chi 3.000 cây...