Cùng chia sẽ
Và đôi khi, không nhất thiết là những gì bạn nói mới làm nên điều khác biệt. Đôi khi, điều quan trọng chỉ là cách bạn lắng nghe.
Đôi khi tôi ghen tỵ với Sylvia – em gái tôi – vì nó luôn bận rộn. Sylvia hoạt động tình nguyện cho đội cấp cứu của thị trấn và đã trở thành một nhân viên cứu hộ hạng nhất. Một ngày, khi hai chúng tôi đang đi chơi loanh quanh thì máy nhắn tin của Sylvia rung loạn xạ. Một cậu bé 13 tuổi đang bị tai biến mạch máu ở ngay con phố cạnh đó.
Dù không phải là một đội viên cứu hộ, tôi cũng cuống lên chạy theo Sylvia. Hẳn những cô y tá không ngại nếu có thêm một chân sai vặt. Tuy nhiên, khi tới “hiện trạng” thì tôi biết mình là người thừa. Đã có nhiều y tá và nhân viên cứu hộ ở đó. Rõ ràng tôi không thể chen vào trong dù tôi có giúp đỡ được gì.
Đúng lúc đó tôi thấy hai cô bé tóc vàng tết bím đang đứng ở bậc thềm xi-măng của một cửa hàng. Mặt chúng tái xanh và chúng nắm chặt tay nhau như để tự trấn an. Trông chúng đơn độc, nhỏ bé và sợ hãi. Cậu bé bị tai biến kia có thể là anh của hai cô bé. Mà kể cả nếu hai cô bé không có quan hệ gì với cậu bé, thì hình ảnh cậu bé co giật, xe cảnh sát, xe cấp cứu.. cũng rất sốc. Rõ ràng hai cô bé cần có ai đó quan tâm.
Tôi lại gần hai cô bé, ái ngại chỉ tay vào chú mèo con mà cô bé lớn hơn đang bế, hỏi bằng giọng gần gũi nhất có thể: “Con mèo này tên gì?”.
Video đang HOT
Cả hai cô bé tươi tỉnh hẳn lên như mới nhặt được phiếu mua kem miễn phí, và nói liến thoắng. Cứ khi một cô bé ngừng lại vì nói quá dài thì cô bé kia lại tiếp vào câu chuyện.
Cô bé Cindy, 10 tuổi và Christy, 5 tuổi, đồng thanh trả lời câu hỏi:
- Nó tên Tabitha!
Và Christy tiếp tục câu chuyện bằng giọng nói ngọng nghịu:
- Em thấy nó trên bậc cửa và bọn em cho nó uống sữa.
Cindy vào cuộc:
- Sau đó nó không chịu đi!
- Thỉnh thoảng có mấy con mèo khác đến chơi với nó – Christy tiếp.
- Đúng, có con mèo đen to lắm nhưng mắt lại nhỏ hay ngồi trên cây cứ nhìn vào cửa sổ đúng lúc em nhìn ra. Sợ lắm!
- Cindy ôm con mèo chặt hơn.
Trong khi các y tá làm việc thì tôi ngồi nghe tất cả mọi câu chuyện về mèo và những con vật khác do hai cô bé kể lại. Rồi hai bé kẻ rằng chúng còn có 3 người chị, rằng cậu bé bị tai biến chính là anh trai của chúng, và rằng cậu bé đa bị như thế một vài lần rồi. Chúng tôi cứ ngồi trên bậc thềm xi-măng, vuốt tai con mèo màu da cam Tabitha và nói chuyện.
Cuối cùng, người ta cũng sơ cứu xong cho cậu bé và đưa cậu lên xe cấp cứu về bệnh viện . Sylvia chạy ra, hỏi hai cô bé rằng đó có phải là anh trai của chúng không.
- Đúng ạ, đấy là anh Tommy – Cindy đáp – Anh ấy có khoẻ lại không ạ?
- Có chứ! – Sylvia mỉm cười – Tommy đã được đưa vào bệnh viện rồi!
Tôi tạm biệt hai cô bé, nhắc chúng chăm sóc Tabitha và Tommy. Hai cô bé cười dè dặt “Cảm ơn anh đã nói chuyện với bọn em”.
Tôi luôn nhớ mấy phút ngồi nói chuyện với hai cô bé đó. Tôi biết được thêm rất nhiều điều, rất nhiều về Tabitha, về những chú mèo khác, và cả một điều rằng đôi khi bạn không cần là một đội viên cứu hộ thì vẫn có thể giúp đỡ người khác được. Và đôi khi, không nhất thiết là những gì bạn nói mới làm nên điều khác biệt. Đôi khi, điều quan trọng chỉ là cách bạn lắng nghe.
Theo Guu