Cùng 4,5 triệu kiều bào chung sức dựng xây đất nước
Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài cần kết nối đồng bào trong nước và 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài, chung sức xây dựng đất nước. Đó là phát biểu của bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương ngày 21/9.
Hội nghị Ban chấp hành mở rộng Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 4. Ảnh: Quehuongonline
Ngày 21/9 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội IV nhiệm kỳ 2019-2024 của Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài (Hội), nhìn lại chặng đường 5 năm của Hội trong nhiệm kỳ III và đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới.
Theo báo cáo của Hội, trong nhiệm kỳ III, với vai trò phát triển cầu nối với kiều bào, Hội đã tăng cường các cuộc tiếp xúc cá nhân, tổ chức kiều bào, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng là phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm xây dựng Hội trở thành một địa chỉ tin cậy, mái nhà thân thiết với kiều bào.
Thông qua những hoạt động này, Hội đã góp phần giúp kiều bào hiểu rõ hơn tình hình đổi mới của đất nước, đồng thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh, kiến nghị những vấn đề quan trọng, cần thiết liên quan đến quyền lợi của người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài…
Đặc biệt, trong thời gian qua, Hội đã xây dựng lại và chính thức đưa vào hoạt động cổng thông tin điện tử Alov.vn và trang thông tin điện tử Nhipcauquehuong.vn với nội dung, hình thức mới, phù hợp với vai trò kết nối đồng bào xa quê hương và kiều bào trong tâm nguyện chung là hướng về Tổ quốc.
Video đang HOT
Phát biểu tại Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao những kết quả mà Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài đạt được trong ba nhiệm kỳ qua.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại Đại hội. Ảnh: TTXVN
Bà Trương Thị Mai nhận định: Từ ngày đầu thành lập đến nay, tôn chỉ, mục đích của Hội được giữ vững, tiếp tục là cầu nối quan trọng với người Việt Nam ở nước ngoài. Hội đã nỗ lực không ngừng để đưa các thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực đến với đồng bào ta ở nước ngoài. Dù điều kiện còn hạn chế, song bằng nhiều hoạt động, phương thức khác nhau, Hội đã tổ chức được các chương trình phong phú, đa dạng để truyền tải thông tin cũng như lắng nghe, phản ánh, kết nối kiều bào với quê hương.
Dựa trên những kết quả đã đạt được, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hội Liên lạc với Người Việt Nam ở nước ngoài cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò thúc đẩy sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc giữa đồng bào trong nước và 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài, đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Bên cạnh đó, bà Trương Thị Mai cũng bày tỏ hy vọng Hội sẽ tiếp tục là một kênh quan trọng đưa những mong muốn, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của kiều bào tới Đảng, Nhà nước; hỗ trợ cho thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài cũng như là cầu nối, chỗ dựa vững chắc cho du học sinh Việt Nam, để sau này cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước.
Đại hội Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài đã bầu ra Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ IV (2019 – 2024) gồm 108 người, 26 người tham gia Ban Thường vụ. Ông Nguyễn Phú Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ IV./.
Phi Yến
Theo TTXVN
Không để phụ nữ bị bỏ lại phía sau
Ngày 12/8, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức hội thảo "Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau". Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Tổng kết Nghị quyết 24 và Chỉ thị 45 chủ trì hội thảo.
Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai phát biểu tại hội thảo.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết, 6,56% phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) không biết đọc, biết viết; 33% nữ sinh DTTS đi học PTTH đúng độ tuổi; 7,2% lao động nữ DTTS được đào tạo chuyên môn kỹ thuật; khoảng 26% phụ nữ DTTS đứng tên sở hữu đất đai và tài sản; tỷ lệ phụ nữ tham chính ở 4 cấp khá khiêm tốn... Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng ở phụ nữ DTTS nói riêng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển vùng DTTS và miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về DTTS, miền núi không ngừng được hoàn thiện triển khai trong thực tiễn và đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra những thành tựu to lớn làm thay đổi căn bản đời sống của DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng.
Tuy nhiên, nhìn lại tổng thể các chính sách hiện hành cho thấy, nhiều chính sách chưa được quan tâm lồng ghép giới, hoặc nếu có lồng ghép giới thì mờ nhạt, chưa quan tâm tới nhu cầu và điều kiện thực tế của phụ nữ và nam giới, dẫn đến những hạn chế trong tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ những chính sách này; có chính sách cho phụ nữ nhưng tổ chức thực hiện và nguồn lực còn rất khiêm tốn chưa tạo ra đột phá trong giải quyết những vấn đề giới đang tồn tại trong vùng DTTS và miền núi.
Hội thảo chính sách "Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau" được tổ chức với mục tiêu thu thập những căn cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất, kiến nghị với Ban chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 24 điều chỉnh, định hướng chính sách vùng DTTS có trách nhiệm giới và đảm bảo bình đẳng giới đối với phụ nữ DTTS; đồng thời, nghiên cứu tổng hợp ý kiến để tham gia phản biện đối với Dự thảo "Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2015, định hướng 2030".
"Với những đặc điểm giới và định kiến xã hội đã tồn tại qua nhiều thế hệ, phụ nữ và trẻ em gái DTTS luôn ở vị trí yếu thế hơn trong gia đình và ngoài xã hội. Họ đang phải đối mặt với nhiều sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng kép cả về dân tộc và về giới. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Để đảm bảo sự công bằng, các chính sách cần hướng tới những cải cách thể chế và tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nhất là những nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo nhất, ở những vùng xa xôi, cách trở nhất", bà Thu Hà chia sẻ.
Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết,tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thường xảy ra ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có địa hình kinh tế đặc biệt khó khăn, cộng đồng cư dân sống biệt lập.Nhiều đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông, không tiếp cận được các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là rào cản lớn trong công tác tuyên truyền xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Vấn đề mấu chốt là cần đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật và vận động, tư vấn, hỗ trợ... để giúp đồng bào nâng cao nhận thức, góp phần thay đổi hành vi.
Phát biểu tại hội thảo, Trưởng ban Dân vận Trương Thị Mai đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, bao quát toàn diện về những vấn đề liên quan đến phụ nữ của Hội LHPN Việt Nam. Đề cập đến những cơ chế điều phối để đạt được hiệu quả cao hơn về chính sách dân tộc và miền núi, bà Trương Thị Mai cho rằng, qua 15 năm thực hiện, công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt về thể chế. Thể chế ở đây chính là việc xây dựng chính sách, pháp luật sao cho thật tốt.
"Chúng ta có 118 chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc, miền núi, mặc dù nguồn lực thực hiện có thể chưa đủ. Qua 15 năm, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, bao quát hơn và có thêm nhiều nguồn lực để xây dựng xã hội. Qua nhiều năm thực hiện, đến thời điểm này bắt buộc phải rà soát, sắp xếp lại. Trong 16 chương trình mục tiêu quốc gia sắp tới sẽ chỉ còn 2 chương trình. Mục đích của việc thu gọn các chương trình này để tập trung thực hiện cho đậm nét hơn, cô đọng hơn, đỡ giàn trải hơn trong thực hiện chính sách", bà Mai nói.
"Đặc biệt, trong 15 năm qua, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển rất mạnh, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm dần. Tỷ lệ nghèo giữa khu vực thành thị và miền núi được rút ngắn lại. Việc làm này có tác dụng to lớn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững quốc phòng an ninh và phát triển đất nước. Để chính sách sát với thực tiễn thì phải xuất phát từ thực tiễn, không để chính sách ngồi trên bàn giấy. Cơ hội để đồng bào bình đẳng rất quan trọng như phải được đến trường đúng tuổi, được có cơ hội khám sức khỏe... Việc thực hiện các chính sách cho đồng bào DTTS tiếp tục được tính toán để tránh sự ỷ lại để người nghèo vươn lên mạnh mẽ hơn, chủ động hơn trong cuộc sống. Để làm được điều này thì vấn đề giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu. Giáo dục chính là cơ hội, là chìa khóa để xóa nghèo", bà Mai nói.
Tuệ Phương
Theo ĐĐK
Ông Nguyễn Đình Khang được bầu làm Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Chiều nay 28-7, với 100% phiếu đồng ý, ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Chiều nay 28-7, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 4 (khoá XII) nhiệm kỳ 2018-2023 để...