Cụm di tích in dấu vua Hàm Nghi
Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng và đền Trần Lâm tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, là nơi vua Hàm Nghi từng đóng quân, ban tặng nhiều bảo vật.
Ba công trình được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2001.
Trên ảnh là đền thờ vua Hàm Nghi nằm trong khuôn viên thành Sơn Phòng, xã Phú Gia. Trong thành có hai con voi đá trước cửa đền, bao quanh là hệ thống sân, tường bao, cây xanh, đèn chiếu sáng…
Vua Hàm Nghi húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch (1872-1943), là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Năm 1884, Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.
Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài, sau đó tới Hà Tĩnh đóng quân quân tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê. Đến năm 1888 ông bị bắt, đem đi an trí ở Algeria và qua đời tại đây năm 1943 vì ung thư dạ dày.
Trên ảnh là tượng thờ vua Hàm Nghi đặt trong đền ở thành Sơn Phòng.
Thành Sơn Phòng được vua Hàm Nghi cho người đắp vào năm 1885, làm đại bản doanh để tập luyện quân sự. Thành kết cấu hình chữ nhật, diện tích hơn 4.000 m2, rộng 200 m, dài 210 m.
Ngày nay, hệ thống bờ thành được giữ lại gần như nguyên vẹn, phía trên cây cối mọc lên bao phủ. Nhiều người dân địa phương đã xin chính quyền vào trồng lúa và hoa màu trong khuôn viên.
Thành trước kia được đắp cao 2,2 m, chân thành 9 m, mặt thành 7 m.
Phía ngoài, hào bao bọc lấy thành, sâu 7,7 m, rộng 5,5 m. Hiện nay hệ thống hào được cải tạo thành kênh thủy lợi.
Hào trước kia là đường thủy quan trọng, nối liền các khu vực trong thành. Lúc xảy ra nguy biến, đây là đường để vua Hàm Nghi và nghĩa quân rút lui ra sông Tiêm rồi vào rừng núi ẩn náu.
Video đang HOT
Thành xây hướng Nam, bốn cạnh theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, chính giữa bốn cạnh thành xây bốn cổng đối diện nhau, ba cổng rộng 8 m, riêng cổng chính rộng 8,5 m.
Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, đến nay cổng phía Đông còn lối ra. Nhà chức trách lát gạch đường đi, trồng cây hai bên để tạo cảnh quan.
Đền thờ vua Hàm Nghi được dựng chủ yếu bằng gỗ, phía trên các mái thiết kế và trang trí nhiều họa tiết, hoa văn cách điệu. Trong thời gian đóng quân ở thành Sơn Phòng, vua Hàm Nghi đã phát hịch Cần Vương kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước chống Pháp.
Cách thành khoảng 1 km là đền Công Đồng, thờ các danh nhân có công trong việc bảo vệ biên cương thời Lê. Hiện, đền lưu giữ 37 đạo sắc phong của các triều Lê – Nguyễn. Thời đóng quân, vua Hàm Nghi nhiều lần ghé thăm nơi này.
Đền Trần Lâm hay còn gọi là miếu Trăm Năm, cách thành khoảng 500 m, thờ Đức thánh mẫu Trần Lâm, phía trước đền có một hồ nước rộng lớn.
Tương truyền, trong thời gian lập căn cứ địa ở xã Phú Gia, một hôm bị quân Pháp tấn công, vua Hàm Nghi chạy trốn vào đền Trần Lâm (thôn Phú Hòa) để ẩn náu. Đêm tối, một vị thần linh báo mộng nhà vua không nên ở lại nơi này quá lâu, bởi nguy hiểm sắp đến gần.
Sau khi được thần linh “mách nước”, vua Hàm Nghi cùng các quan làm lễ tạ ơn tại miếu Trăm Năm, cảm ơn người dân trong làng rồi rút vào vùng núi Quảng Bình xây dựng củng cố lực lượng đánh giặc.
Trước khi rời đi, vua Hàm Nghi đã ban sắc phong “Thượng thượng đẳng tối linh thần” cho các vị thần thờ ở miếu Trầm Lâm và đền Công Đồng.
Người dân trong xã được nhà vua tặng cho 2 con voi bằng vàng nguyên khối (một con nặng 2,7 lượng, con còn lại nặng 1,7 lượng), 40 đạo sắc phong, 8 bộ áo mũ triều thần, cờ lộng, 2 thanh kiếm lưỡi sắt có cán sơn son thiếp vàng, một con nghê đồng, một tấm áo bào, 20 chiếc quạt…
Từ ngày được nhà vua ban tặng bảo vật quý cho tới nay, người dân xã Phú Gia cùng nhau gìn giữ, xem đó là vật thiêng liêng, đem lại may mắn cho dân làng.
Cứ hai năm một lần, dân làng bầu ra một người có uy tín, phẩm chất tốt, gia đình hòa thuận và đặt chức danh là Cố đạo chủ. Người này được đưa các bảo vật về nhà cất giữ, bảo quản và không được làm thất lạc. Hết “nhiệm kỳ”, các hiện vật sẽ được chuyển giao cho người mới.
Hàng năm, vào ngày mùng 7 Tết, các cụ cao niên trong xã tập trung tổ chức kiểm tra bảo vật. Nếu như trùng thời điểm hết “nhiệm kỳ” hai năm của Cố đạo chủ, dân làng sẽ bầu người mới, sau đó sẽ đánh chiêng trống rước bảo vật qua ngôi đền Trần Lâm và thành Sơn Phòng để tưởng nhớ công lao và tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi.
Hàng năm cụm di tích Thành Sơn Phòng, đền Công Đồng, đền Trần Lâm đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử, kiến trúc và tôn giáo.
Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo - di tích lịch sử nổi tiếng thu hút du khách tham quan
Bên cạnh di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, cầu Ma Thiên Lãnh trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi khi có dịp ghé thăm hòn đảo quyến rũ bậc nhất hành tinh này.
Vậy cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo ở đâu, có gì thu hút du khách đến vậy? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.
Cầu Ma Thiên Lãnh ở đâu Côn Đảo?
Cầu Ma Thiên Lãnh tọa lạc trên đỉnh núi thuộc khu vực phía Tây của thị trấn Côn Đảo . Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo do thực dân Pháp sử dụng tù nhân để xây dựng. Vị trí cây cầu được xây dựng ở trên núi cao, mục đích của Pháp là vượt sang dãy núi bên kia. Hiện nay, cầu Ma Thiên Lãnh chỉ còn sót lại những di tích tại hai bên móng cầu. Cho dù chưa hoàn thiện nhưng có tới hơn 350 tù nhân đã hy sinh trong quá trình xây dựng cây cầu do đói rét.
Cầu Ma Thiên Lãnh là điểm đến thu hút du khách ở Côn Đảo
Cách di chuyển tới cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo
Để tham quan cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo , trước hết bạn cần đi máy bay từ Hà Nội/Sài Gòn với giá vé từ 2,5 - 5,5 triệu đồng/khứ hồi. Hoặc đi từ Sài Gòn tới Vũng Tàu, sau đó di chuyển bằng tàu cao tốc tới Côn Đảo có giá vé khoảng 660.000đ - 880.000đ/người. Nếu muốn tiết kiệm bạn có thể đi tàu phổ thông từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) hoặc Trần Đề (Sóc Trăng) khoảng 90.000đ - 125.000đ/người.
Để tới được cầu Ma Thiên Lãnh, bạn đi xe máy hoặc thuê xe ôm di chuyển hết đoạn đường Võ Thị Sáu tới khu di tích cầu Ma Thiên Lãnh. Nhìn chung đường đi khá thuận tiện, bạn có thể thuê xe máy ở Côn Đảo với giá 100.000đ - 150.000đ/ngày để chủ động di chuyển.
Cách di chuyển tới cầu Ma Thiên Lãnh
Tìm hiểu lịch sử của cầu Ma Thiên Lãnh
Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo là di tích lịch sử nổi tiếng thu hút du khách tham quan. Đây cũng là nơi chứng kiến những đau thương của cuộc chiến tranh xảy ra tại Côn Đảo. Cầu Ma Thiên Lãnh được xây dựng vào năm 1930, mục đích khai thác đá và gỗ để làm trại giam cũng như kiểm soát tù nhân vượt ngục. Con đường đi tới cầu Ma Thiên Lãnh được dẫn từ ngã ba Núi Chúa qua bãi Ông Đụng .
Di tích cầu Ma Thiên Lãnh thu hút du khách tham quan
Cây cầu này được lấy tên của một ngọn núi có địa hình hiểm trở tương tự như Ma Thiên Lãnh tại Triều Tiên. Chính vì vậy, người dân Côn Đảo đã lấy tên cây cầu này là Ma Thiên Lãnh.
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, các tù nhân tại Côn Đảo đã xây dựng 2 mố cầu, trong đó mỗi mố cao 8m. Hiện tại, di tích cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo chỉ còn lại hai bên móng cầu. Mỗi hòn đá tại cây cầu này chính là sự hy sinh đầy xương máu của những chiến sĩ cách mạng luôn mang trong mình ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Vào 8/1945 công trình cầu Ma Thiên Lãnh ngừng xây dựng. Đây cũng là một trong số ít những công trình do Pháp thi công dang dở và có ý nghĩa lịch sử to lớn với dân tộc ta.
Nội quy khi tham quan khu di tích cầu Ma Thiên Lãnh
Tham quan di tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo
Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo có gì? Cầu Ma Thiên Lãnh cách sân bay Cỏ Ống khoảng 15km và trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 3km. Từ vườn quốc gia Côn Đảo bạn sẽ di chuyển qua một con đường nhỏ, có nhiều cây cối mọc xum xuê. Bạn chỉ cần leo hết con dốc sẽ tới được cầu Ma Thiên Lãnh - di tích lịch sử nổi tiếng tại Côn Đảo thu hút du khách tham quan hiện nay.
Hai bên đường di khi di chuyển tới cầu Ma Thiên Lãnh
Điều đáng nói là cây cầu này từng là nơi ngã xuống của 356 người trong quá trình xây dựng do đói khát, địa hình cheo leo hiểm trở, rừng thiêng nước độc, đá đè hoặc do kiệt sức... Hiện nay, tại cầu Ma Thiên Lãnh vẫn còn tấm bia di tích cùng bát hương để tưởng niệm những người đã mất. Ghé thăm di tích cầu Ma Thiên Lãnh du khách sẽ được chứng kiến cảnh khổ cực của tù nhân đã phải trải qua.
Di tích còn sót lại của cầu Ma Thiên Lãnh
Ghé thăm Côn Đảo bạn hãy một lần tới di tích lịch sử nổi tiếng này để ngược dòng lịch sử đầy thăng trầm của dân tộc và thể hiện lòng yêu nước của mình. Vào ngày 29/4/1979 di tích cầu Ma Thiên Lãnh được công nhận là di tích đặc biệt cấp Quốc gia.
Khám phá khung cảnh thiên nhiên xung quanh
Du khách tham quan cầu Ma Thiên Lãnh có thể kết hợp ghé thăm bãi Ông Đụng nổi tiếng với cảnh đẹp tựa chốn trần gian. Bãi Ông Đụng có vị trí tọa lạc bên trong vườn quốc gia Côn Đảo, nơi đây thu hút du khách với hệ động thực vật đa dạng. Đây cũng là bãi biển đẹp và hoang sơ nhất tại Côn Đảo với nước biển trong xanh, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Kết hợp tham quan bãi Ông Đụng.
Khám phá bãi Ông Đụng Côn Đảo , du khách sẽ được tìm hiểu về hệ sinh thái đa dạng, lặn biển ngắm san hô và tắm mát thư giãn. Bãi Ông Đụng là điểm đến lý tưởng để câu cá giải trí, tổ chức dã ngoại và tham gia nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn. Đặc biệt, từ bãi Ông Đụng bạn có thể thuê cano để tham quan những địa điểm nổi tiếng lân cận như hòn Tre Nhỏ, hòn Tre Lớn, xem chim biển. Sau khi tham quan bạn sẽ được thưởng thức đủ các món ngon ở bãi Ông Đụng như: Gỏi cá mập, tôm hùm nướng, ốc vú nàng...
Tắm biển thư giãn ở bãi Ông Đụng.
Cầu Ma Thiên Lãnh Côn Đảo và bãi Ông Đụng là hai địa điểm tham quan nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghé thăm chốn "địa ngục trần gian". Bên cạnh đó, bạn cũng nên "bỏ túi" kinh nghiệm du lịch Côn Đảo chi tiết để có những thông tin hữu ích nhất cho chuyến đi sắp tới nhé.
Nhịp sống vắng lặng lạ thường ở TP Huế những ngày chống dịch COVID-19 Sau khi chính quyền áp dụng một số biện pháp mạnh để phòng COVID-19 thì TP. Huế trở nên vắng vẻ hơn ngày thường, nhiều nhà hàng, quán ăn tạm đóng cửa. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành một số biện pháp nhằm siết chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian áp...