Cụm CN Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Lùm xùm chuyện bán đất, rãnh thoát nước…
Mới đây, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tại cụm công nghiệp (CCN) thị trấn Yên Lạc đã đề nghị phải có cuộc thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường, quy hoạch xây dựng trong CCN này.
Cắt xén nhiều hạng mục
Dự án CCN thị trấn Yên Lạc được phê duyệt năm 2005, UBND thị trấn Yên Lạc làm chủ đầu tư, nhưng vì huyện không có khả năng thực hiện, năm 2009, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Công ty CP Đầu tư xây dựng Sông Hồng – Thăng Long (gọi tắt là Công ty Thăng Long) thay UBND thị trấn Yên Lạc làm chủ đầu tư.
133 hộ dân trong cụm làng nghề phản đối Công ty Thăng Long về quản lý -điện- giao thông trong cụm làng nghề. Ảnh: Thế Lữ
Từ năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã kết luận nhiều sai phạm trong GPMB thực hiện dự án CCN thị trấn Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Năm 2018, Sở TNMT tỉnh đã báo cáo tỉnh về kiến nghị của các DN và người dân đề nghị tỉnh giao cho Sở này tổ chức thanh tra (đột xuất) việc chấp hành pháp luật về TNMT, quy hoạch xây dựng trong CCN Yên Lạc.
Khi vào CCN, nhiều chủ đơn vị sản xuất nhận thấy: Dự án bị bóp méo, nhiều hạng mục hạ tầng bị cắt xén, thậm chí những hạng mục không có trong quy hoạch lại phình to như có nhiều nhà dân được cấp đất sống ngay trong quy hoạch của dự án. Nói là CCN nhưng không có khu xử lý nước thải, rác thải. Bãi đậu xe và tập kết hàng hoá được đem bán cho nhiều hộ kinh doanh khác. Khu công viên cây xanh kết hợp bãi tập thể dục bị xây kín cổng cao tường, phía trong chủ dự án xây nhà sàn trông như một biệt phủ!
“ Nóng” nhất là câu chuyện khiếu kiện của bà Dư Thị Bắc (nguyên chủ sở hữu lô đất số 33), cụ thể: Năm 2011 Công ty Thăng Long chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Doanh nghiệp (DN) tư nhân Giấc Mơ lô số 33, diện tích 1.320m2. Năm 2017, DN tư nhân Giấc Mơ chuyển quyền sử dụng lô đất 33 cho ông Nguyễn Văn Kim và vợ là Nguyễn Thị Huệ và được cấp sổ đỏ ngày 12.6.2017. Tiếp nhận quyền sử dụng đất, ông Kim và bà Huệ cải tạo mặt bằng thì bị nhiều người dân lên huyện phản đối bởi lấp cả mương thoát nước của cụm dân cư thị trấn.
Sở TNMT tỉnh thừa nhận: khi kiểm tra bản vẽ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 11.5.2010 không thể hiện rãnh tiêu thoát nước (mặc dù rãnh này đã có trước khi xây dựng CCN làng nghề). Vì vậy bản đồ địa chính thu hồi, giao đất cho Công ty Thăng Long cũng không để lại rãnh tiêu thoát nước cũ của các hộ dân thôn Đoài, thị trấn Yên Lạc. Sau khi tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (lần 3), phần đất rãnh tiêu thoát nước đã được tách khỏi 2 thửa đất lô số 33 của DN Giấc Mơ và lô số 34 của Công ty Mạnh Cường.
Video đang HOT
Kiến nghị thanh tra đột xuất
Để giải quyết việc tranh chấp diện tích tiêu thoát nước bị CCN đè lên, Sở TNMT và một số cơ quan liên quan kiến nghị UBND tỉnh thu hồi toàn bộ diện tích rãnh thoát nước nằm trong dự án CCN để trả lại cho dân. Các chủ lô đất 33 và 34 sẽ được Nhà nước và chủ đầu tư bồi thường hỗ trợ về tài sản và đất đai bị thu hồi. Bà Dư Thị Bắc – đại diện uỷ quyền của ông Nguyễn Văn Kim và bà Nguyễn Thị Huệ cho rằng: “Tôi không đồng ý, bởi: Cắt xén diện tích, ảnh hưởng tới tâm lý kinh doanh. Nếu bị điều chỉnh diện tích thì tôi sẽ trả lại lô đất đã mua và chủ đầu tư phải đền bù theo giá thoả thuận”.
Về sai phạm của Công ty Thăng Long (chủ đầu tư dự án), các hộ dân và DN cho rằng chủ đầu tư đã bán phần đất dự án dành cho bãi đỗ xe và tập kết hàng hoá cho 9 hộ kinh doanh, trong khi đây là phần hạ tầng thiết yếu cho hoạt động của CCN, bán bãi đậu xe. Chủ đầu tư đã không xây dựng khu xử lý chất thải mà kiến nghị tỉnh điều chỉnh dự án cấp thêm hơn 9.000m2 đất bổ sung để xây dựng thêm.
Nhiều chủ DN trong CCN cho rằng: Trước khi đầu tư một khoản tiền lớn vào CCN, họ tin được hưởng hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhưng nay các hạng mục trong hệ thống logic đã bị cắt xén dẫn đến giá trị của đất trong CCN bị giảm so với quy hoạch ban đầu. Nhiều DN đề nghị có cuộc thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về TNMT, quy hoạch xây dựng trong cụm làng nghề Yên Lạc. Tiếp nhận đề nghị này, ông Nguyễn Hồng Sinh- Giám đốc Công ty Thăng Long cho rằng: “Việc thanh kiểm tra quy hoạch xây dựng các hạng mục trong CCN, công ty sẽ phối hợp với các cơ quan nhà nước để thực hiện theo quy định”.
Theo Danviet
Công bố dấu tích kiến trúc nghìn năm dưới Điện Kính Thiên
Dấu tích kiến trúc cùng hàng nghìn di vật quý (từ thời Đại La đến nay) nằm ở các tầng văn hóa sâu khoảng 4m dưới Điện Kính Thiên (Hoàng Thành - Thăng Long) vừa được công bố sáng nay, 17/4.
Sáng nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Điện Kính Thiên (Hoàng Thành - Thăng Long)
Các di vật được khai quật nằm sâu khoảng 4m dưới đất.
Các nhà khoa học xem xét kỹ các di vật được bóc tách từ lớp đất dưới hố khai quật
Lớp đá lót nằm sâu nhất trong hố khai quật
Dấu tích cụm đá xuất lộ ở phu vực góc Đông Nam hố khai quật, trên mặt bằng lớp đào 07, xuất lộ trong phạm vi 1,5m2, bao gồm 2 mảnh miệng giếng hình tròn và 3 mảnh thân thành giếng hình lục giác
Nhà sử học Lê Văn Lan xem xét kỹ các hiện vận được khai quật
Các hiện vật mang màu sắc, họa tiết đặc trưng của thời Lê Sơ (thế kỷ 15-16)
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, các di vật thu được trong quá trình khai quật gồm các loại đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất và đặc biệt là hình vật kiến trúc qua các thời kỳ.
Quang Phong
Theo Dantri
Ảnh: Ngay Hoàng thành Thăng Long có vườn hoa hướng dương đẹp nức nở Thay vì phải đến tận Nghệ An để được thưởng thức vườn hoa hướng dương tuyệt đẹp thì người dân Hà Nội cũng có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa được gọi là hoa mặt trời tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Vườn hoa hướng dương tại Hoàng thành Thăng Long rộng khoảng 2.000m2 được vun trồng khoảng 2...