Cúm B gây ra những tác động không nhỏ đến người bệnh
Gần 4 tháng đầu năm nay, Bệnh viện Nhi Hải Dương ghi nhận số lượng trẻ mắc cúm B nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái.
Triệu chứng của cúm B và cúm A cơ bản giống nhau và gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
Cúm B có thể gây suy hô hấp, nặng hơn có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời
* Triệu chứng
Cúm A và cúm B đều có thể phát triển nghiêm trọng như nhau, với các triệu chứng phổ biến như: sốt, ớn lạnh, viêm họng, ho, sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể.
Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng về đường hô hấp. Các dấu hiệu khởi phát thường bao gồm ho, tắc nghẽn, viêm họng, sổ mũi.
Tuy nhiên, các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe khác. Nếu bạn bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng và thậm chí gây ra một đợt hen nghiêm trọng. Nếu không được điều trị hoặc trong những trường hợp nặng hơn, cúm B có thể gây ra tình trạng viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, suy thận, viêm cơ tim hoặc viêm tim, nhiễm trùng máu…
Video đang HOT
Một số ít trường hợp bệnh cúm B cũng có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm cúm loại B còn gặp những biểu hiện buồn nôn, ói mửa, đau bụng, ăn mất ngon.
* Điều trị cúm B
Nếu nghi ngờ nhiễm cúm, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Bên cạnh đó, nên dành nhiều thời gian ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng.
Đôi khi các triệu chứng cúm B sẽ tự động thuyên giảm. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao gặp biến chứng khi bị cúm thì nên đến khám bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao gồm trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi; người già từ 65 tuổi trở lên; phụ nữ có thai hoặc vừa sinh ít hơn 2 tuần; người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc một số bệnh mãn tính.
Đối với trẻ em bị cúm, cha mẹ nên ưu tiên đưa trẻ đến cơ sở y tế trước khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Một số loại thuốc nếu dùng tùy tiện có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Trẻ bị sốt do cúm nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hạ sốt tự nhiên (không cần dùng thuốc). Trong một số trường hợp cúm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn xảy ra.
Các bác sĩ và nhiều tổ chức y tế trên thế giới đều khuyên mọi người nên tiêm phòng vaccine cúm B và các loại cúm nói chung hằng năm để tự bảo vệ bản thân chống lại những chủng virus thông thường.
Miền Bắc chuyển mùa, cúm mùa 'lộng hành': Người cao tuổi cần đặc biệt cảnh giác
Thời tiết miền Bắc theo dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động. Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, giao mùa là thời điểm các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm mùa (bao gồm cúm A và cúm B).
Cúm mùa - mối nguy tiềm ẩn cho người cao tuổi
PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền, Tổng Thư ký Hội Lão khoa Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa trung ương chia sẻ: "Cúm mùa không phải là "bệnh vặt" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đối với người cao tuổi, hệ miễn dịch suy yếu họ dễ mắc cúm và có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí tử vong do cúm mùa gây ra".
Người cao tuổi hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc cúm và có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng liên quan cúm (Ảnh: Adobe Stock).
Cúm mùa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người cao tuổi như tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ; tăng gấp 10 lần nguy cơ đau tim, nhồi máu cơ tim; tăng gấp 8 lần nguy cơ viêm phổi; tăng 74% nguy cơ biến cố bất thường liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Đối với người trên 60 tuổi, mắc bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, COPD... thì nguy cơ tử vong do cúm cũng cao hơn, chẳng hạn như: Nguy cơ tử vong tăng gấp 5 lần đối với bệnh nhân tim mạch; đối với bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính thì nguy cơ tử vong tăng 12 lần. Tỷ lệ này thậm chí gấp 20 lần đối với bệnh nhân có bệnh lý nền, bao gồm cả bệnh tim mạch và bệnh phổi.
Cúm mùa và những con số đáng báo động
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2023, số ca mắc cúm mùa tại Việt Nam tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, nhóm người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các ca nhập viện và tử vong do cúm mùa.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang điều trị cho hơn 10 ca mắc bệnh cúm A trong tình trạng nặng, đáng lo ngại khi có 2 trường hợp nhiễm cúm A nguy kịch đang phải lọc máu, thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực là người cao tuổi.
Tiêm phòng cúm - giải pháp bảo vệ khỏi nhiễm cúm và các biến chứng liên quan
PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền khẳng định: "Tiêm phòng cúm là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ người cao tuổi khỏi cúm mùa, giảm tỷ lệ nhập viện, tử vong do cúm mùa gây ra".
PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền, Tổng Thư ký Hội Lão khoa Việt Nam, Bệnh viện Lão khoa trung ương.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế, người cao tuổi và người có bệnh lý nền là nhóm ưu tiên hàng đầu cần được tiêm phòng cúm mùa hằng năm.
Trước điều kiện thời tiết thất thường như hiện tại, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi bằng việc tiêm phòng cúm mùa. Bên cạnh đó, người thân/người chăm sóc cũng cần tiêm phòng cúm mùa để tránh lây cho người lớn tuổi trong nhà.
Cách nào phòng tránh nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ? Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng như viêm phổi, viêm tim, viêm não, suy hô hấp,... Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là nguyên...