Cúm A/H5N1 đe dọa bùng phát ở người
Sự biến đổi của virus cúm trên gia cầm trong khi vắc-xin phòng bệnh đang bị vô hiệu hóa đã làm tăng nguy cơ virus biến chủng, lây từ người sang người.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết việc cúm gia cầm đang tái phát tại một số địa phương như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình đang dấy lên nỗi lo ngại về dịch cúm A/H5N1 trên người. Nếu người dân không có ý thức phòng bệnh thì nguy cơ lây lan cho người là rất lớn.
Tiềm ẩn nguy cơ lây truyền
Theo ông Bình, từ đầu năm đến nay, cả nước đã phát hiện 4 ca mắc cúm A/H5N1, trong đó có 2 ca tử vong. Những ca bệnh này đều được phát hiện trong những tháng đầu năm 2012. Đây cũng là thời điểm cúm bùng phát trên gia cầm.
Trong khi đó, theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), kết quả phân tích giải trình gien mới nhất cho thấy đã xuất hiện nhánh virus cúm gia cầm mới ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Việc xuất hiện chủng virus mới đồng nghĩa với việc tác dụng bảo vệ của vắc-xin trước chủng virus cúm gia cầm mới này giảm mạnh, chỉ còn 35%-40%.
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng khi vắc-xin không có hiệu lực để phòng bệnh trên gia cầm thì virus sẽ nhanh chóng thích nghi và có thể dễ dàng lây lan sang người. Cũng theo ông Hiển, một yếu tố khác được đặc biệt lưu tâm là người ta chỉ phát hiện dịch khi có hiện tượng gia cầm ốm chết, còn virus cúm ở gia cầm lành thường bị bỏ qua do không có biểu hiện để nhận biết. Đây đang được coi là nguồn bệnh khó kiểm soát nhất và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền từ gia cầm sang người.
Các chuyên gia dịch tễ đánh giá nước ta luôn đứng trước nguy cơ xuất hiện thêm các trường hợp mắc cúm A/H5N1 do tập quán chăn nuôi của người dân, tập quán giết mổ, ăn thịt gia cầm, đặc biệt là món tiết canh.
Con người chưa có miễn dịch với cúm A/H5N1
Video đang HOT
TS Nguyễn Trần Hiển nhận định nguồn gốc các ca bệnh cúm A/H5N1 vẫn bắt nguồn từ gia cầm. Hơn 60 trường hợp tử vong do virus này phần lớn đều liên quan đến chăn nuôi, giết mổ và ăn thịt gia cầm bệnh. Tuy vậy, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện cơ chế lây truyền virus từ gia cầm sang người mà mới chỉ đưa ra những khả năng của việc lây lan.
Đó là virus cúm H5N1 ở gia cầm có thể lây sang người qua đường hô hấp bởi các giọt nhỏ nhớt dãi, dịch tiết đường hô hấp và tiêu hóa của gà ốm hoặc do người hít phải không khí có bụi từ phân gà, phân chim, dịch tiết khô mang virus còn sống. Ngoài ra, virus cúm trong bàn tay bẩn, thức ăn, nước uống ô nhiễm… cũng có thể đi vào miệng, qua đó thâm nhập đường hô hấp và gây bệnh.
Do sức đề kháng yếu nên trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm virus
Giới chuyên môn khẳng định hiện nguy cơ mắc bệnh của con người là gần như nhau vì với tác nhân gây bệnh này mọi người chưa có khả năng miễn dịch. “Tuy nhiên, qua điều tra những người khỏe mạnh ở khu vực nuôi gia cầm, thủy cầm, chúng tôi phát hiện một tỉ lệ nhỏ người lành mang trùng mà không có biểu hiện bệnh. Nhưng vì chưa hiểu rõ quy luật và mức độ cảm nhiễm nên mọi người đều phải cảnh giác”- ông Hiển nói thêm.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, thời điểm này dù chưa phát hiện ca bệnh nhiễm cúm A/H5N1 nào nhưng người dân không nên chủ quan. Bởi 2 ca tử vong do cúm A/H5N1 hồi đầu năm đều do lơ là sau gần 2 năm không có ca mắc mới. Ông Kính cho rằng cả 2 ca tử vong này đều được chẩn đoán và điều trị đặc hiệu cúm khi đã ở giai đoạn muộn, diễn biến nhanh nên không qua khỏi. Việc điều trị bằng thuốc Tamiflu sau 3 ngày khởi bệnh cũng làm giảm khả năng đáp ứng của thuốc.
“Nói như vậy không có nghĩa là khuyến khích người dân dự trữ và tự điều trị bằng thuốc Tamiflu trước những ảnh hưởng của virus cúm H5N1. Những dược phẩm như Tamiflu phải được bác sĩ kê đơn và chỉ định chặt chẽ trên từng ca bệnh cụ thể để tránh phản ứng có hại”- bác sĩ Kính nói.
Biểu hiện giống sốt xuất huyết Theo ông Nguyễn Văn Bình, cúm A/H5N1 và sốt xuất huyết đều có biểu hiện sốt nhưng khi nhiễm cúm thì người bệnh thường sốt cao liên tục kèm ho, đau ngực, khó thở, chảy nước mũi, trong khi với sốt xuất huyết thì sốt cao nhưng sau đó có các biểu hiện xuất huyết dưới da. Với tình hình dịch trên gia cầm như hiện nay, nhất là người sống trong vùng dịch, nếu có các biểu hiện nói trên thì nên đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Bệnh thường có diễn biến nặng, nhất là ở người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người bị bệnh mãn tính (tim mạch, phổi, thận, rối loạn chuyển hóa, thiểu năng miễn dịch).
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Virus cúm A/H5N1 kháng vắcxin
Ngành y tế TPHCM hỗ trợ tăng cường năng lực điều trị xuống các tỉnh đưa nhân sự, trang thiết bị và tăng năng lực điều trị tuyến dưới. Theo nhận định của các chuyên gia y tế virus cúm gia cầm hiện đã có độc lực cao, kháng lại với vắc-xin phòng dịch.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm A/H5N1, mới đây, ngành y tế TPHCM đã triển khai tổ chức diễn tập phòng chống cúm A/H5N1 với sự tham dự của hàng trăm cơ sở y tế, bệnh viện khu vực phía Nam.
Giám sát chủ động
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, dịch cúm A/H5N1 diễn biến rất phức tạp và hiện đã có 2 ca tử vong. Trước tình hình này, Thủ tướng đã có công điện nhấn mạnh các việc phải làm ngay là phát hiện sớm, xử lý triệt để, giám sát, tổ chức tốt công tác chống dịch. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, ngành y tế TPHCM đã triển khai tăng cường năng lực hệ thống giám sát, giám sát chủ động, chuẩn bị nguồn lực ứng phó khi có dịch cúm A/H5N1.
Một ca điều trị cho bệnh nhân cúm A/H5N1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM
Bằng 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 liên tục vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cứu sống, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng đây là một bước ngoặt quan trọng cho việc điều trị căn bệnh này ở nước ta. TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết cả hai bệnh nhân đều nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kịch, phổi đã tổn thương nặng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ lâu nay song có cái khác là việc cho thở máy với áp lực nhẹ. Sau hơn một tuần cách ly điều trị, bệnh nhân tự thở được và xuất viện ngay sau đó.
Cũng theo bác sĩ Châu, bệnh viện đã kết hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Anh) và Viện Pasteur TPHCM tiến hành giải mã trình tự gien ở bệnh nhân. Kết quả cho thấy 2 bệnh nhân này nhiễm cúm A nhóm clade 1 là nhóm bệnh lưu hành tại khu vực phía Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói tỉ lệ tử vong với bệnh nhân mắc loại bệnh này lên tới hơn 60%-90%, hiện việc điều trị đang là vấn đề nan giải với y học thế giới. Với 2 ca nhiễm cúm A/H5N1 được cứu sống, Bộ Y tế mong muốn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chia sẻ kinh nghiệm, phác đồ điều trị cho các đơn vị y tế trong nước.
Ba tình huống giả định
Dù thành công bước đầu trong điều trị cúm A/H5N1 song thực tế, khi có đại dịch cúm xảy ra thì khả năng ứng phó sẽ là vấn đề sống còn. Tại đợt tập huấn phòng chống cúm A/H5N1 do Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) tổ chức mới đây, đại diện nhiều cơ sở tuyến tỉnh tỏ ra băn khoăn trong công tác tiếp nhận điều trị cúm A/H5N1. Qua tiếp thu quy trình phòng chống do ngành y tế TPHCM xây dựng, tổ chức, triển khai, các cơ sở y tế địa phương đã rút được nhiều kinh nghiệm đáng kể. Các quy trình thao tác và xử lý căn cứ theo phác đồ của Bộ Y tế. Kịch bản diễn tập được đặt ra với 3 tình huống giả định cơ bản trong việc tiếp nhận và xử trí ca mắc cúm A/H5N1. Đó là trường hợp tiếp nhận ca nghi ngờ tại khoa khám bệnh, trường hợp nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng, trường hợp tuyến dưới chuyển lên bằng xe cấp cứu. Các tình huống được diễn tập qua thực địa tại các khoa cấp cứu và khu cách ly của khoa nhiễm.
Bác sĩ Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhận định diễn biến dịch bệnh hiện nay là rất khó lường với dịch cúm gia cầm A/H5N1, ngoài việc tập huấn, ngành y tế TP cũng đang triển khai tăng cường năng lực điều trị xuống các tỉnh bằng việc cử nhân sự, đưa thiết bị về tuyến dưới. "Phải kích hoạt hệ thống cho quen chứ khi xảy ra thảm họa thì trở tay không kịp"- bác sĩ Báu nhấn mạnh.
Virus cúm gia cầm ngày càng nguy hiểm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính từ ca cúm đầu tiên (năm 2003) đến nay đã có 597 ca nhiễm cúm A/H5N1, trong đó 351 ca tử vong. Riêng Việt Nam có 123 trường hợp và 61 ca tử vong. Các trường hợp xảy ra nhiều nhất tập trung trong các năm 2004 và 2005. Nguy hiểm hơn, virus cúm gia cầm hiện đã có độc lực cao, kháng lại với vắc-xin phòng dịch.
Nguyễn Thạnh (Người lao động)
Trường hợp thứ 4 nguy kịch vì nhiễm cúm A/H5N1 Ca nhiễm H5N1 tại Bình Dương vừa xuất viện thì một bệnh nhân khác ngụ tại Đắk Lắk được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm loại bệnh nguy hiểm này. Được biết trước đó bệnh nhân đã làm thịt và ăn gà bệnh. TS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pastuer TPHCM xác nhận, mẫu...