Cúm A/H1N1 gây chết người ở Tp Hồ Chí Minh nguy hiểm đến mức nào?
Cúm A/H1N1 từng gây đại dịch tại Việt Nam vào năm 2009 khiến hơn 10.000 mắc và 22 người tử vong. Cúm A/H1N1 dễ lây lan và có thể gây tử vong ở những bệnh nhân sức đề kháng yếu, có bệnh mãn tính, người già, phụ nữ mang thai.
Theo Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), virus gây cúm A/H1N1 được phát hiện vào năm 2009. Khi đó, loại cúm này còn được gọi là “ cúm lợn” vì có nguồn gốc lây truyền từ lợn. Khi đó, cúm A/H1N1 đã xảy ra tại 90 nước với hàng trăm nghìn người mắc. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26.5.2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009. Tính đến hết tháng 9.2009, Việt Nam đã có hơn 10.000 mắc cúm A/H1N1 và 22 người tử vong. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp dập dịch cấp tập, Việt Nam đã đẩy lùi dịch vào đầu năm 2010.
Đến nay, cúm A/H1N1 đã được coi là cúm mùa thông thường, xếp ngang với các chủng cúm khác như cúm A/H3N2, cúm B. Thi thoảng vẫn xuất hiện các ổ dịch, do tốc độ lây lan nhanh nên khi có ổ dịch, ngành y tế thường phải khoanh vùng, cách ly bệnh nhân và tiệt trùng môi trường xung quanh.
Người dân nên đeo khẩu trang khi xuất hiện ở nơi đông người, khu vực có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh minh họa
Năm 2013, tại Lào Cai đã phát hiện hai ổ dịch cúm A/H1N1 khiến 51 người mắc, trong đó có 1 ổ dich tại trường học, tuy nhiên không có trường hợp tử vong.
Đầu tháng 6, tại Bệnh viện Từ Dũ (Tp Hồ Chí Minh) đã xuất hiện “ổ” dịch cúm A/H1N1 khiến gần 30 người mắc, trong đó có nhiều nhân viên y tế. Ngành y tế đã khống chế ổ dịch.
Ngày 30.5, một phụ nữ thể tạng béo phì tại Tp Hồ Chí Minh bị cúm A/H1N1 nhưng nhập viện muộn nên đã tử vong.
Theo PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chủng cúm A/H1N1 cúm A/H1N1, xảy ra trên toàn cầu với tỉ lệ mắc ước tính 5%-10% người lớn và 20%-30% trẻ em. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, hằng năm đều ghi nhận từ 1-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B.
Tuy tỷ lệ tử vong của cúm A/H1N1 không cao so với cúm A/H5N1, H7N9, tuy nhiên, theo PGS Phu cho biết, khi các virus cúm B và cúm A/H3N2 chỉ tấn công vào hệ hô hấp phía trên thì cúm A/H1N1 lại có khả năng tấn công sâu vào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư) cho biết, thi thoảng bệnh viện lại tiếp cận các ca cúm nặng, xét nghiệm dương tính với H1N1. Không ít bệnh nhân đã tử vong vì loại cúm này. “Nhiều người bị cúm cho rằng đó là bệnh xoàng chỉ nhức đầu, sổ mũi vài ngày, uống vài viên thuốc cảm cúm là khỏi. Thông thường bệnh cũng khá lành tính, bệnh nhân có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân tiến triển nặng, đến mức suy hô hấp mới nhập viện thì đã quá muộn. Cúm có thể gây biến chứng nặng đối với những người có bệnh mãn tính về hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, phổi, thận, thiếu máu, người suy giảm miễn dịch, người già và phụ nữ có thai” – bác sĩ Cấp nói.
Cục Y tế dự phòng cảnh báo, virus cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang…; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.
Loại virus này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho virus phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt virus.
Video đang HOT
Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang virus cúm A/H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ…
Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A/ H1N1. Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Bệnh cúm A/ H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.
Để đề phòng cúm A/H1N1, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
3. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
5. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
6. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo Dân Việt
Ổ dịch cúm A/H1N1 lớn chưa từng có ở BV Từ Dũ: Làm ngay những điều này để phòng tránh bệnh
Trước tình hình cúm A/H1N1 diễn biến khó lường như hiện nay, việc lưu ý các biện pháp đề phòng cúm trong mùa hè là vô cùng cần thiết.
Những ngày gần đây, tại trung tâm y tế lớn như bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) lại bùng phát một ổ dịch cúm A/H1N1 khiến dư luận rất nghi ngại và hoang mang. Tính đến nay, đã có ghi nhận khoảng 30 trường hợp dương tính với virus cúm và ít nhất 80 người phải cách ly sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng, đây là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây nhiễm cao và bùng phát thành đại dịch. Chính vì vậy, việc lưu ý các biện pháp đề phòng cúm trong giai đoạn mùa hè nhạy cảm này là vô cùng cần thiết.
Tăng cường giữ vệ sinh
Vius H1N1 lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh, rất dễ bị lây nhiễm nếu bề mặt da chúng ta không sạch sẽ. Bởi vậy, việc tăng cường vệ sinh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng cúm. Cụ thể, bạn hãy:
- Tăng cường rửa tay trong mùa cúm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, nhất là sau khi tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Rửa tay ngay sau khi gặp người mắc bệnh cúm.
- Bạn cũng có thể dùng nước rửa tay gốc cồn để rửa tay ngay sau khi chạm vào cửa ra vào, xe đẩy mua hàng, trao đổi tiền... hoặc ở các tình huống khác mà đồ vật hoặc không gian dễ bị lây nhiễm bởi dịch tiết.
- Hạn chế chùi tay lên mắt, mũi, miệng, đưa tay vào miệng cắn móng tay.
- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
Hạn chế tiếp xúc tối đa với các nguồn nghi nhiễm cúm
Vius cúm có thể tồn tại khá lâu ngoài môi trường, từ 24 - 48 giờ trên các bề mặt như bàn, tủ, tay vịn cầu thang. Ngoài việc chú ý giữ gìn vệ sinh, bạn cũng nên hạn chế đến mức tối đa nguy cơ tiếp xúc với virus của mình.
- Hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện của cúm như ho, sổ mũi, nhức đầu, sốt...
- Luôn đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng dễ xuất hiện virus như bể bơi, công viên, trường học, lễ hội, đặc biệt là khi đến bệnh viện, phòng khám nơi có nhiều bệnh nhân ho và hắt xì. Chú ý lựa chọn khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng, thay khẩu trang thường xuyên.
- Tránh bị lây hoặc lây cho người khác bằng cách hạn chế chạm tay nhau hoặc các hình thức tiếp xúc khác có thể lây truyền virus (ho vào không khí hoặc vào người khác, dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc uống nước, khăn mặt...)
Duy trì sức khỏe tốt
Những người có sức đề kháng kém hoặc hệ hô hấp yếu là những đối tượng dễ có khả năng nhiễm virus cúm nhất. Hãy sử dụng các biện pháp dưới đây để duy trì sức khỏe tốt, nhằm phòng tránh cúm một cách hữu hiệu, lâu dài.
- Nghỉ ngơi đầy đủ từ 7 - 8 tiếng liên tục mỗi đêm.
- Tập các bài tập thể dục phù hợp ít nhất 3 lần mỗi tuần với thời gian 30 phút mỗi lần tập để tăng cường sức khỏe.
- Ăn uống đầy đủ, sạch sẽ và lành mạnh. Thực hiện ăn chín uống sôi với các thực phẩm lành mạnh phòng ngừa cúm như thịt gà, cá mòi, sữa chua, rau xanh và trái cây họ cam, quýt.
- Cân nhắc uống một số thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch, đặc biệt trong mùa hè dễ xảy ra dịch bệnh. Các loại vitamin và khoáng chất được khuyên dùng và vitamin D, vitamin C, kẽm. Đặc biệt, cần đảm bảo nhờ bác sĩ tư vấn trước khi dùng thực phẩm bổ sung, vì đôi khi chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác.
Theo dõi sức khỏe và duy trì liên lạc với bác sĩ
Việc theo dõi sức khỏe sát sao trong mùa cúm là cực kì quan trọng. Nếu cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm như ho, đau ngực, sốt, nhức đầu... bạn không nên chủ quan hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ để tham khảo ý kiến hoặc đến bệnh viện để được xét nghiệm, cách ly và điều trị đúng cách trong vòng 48 giờ.
Nguồn: Centers for Disease Control and Prevention, WikiHow
Theo Helino
Cách ly điều trị một tài xế nhiễm cúm A/H1N1 nguy kịch Ngày 8.6, nguồn tin từ Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết BV này vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân H.Đ.H (nam, 49 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) do bị nhiễm cúm A/H1N1 trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân đang được cách ly điều trị - DUY TÍNH Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới và đơn...