Cúm A gia tăng, người Hà Nội lo sợ đi tiêm vội vaccine
Nhiều người ở Hà Nội đi tiêm vaccine cúm trong bối cảnh số ca mắc cúm A tăng cao bất thường trong mùa hè.
Đưa hai cháu nhỏ đến tiêm vaccine phòng bệnh cúm tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bà Nguyễn Thị Cừ (Hà Nội) cho biết khu bà ở ghi nhận nhiều ca nhiễm cúm A, không chỉ trẻ em mà còn người lớn. Bệnh cúm thường xảy ra vào mùa đông – xuân nhưng năm nay nhiều người mắc bệnh vào mùa hè, khiến ai cũng lo lắng. Những đứa trẻ gần nhà bà Cừ đều được bố mẹ đưa đi tiêm vaccine phòng bệnh cúm.
Không chỉ bà Cừ mà nhiều gia đình khác cũng đưa con đi tiêm phòng cúm trong bối cảnh ca mắc tăng. Chị Vũ Hoài Giang, (Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ, gia đình có 4 người thì 3 người đều đi tiêm. “Con trai tôi vừa tiêm vaccine cúm được hơn tháng. Hôm nay tôi và con gái nhỏ 20 tháng đi tiêm. Do do bận công việc nên chồng tôi chưa sắp xếp thời gian nhưng cũng sẽ cố gắng tiêm sớm nhất để phòng bệnh”, chị Giang nói.
Tiêm vaccine phòng cúm tại Hệ thống tiêm chủng VCHT.
Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, một tháng trở lại đây, số người đến tiêm vaccine phòng bệnh cúm tăng cao. Nếu như tháng 6, số người đến tiêm chỉ khoảng gần 200 người thì từ ngày 1 – 18/7, lượng người đến là gần 300.
Video đang HOT
BS Nguyễn Văn Luyến, Khoa Dự phòng kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ vaccine để phục vụ người dân.
Tại Hệ thống tiêm chủng VCHT, BS Nguyễn Thị Kim Nhung cho biết, thời gian gần đây số ca mắc cúm tăng cao, nhiều người nhanh chóng đưa cả gia đình tới tiêm. Vì thế mà số người tiêm tăng đột biến trong một tháng trở lại đây. Riêng một tuần gần đây, lượng khách hàng tiêm cúm so với thời điểm này của năm ngoái tăng gấp 7 lần.
“Dịch cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân nên lượng khách tiêm cúm thường tăng vào đầu mùa đông (khoảng tháng 10 hàng năm), nhưng năm nay tăng bất thường vào mùa hè”, BS Nguyễn Thị Kim Nhung nói.
Anh Trần Thanh Hiếu, Quyền Giám đốc Trung tâm kinh doanh Vabiotech cũng thông tin, hai tuần gần đây, người đến tiêm vaccine cúm tăng cao. Không chỉ trẻ em, người tiêm trước khi mang thai thì nhu cầu tiêm cúm của người lớn và người già cũng tăng. Những ngày này, số người tiêm cúm tăng khoảng 3 lần so với thời gian trước.
Nguyên nhân người dân đổ xô đi tiêm cúm nhiều so với năm ngoái là do hiện nay, số ca mắc cúm A xu hướng tăng và năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người dân đi tiêm ít hơn.
Vẫn đủ nguồn vaccine cúm A
Đại diện hệ thống tiêm chủng VNVC nhận định, năm nay, virus cúm A diễn biến bất thường, bùng phát trái mùa, trẻ em và người lớn nhập viện điều trị cúm và biến chứng do cúm ngay giữa mùa hè. Vì thế, tỷ lệ tiêm vaccine cúm cũng gia tăng.
Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố bất thường của virus cúm thì di chứng hậu COVID-19 cũng khiến cựu F0 “yếu thế”, do hệ hô hấp đã bị tổn thương trước đó chịu thêm cú “đánh” cúm mùa và bệnh truyền nhiễm khác. Đây cũng là lý do tỷ lệ tiêm chủng cúm ở người lớn, đặc biệt là cựu F0 tăng.
Về lo lắng khan hiếm vaccine cúm trước tình trạng người dân đổ xô đi tiêm, anh Trần Thanh Hiếu, Quyền Giám đốc Trung tâm kinh doanh Vabiotech khẳng định, hiện trung tâm vẫn đủ số vaccine tiêm chủng cho người dân. Các hãng cung cấp xác nhận tiếp tục cung ứng. Tuy nhiên ông Hiếu cũng cảnh báo vaccine có thể hết nếu nhu cầu tiêm vaccine cao.
Tại Hệ thống Tiêm chủng VCHT, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nhung khẳng định, hiện số lượng vaccine ở đây vẫn đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Cơ sở này cũng nhập số lượng lớn vaccine phòng cúm.
Số người tiêm vaccine phòng bệnh cúm tăng trong thời gian gần đây. (Ảnh: Thanh Hải)
Bác sĩ Nhung khuyên các gia đình, nhất là gia đình con nhỏ nên đi tiêm phòng cúm cho con khi đủ 6 tháng tuổi và tiêm phòng cúm hàng năm cho cả nhà.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine cúm càng sớm càng tốt. Những trường hợp mắc cúm sau khi bình phục 1-2 tuần, sức khỏe bình thường có thể đi tiêm. Tiêm vaccine cúm giúp giảm tỷ lệ mắc cúm hoặc nếu mắc thì giảm tỉ lệ nhập viện và các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não.
Indonesia là quốc gia đầu tiên phê duyệt vaccine của hãng Novavax
Ngày 1/11, hãng dược phẩm Novavax (Mỹ) thông báo Indonesia đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do hãng này phát triển, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận loại vaccine sản xuất tại Ấn Độ với tên thương mại là Covovax này.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Novavax. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Giám đốc điều hành của Novavax - ông Stanley Erck, tái khẳng định cam kết của hãng trong việc đảm bảo tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 công bằng trên toàn cầu. Ông đồng thời cho biết quyết định trên của Indonesia sẽ giúp đáp ứng nhu cầu vaccine tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.
Theo hãng Novavax, vaccine Covovax được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) và sẽ sớm được bàn giao cho Indonesia.
Hồi tháng 9, Novavax và đối tác SII đã nộp hồ sơ đề nghị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covovax. Việc WHO cấp phép sẽ là một dấu hiệu cho các cơ quan quốc gia quản lý độ an toàn và hiệu quả của vaccine này. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu vaccine sang một số nước tham gia cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX).
Novavax và SII đã cam kết cung cấp hơn 1,1 tỷ liều vaccine cho COVAX nhằm tạo điều kiện cho các nước có thu nhập trung bình và thấp tiếp cận công bằng với vaccine. Vaccine của Novavax được sản xuất dựa trên protein, có hiệu quả tới 90,4% trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ và Mexico.
Điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con tiêm vaccine phòng Covid-19 Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu cha mẹ cần theo dõi con sát, trẻ tránh chạy nhảy, thể thao quá mức. Từ tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 12 đến dưới 18...