Cục trưởng Điều tra buôn lậu thua kiện công ty nhập khẩu rượu
Tòa Hà Nội tuyên buộc Cục Điều tra chống buôn lậu hủy quyết định tịch thu lô rượu ngoại trị giá 3,7 tỷ đồng với một doanh nghiệp nước ngoài.
Đại diện bị đơn (đứng) trình bày tại phiên tòa hành chính.
Trong phiên tòa hành chính mở tại TAND Hà Nội, nguyên đơn là doanh nghiệp nước ngoài, Công ty Camellia Trading International Inc, cho biết nhập hai loại rượu với gần 350 kiện hàng, trị giá khoảng 3,7 tỷ đồng và gửi vào kho ngoại quan của Công ty TNHH quốc tế Sao Bắc.
Trên cơ sở hợp đồng thuê kho, Camellia đăng ký Tờ khai hải quan nhập lô hàng chở bằng tàu biển, có vận đơn. Chiều 21/6/2013, hàng được nhập kho. Cùng ngày, đại diện Camellia đến giao nhận nhưng lô hàng bị phong tỏa do Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đề nghị tạm thời chưa làm thủ tục để chờ kết quả kiểm tra xác minh hồ sơ hải quan.
Theo phía Camellia, Công ty Sao Bắc đã cung cấp hồ sơ liên quan lô hàng tuy nhiên, Cục vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan vì cho rằng có hành vi giả mạo chứng từ trong hồ sơ hải quan để nhập kho.
Ngày 22/4/2015, Cục Điều tra chống buôn lậu ra quyết định tịch thu lô hàng với lý do không xác định được chủ sở hữu.
Video đang HOT
Theo đại diện của Camellia, lô hàng có vận đơn, khai hải quan và có hợp đồng thuê kho nên không thể “vô chủ”. Khi biết quyết định tịch thu, đại diện công ty đã nhiều lần liên lạc với Cục nhưng không có kết quả.
Trong hồ sơ kiện Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Công ty Camellia đề nghị tòa tuyên buộc Cục hủy Quyết định về tịch thu tang vật vi phạm hành chính không xác định được chủ sở hữu và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với Công ty TNHH quốc tế Sao Bắc; bồi thường 20 triệu đồng tiền thuê kho.
Tại phiên xử, đại diện bị đơn trình bày, cơ sở ra quyết định là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 và Luật Xử lý vi phạm hành chính. Sau khi kiểm tra lô hàng, Cục đã nhiều lần liên lạc với công ty được cho là chủ sở hữu nhưng không có kết quả, việc tìm kiếm này đã phải đăng trên một số báo.
Sau một ngày làm việc, tòa tuyên phía nguyên đơn Camellia được nhận lại lô hàng 3,7 tỷ đồng và bác nội dung đề nghị hủy Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với Công ty TNHH quốc tế Sao Bắc.
Việt Dũng
Theo VNE
Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu, có phạm tội?
Nếu hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bạn đọc hỏi:
Tôi đang là công nhân của một công ty điện tử, hai ngày trước khi đi làm ca đêm về gần đến nhà thì phát hiện có một vụ tai nạn. Tôi thấy một người nằm bẹp bên vệ đường bên cạnh là chiếc xe máy. Do trời tối lại một mình nên tôi phóng xe một mạch về nhà. Sáng hôm sau, nghe mọi người kể người bị tai nạn hôm qua đang nguy kịch và được cấp cứu ở bệnh viện do mất nhiều máu. Nếu người đó chết tôi có phạm tội không ? (Phạm Hoài Nam)
Thấy người bị tai nạn nguy kịch không cứu giúp có thể bị xử lý hình sự - ảnh minh họa
Trả lời:
Luật sư Giang Văn Quyết, Đoàn luật sư TP Hà Nội có ý kiến trả lời bạn như sau:
Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có đủ các dấu hiệu thỏa mãn sẽ cấu thành tội phạm. Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật hình sự 1999 thì "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a)Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.."
Để thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm này cần xác định bạn có đủ điều kiện cứu giúp hay không? Có ý thức được rằng người bị tai nạn đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? Hậu quả chết người phải xảy ra và hậu quả chết người là do bị bỏ mặc không cứu giúp thì "người có điều kiện mà không cứu giúp" đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn tuy có đủ điều kiện để cứu giúp nhưng không làm khiến người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chết thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, trong trường hợp khi có yêu cầu nhưng tổ chức, cá nhân không cứu giúp người bị tai nạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo Ngươi đưa tin
Phạt tiền triệu người post ảnh nhục mạ công an để 'câu like' trên facebook Ngày 17.10, Công an phường Phú Tân, TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre) cho biết vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đặng Khương Duy (19 tuổi, ngụ xã Tam Phước, huyện Châu Thành, Bến Tre) về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ. Đặng Khương Duy tại cơ quan Công an...