Cục trưởng Cục Trẻ em: Giáo viên phạt học sinh đi học sớm đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em
Việc học sinh ở Hải Phòng bị đứng ở cổng trường giữa trưa nắng, cho thấy giáo viên và nhà trường đã vi phạm 2 nguyên tắc: lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng trẻ trẻ em, được quy định trong luật Trẻ em.
Thông tin về vụ việc học sinh phải đứng ở cổng trường giữa trưa nắng vì đi học sớm – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Đây là ý kiến của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) chia sẻ với Thanh Niên sáng nay, 22.5
Theo ông Nam, trong ngày hôm qua 21.5, sau khi báo chí thông tin phản ánh của một phụ huynh học sinh lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung (P.Vạn Mỹ, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) về việc con gái của người này bị đứng ngoài cổng trường trong thời tiết nắng nóng vì đi học quá sớm, chính quyền TP.Hải Phòng đã xuống tận nơi xử lý vụ việc rất nhanh chóng.
Vụ học sinh lớp 1 ra cổng trường đứng vì sợ bị phê bình: Xử lý ra sao?
Tuy nhiên, qua vụ việc trên, ông Nam chỉ rõ 2 nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em (TE) mà giáo viên đã vi phạm nghiêm trọng. Đó là, nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho TE. “Lẽ ra trong trường hợp này, vì lợi ích tốt nhất của TE, giáo viên và nhà trường phải tạo điều kiện cho học sinh vào trong trường ngồi chờ đợi hoặc có nước cho học sinh uống… Việc giáo viên nhắc nhở học sinh đi học sớm, để học sinh đứng nắng ngoài cổng trường… vi phạm lợi ích tốt nhất cho TE, một nguyên tắc xuyên suốt của luật TE và Công ước quốc tế về quyền TE”, ông Nam nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Nam, nhà trường và giáo viên cũng đã vi phạm nguyên tắc tôn trọng trẻ em. Dù là học sinh còn ít tuổi nhưng các em cũng là con người, đều phải được tôn trọng như nhau. Ông Nam nhìn nhận: “Trong khi giáo viên được ngồi phòng hội đồng có quạt mát, máy lạnh, thì học sinh lại phải đứng ở ngoài cổng trường giữa trưa nắng. Chưa kể cô giáo chủ nhiệm bắt học sinh dàn hàng ngang chụp ảnh đưa nhóm phê bình, mặc dù đây là nhóm kín trên mạng xã hội. Cách hành hành xử quá cứng nhắc như vậy là không ổn, cô giáo đã không hiểu về quyền TE, không chỉ xúc phạm học sinh, mà còn có cả yếu tố bạo lực học đường trong đó”, ông Nam bức xúc.
Cần bổ sung môn học về quyền TE
Theo ông Nam, vấn đề tiếp theo là cần phải có những giải pháp để những vụ việc tương tự không xảy ra bởi đây không phải là vụ việc đầu tiên tại Hải Phòng. Trước đó, dư luận cũng đã phẫn nộ về việc một giáo viên bắt phạt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau bảng.
Ông Nam, cho rằng hiện nay việc tập huấn kỹ năng quyền TE cũng đã làm, trong trường sư phạm có môn về tâm lý giáo dục, nhưng tâm lý giáo dục không chưa đủ cần đưa môn học về quyền TE trở thành môn học chính thức. “Giáo viên là người thực hiện quyền TE trong trường học, được đi học được tiếp thu các tri thức, dạy chữ, dạy người. Kỹ năng thực hiện quyền TE phải ngấm vào trong từng giáo viên thì hành xử mới đúng được. Nếu không trở thành kỹ năng, khi bột phát dẫn đến hành xử không đúng. Kiến thức học trong các trường sư phạm chưa đủ, trong thời buổi bây giờ, giáo viên cần phải hiểu về quyền TE, dạy TE và ứng xử với TE theo đúng quyền, đúng bổn phận của mình. Vì vậy, cần phải cập nhật kiến thức kỹ năng thực hành quyền TE vào trong nhà trường cho giáo viên”, ông Nam nói.
Về lâu dài, ông Đặng Hoa Nam cho biết, Bộ LĐ-TB-XH sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT đưa vào giảng dạy cho giáo viên kỹ năng giáo dục tích cực, hay còn gọi là kỷ luật tích cực. Đó là môn học dựa trên tiếp cận về quyền TE, muốn triển khai được cần phải có thời gian. Cũng theo ông Nam, Quốc hội sẽ cho ý kiến và kiến nghị cụ thể về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Chắc chắn chắc chắn việc phòng ngừa phòng chống xâm hại TE và bạo lực học đường sẽ tích cực hơn.
UBND TP Hải Phòng: HS lớp 1 bị bêu phạt tự đi ra ngoài cổng trường
Học sinh đứng ngoài cổng giữa trời nắng không phải do nhà trường, giáo viên yêu cầu. Sau khi được phụ huynh đưa vào trường em được Sao Đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng đã đi ra ngoài cổng trường đứng.
Tối 21/5, UBND thành phố Hải Phòng có kết luận sau khi Chủ tịch Nguyễn Văn Tùng làm việc với Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền về việc học sinh đứng ở cổng trường giữa trưa nắng.
Sau khi nghe hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo quận và ý kiến của phụ huynh học sinh, ông Nguyễn Văn Tùng đã kết luận sự việc học sinh M.T.T.T - lớp 1A1 đứng ở ngoài cổng trường vào thời điểm 13h15' ngày 20/5/2020 không phải do yêu cầu của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.
Sự việc xảy ra do sau khi được phụ huynh đưa vào trong trường, học sinh M.T.T.T được Sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng đã đi ra ngoài cổng trường đứng.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng - ông Nguyễn Văn Tùng (Ảnh: Hoài Anh)
Cô giáo chủ nhiệm lớp 1A1 được phụ huynh của em T. đánh giá tích cực dạy dỗ học sinh, phụ huynh tin tưởng. Tuy nhiên, cô còn nóng vội trong việc phê bình học sinh đến học sớm và gửi hình ảnh lên nhóm Zalo của lớp, đã ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Giáo viên cũng chưa lắng nghe ý kiến của phụ huynh để có cách xử lý phù hợp đối với những trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, chưa kịp thời báo cáo với Ban Giám hiệu về các trường hợp học sinh khó khăn phải đi học sớm để nhà trường có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Vì vậy, đã để xảy ra sự việc đáng tiếc, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến nhà trường, ngành giáo dục và đào tạo của thành phố.
Đối với Trường Tiểu học Quang Trung, sau khi xảy ra sự việc đã sớm báo cáo UBND quận Ngô Quyền, chủ động làm việc với phụ huynh học sinh và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo chủ tịch UBND TP. Hải Phòng, nhà trường chưa nắm bắt hết tình hình thực tế để chỉ đạo giải quyết các trường hợp học sinh đến học sớm so với quy định.
Thành phố cũng chia sẻ với điều kiện khó khăn của gia đình không có điều kiện cho con học bán trú và phải đến trường sớm theo thời gian làm việc của mẹ.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng cho rằng ngoài việc kiến nghị với cô giáo chủ nhiệm, phụ huynh học sinh chưa kiến nghị với Ban Giám hiệu Nhà trường nhưng đã nóng vội đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook, làm ảnh hưởng không tốt đến nhà trường, ngành giáo dục và đào tạo của thành phố. Về vấn đề này, phụ huynh học sinh cũng đã nhận thức và xin rút kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Tùng yêu cầu Chủ tịch UBND quận Ngô Quyền chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung theo đúng quy định của pháp luật, sớm báo cáo Chủ tịch UBND thành phố kết quả thực hiện.
Trường Tiểu học Quang Trung rà soát những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để có biện pháp giải quyết phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho những học sinh đến trường sớm so với quy định.
Giám đốc Sở GD-ĐT kiểm tra, rà soát và có chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, các nhà trường trong công tác quản lý học sinh, nhất là đối với học sinh học 2 buổi/ngày, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Học sinh nghỉ học bất thường tại Mê Linh: Quyền trẻ em bị vi phạm nghiêm trọng Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) Đặng Hoa Nam cho biết, theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục, cũng như Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, được đến trường là một trong những quyền quan trọng của trẻ em. Việc ngăn cản, không cho trẻ em đến trường là...