Cục trưởng Cục Quản lý giá bị cách tất cả chức vụ trong Đảng
UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá.
Trong hai ngày 10 và 11/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 18 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.
Cục trưởng Cục Quản lý giá – Nguyễn Anh Tuấn
Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 17 về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 – 2020 và nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá.
Cảnh cáo Đảng ủy Cục Quản lý giá nhiệm kỳ 2015 – 2020 và các ông: Đặng Công Khôi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng; Nguyễn Văn Truyền, Phó Cục trưởng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cục Quản lý giá.
Video đang HOT
Đảng ủy Cục Quản lý giá nhiệm kỳ 2020 – 2025 bị kỷ luật khiển trách.
Tại kỳ họp thứ 17, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Đảng ủy Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát để Cục Quản lý giá và một số cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc hiệp thương giá, kiểm tra giá hiệp thương đối với mặt hàng kit xét nghiệm Covid-19, trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước, công tác thẩm định và bình ổn giá.
Trách nhiệm đối với những vi phạm nêu trên thuộc về các cán bộ: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng; Đặng Công Khôi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng; Nguyễn Văn Truyền, Phó Cục trưởng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Cục Quản lý giá.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước.
Liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 – 2021 và một số tổ chức, cá nhân của Bộ Tài chính. UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Tài chính, Đảng ủy Cục Quản lý giá tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm; Ban cán sự đảng phối hợp với Đảng ủy Bộ chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, thi hành kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan./.
Sớm bổ sung các quy định quản lý đầu tư phát triển đô thị
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến các địa phương xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng, nhất là sửa đổi, bổ sung Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Theo rà soát của Bộ Xây dựng, hiện nay, quy định yêu cầu về xây dựng Chương trình phát triển đô thị đang được quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng chưa có quy định cụ thể về thực hiện các chương trình này, mới chỉ có tại Thông tư số 12/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Sớm sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Tại Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13 quy định Chương trình phát triển đô thị làm cơ sở để phân loại đô thị, Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã xác định xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và nâng cấp đô thị và bảo đảm cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện tại tỉnh, thành phố, khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai.
Vì vậy, để thống nhất các nội dung, quy định tại một Nghị định của Chính phủ, cần thiết phải bổ sung quy định cụ thể về Chương trình phát triển đô thị vào dự thảo Nghị định.
Bộ Xây dựng dự thảo bổ sung "Điều 3a. Chương trình phát triển đô thị". Theo đó, Chương trình phát triển đô thị là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị, đối với các đơn vị hành chính: Tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; Thành phố, thị xã, thị trấn trực thuộc tỉnh hoặc trực thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, Chương trình phát triển đô thị phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương; đồng bộ với các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.
Bên cạnh đó, Chương trình phát triển đô thị phải xác định được: Chỉ tiêu phát triển đô thị theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm; cụ thể hóa theo từng năm trong giai đoạn 5 năm đầu của chương trình; chương trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên và kiến trúc cảnh quan đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị; các chương trình, đề án trọng tâm về phát triển đô thị sinh thái, tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...
Đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị mới trong tương lai từ đơn vị hành chính nông thôn, UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị mới. Trong thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày thành lập đơn vị hành chính đô thị, UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị và phê duyệt theo quy định.
Ngoài ra, Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện sau từng giai đoạn 5 năm hoặc cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch quy định.
Bộ Tài chính: Bình ổn giá theo hướng linh hoạt trong các tình huống Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế sau nhiều năm thi hành. Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách về bình ổn giá cần được hoàn thiện theo hướng linh hoạt trong các tình huống. Người dân mua sắm tại VinMart Võ Thị Sáu. Ảnh minh họa: Trần...