Cực thú vị: Trồng bầu canh đẹp như tranh, biến lỗ thành lời
Trồng 4.000m2 bầu trong nhà kính, mỗi năm gia đình ông Bùi Văn Định, dân tộc Mường, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) thu lời 60 triệu đồng/năm. Điểm thú vị, nhà kính trồng bầu vốn trước kia ông Định trồng rau, nhưng bị lỗ do giá cả bấp bênh.
Kỹ thuật chăm sóc đơn giản
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Định cho biết: “Mấy năm trước, tôi đầu tư vốn xây nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động trồng các loại rau ngắn ngày như xà lách, rau mùi, cải thảo, cà chua… trên diện tích 4.000m2. Nhưng qua thời gian ngắn, giá cả các loại rau trên bấp bênh không đủ tiền trang trải cuộc sống. Tình cờ xem tivi thấy bà con ở Bắc Giang trồng bầu cho hiệu quả kinh tế cao, nên tôi cũng trồng thử”.
Ông Định trồng bầu trong nhà kính nên luôn bảo đảm yếu tố sạch và chất lượng tốt. Ảnh: H.H
Để trồng bầu canh, ông Định tận dụng diện tích đất trong nhà kính sẵn có, rồi mua thêm dây thép, cây tre về làm giàn. Khoảng một thời gian ngắn sau, vườn bầu của gia đình ông đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Để bầu canh phát triển xanh tốt, cho nhiều quả, ông Định thường xuyên xuống vườn theo dõi, tưới nước đều đặn cho vườn bầu, tránh làm cây bầu bị héo úa.
Do bầu canh là loại giống cây trồng rất cần nước để phát triển, nên hàng ngày ông đều chú ý đến lượng nước cung cấp cho vườn đầy đủ.
Video đang HOT
Ông Định dùng phân chuồng kết hợp với các loại phân hữu cơ bón cho vườn bầu, hầu như ông không sử dụng đến các loại phân công nghiệp và các loại chất kích thích ra quả. Nhờ thế mà giàn bầu canh của gia đình ông luôn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bán được giá cao.
Theo ông Định, cách trồng và chăm sóc bầu canh rất đơn giản không tốn nhiều chi phí như các loại cây ăn quả. Chỉ cần ngâm hạt giống trong nước lã sạch từ 5 – 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 2 ngày hạt nứt nanh thì ông đem gieo xuống vườn.
Nhân rộng mô hình
Chia sẻ kinh nghiệm trồng bầu canh, ông Định cho hay: “Khi cây bầu dài khoảng 1m, tôi cho leo giàn và điều chỉnh dây phân bố cho đồng đều, tránh vặn úp hoặc lật dây. Bước tiếp theo tôi dùng dây lạt làm bằng tre buộc gọn ở phía nách lá vào giàn cho chắc. Mỗi cây bầu tôi để 3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2 – 3 quả, như vậy khi quả lớn sẽ không làm xô dây tụt giàn.
“Từ lúc chuyển sang trồng bầu canh tới nay thu nhập kinh tế của gia đình tôi ổn định và dư giả hơn, không còn khó khăn như trước nữa. Một năm, tôi trồng được 3 vụ bầu canh, mỗi vụ cho thu nhập 20 triệu đồng tùy theo giá cả thị trường, có thời điểm được giá cao lắm…” – ông Định tiết lộ.
Tổng thu nhập 1 năm từ trồng bầu, gia đình ông Định là 60 triệu đồng. Thời gian tới, ông Định dự định sẽ trồng xen rau cải bắp dưới giàn bầu để tăng giá trị trên 1 diện tích đất canh tác. Bởi hiện nay, ông thấy trên thị trường rau cải bắp cho giá khá ổn định…
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Tất Thắng – Chủ tịch Hội ND huyện Kim Bôi (Hòa Bình) cho biết: Mô hình trồng bầu trong nhà kính của gia đình ông Định rất hay và hiệu quả. Hiện trên địa bàn huyện có rất ít hội viên trồng bầu canh. Trên cơ sở tín hiệu của thị trường, Hội ND sẽ nghiên cứu các phương án phát triển mô hình trồng bầu canh cụ thể đến với các hội viên trong thời gian tới.
“Chúng tôi nhận thấy, tiêu chí quan trọng nhất để phát triển bền vững các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có trồng bầu canh vẫn là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, để tránh tình trạng cung vượt cầu, qua đó giúp bà con yên tâm sản xuất vươn lên làm giàu…” – ông Thắng nói.
Theo Danviet
Dùng nhà màng trồng bầu canh đẹp như tranh, từ lỗ thành lời
Trồng 4.000 m2 bầu trong nhà màng, mỗi năm gia đình ông Bùi Văn Định, dân tộc Mường, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) thu lời 60 triệu đồng/năm. Điểm thú vị, nhà màng trồng bầu vốn trước kia ông Định trồng rau, nhưng bị lỗ do giá cả bấp bênh.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Định chia sẻ: Mấy năm trước, tôi đầu tư vốn xây nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động trồng các loại rau ngắn ngày như xà lách, rau mùi, cải thảo, cà chua... trên diện tích 4.000 m2. Nhưng qua thời gian ngắn, giá cả các loại rau trên bấp bênh không đủ tiền trang trải cuộc sống. Tình cờ xem ti vi thấy bà con ở Bắc Giang trồng bầu cho hiệu quả kinh tế cao, nên tôi cũng trồng thử..".
Để trồng bầu canh, ông Định tận dụng diện tích đất trong nhà màng sẵn có để trồng bầu, rồi mua thêm dây thép, cây tre về làm giàn. Khoảng một thời gian ngắn sau, vườn bầu của gia đình ông đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Nhờ chăm sóc tốt, vườn bầu canh của gia đình ônh Định cho rất nhiều quả.
Để bầu canh phát triển xanh tốt, cho nhiều quả, ông Định thường xuyên xuống vườn theo dõi, tưới nước đều đặn cho vườn bầu, tránh làm cây bầu bị héo úa.
Do bầu canh là loại giống cây trồng rất cần nước để phát triển, nên hàng ngày ông đều chú ý đến lượng nước cung cấp cho vườn đầy đủ.
Ông Định dùng phân chuồng kết hợp với các loại phân hữu cơ bón cho vườn bầu, hầu như ông không sử dụng đến các loại phân công nghiệp và các loại chất kích thích ra quả. Nhờ thế mà giàn bầu canh của gia đình ông luôn được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bán được giá cao.
Ông Định trồng bầu trong nhà kính nên luôn bảo đảm yếu tố sạch và chất lượng tốt.
Theo ông Định, cách trồng và chăm sóc bầu canh rất đơn giản không tốn nhiều chi phí như các loại cây ăn quả. Chỉ cần ngâm hạt giống trong nước lã sạch từ 5 - 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 2 ngày hạt nứt nanh thì ông đem gieo xuống vườn.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng bầu canh, ông Định cho hay: Khi cây bầu dài khoảng 1 m, tôi cho leo giàn và điều chỉnh dây phân bố cho đồng đều, tránh vặn úp hoặc lật dây. Bước tiếp theo tôi dùng dây lạt làm bằng tre buộc gọn ở phía nách lá vào giàn cho chắc. Mỗi cây bầu tôi để 3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2 - 3 quả, như vậy khi quả lớn sẽ không làm xô dây tụt giàn.
"Từ lúc chuyển sang trồng bầu canh tới nay thu nhập kinh tế của gia đình tôi ổn đinh và dư giả hơn, không còn khó khăn như trước nữa. Một năm tôi trồng được 3 vụ bầu canh, mỗi vụ cho thu nhập 20 triệu đồng tùy theo giá cả thị trường, có thời điểm được giá cao lắm...", ông Định thổ lộ.
Tổng thu nhập 1 năm từ trồng bầu, gia đình ông Định là 60 triệu đồng. Thời gian tới, ông Định dự định sẽ trồng xen rau cải bắp dưới giàn bầu để tăng giá trị trên 1 diện tích đất canh tác. Bởi hiện nay, ông thấy trên thị trường rau cải bắp cho giá khá ổn định...
Từ khi trồng bầu canh, ông Định đã có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Tất Thắng, Chủ tịch Hội nông dân huyện Kim Bôi (Hòa Bình), cho biết: Mô hình trồng bầu trong nhà kính của gia đình ông Định rất hay và hiệu quả. Hiện trên địa bàn huyện có rất ít hội viên trồng bầu canh. Trên cơ sở tín hiệu của thị trường, Hội Nông dân sẽ nghiên cứu các phương án phát triển mô hình trồng bầu canh cụ thể đến với các hội viên trong thời gian tới
"Chúng tôi nhận thấy tiêu chí quan trọng nhất để phát triển bền vững các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có trồng bầu canh vẫn là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, để tránh tình trạng cung vượt cầu, qua đó giúp bà con yên tâm sản xuất vươn lên làm giàu...", ông Đinh Tất Thắng.
Theo Danviet
Trở lại "chén vàng" ở miền Bắc, nơi người dân giăng đèn xuyên đêm đi nhặt vàng Khi màn đêm buông xuống, dòng người nối đuôi nhau dài hàng cây số, ai cũng cầm theo những chiếc đèn dầu, đèn bão ra suối nhặt vàng. Những ngọn núi đá trùng điệp ở Kim Bôi (Hòa Bình) chứa nhiều vàng khiến nạn "vàng tặc" hoành hành một thời gian. Kim Bôi - "Chén vàng" ở miền Bắc Anh Toàn, 48 tuổi,...