Cục Sở hữu trí tuệ vừa cấp giấy đăng ký chỉ dẫn địa lý cho mấy loại hạt tiêu của tỉnh Đắk Nông?
Hạt tiêu Đắk Nông được bảo hộ trên toàn tỉnh và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Chỉ dẫn là dấu hiệu dùng để chỉ dẫn cho các sản phẩm tiêu đen, tiêu đỏ và tiêu trắng tại tỉnh Đắk Nông.
Hạt tiêu Đắk Nông được bảo hộ
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho sản phẩm hạt tiêu của tỉnh. Chỉ dẫn là dấu hiệu dùng để chỉ dẫn cho các sản phẩm hạt tiêu đen, hạt tiêu đỏ và hạt tiêu trắng tại tỉnh Đắk Nông. Các sản phẩm này được bảo hộ trên toàn tỉnh Đắk Nông.
Hồ tiêu Đắk Nông được bảo hộ trên toàn tỉnh (trong ảnh: Nông dân huyện Đắk Song, Đắk Nông thu hoạch hồ tiêu). Ảnh: Duy Hậu.
Đây là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của tỉnh Đắk Nông. Chỉ dẫn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì Đắk Nông có vùng trồng hồ tiêu lớn nhất cả nước với diện tích trên 33.000 ha với sản lượng trên 60.000 tấn. Từ nhiều năm nay, vùng trồng tiêu Đắk Nông đã được đánh giá có phương thức sản xuất ứng dụng CNC, an toàn, sạch, hướng tới thâm canh hữu cơ.
Trước đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã công nhận 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Trong số này, có 2 vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao ở huyện Đắk Song gồm xã Thuận Hà (416 ha) và xã Thuận Hạnh (1.133 ha).
Video đang HOT
Vùng hồ tiêu huyện Đắk Song, Đắk Nông. Ảnh: Duy Hậu.
Hai vùng còn lại là Vùng sản xuất cà phê tại xã Thuận An (Đắk Mil), với diện tích 335 ha và Vùng sản xuất lúa tại xã Buôn Choáh (Krông Nô), diện tích gần 550 ha.
Ngoài 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói trên, tỉnh đã xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng CNC tại trung tâm TP. Gia Nghĩa, với diện tích trên 120 ha. Đây là một điểm đến lý tưởng đã và đang đón nhiều “ông lớn” đến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Quan tâm đặc biệt đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, thời gian qua, các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Sau khi thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa nhiều loại giống mới vào sản xuất bằng các quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao hiện đại.
Lúa tại huyện Krông Nô, Đắk Nông được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Duy Hậu.
Những năm gần đây, việc tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được tỉnh Đắk Nông đặc biệt quan tâm và bước đầu mang lại những tác động tích cực.
Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, cho biết, quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và quan tâm đến chất lượng giống cây trồng, vật nuôi.
Hiện toàn tỉnh có trên 140 tổ chức/cá nhân (cơ sở) được chứng nhận sản xuất theo các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương với tổng diện tích trên 21.000 ha.
Trong số này, có hơn 1.300 ha được chứng nhận VietGAP, khoảng 400 ha được chứng nhận GlobalGAP và hữu cơ. Có trên 19.700 ha được chứng nhận các tiêu chuẩn khác như 4C, UTZ, Rainforest Alliance… Tỉnh Đắk Nông đã có 41 sản phẩm OCOP được chứng nhận OCOP hạng từ 3 – 4 sao.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Đắk Nông tiếp tục xác định nông nghiệp là 1 trong 3 trụ cột chính của nền kinh tế. Ngành Nông nghiệp Đắk Nông đặt mục tiêu đẩy mạnh tái cơ cấu, thúc đẩy sản xuất theo hướng tập trung, chất lượng và ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh sẽ tập trung nguồn lực phát triển, hình thành 4 – 6 vùng (lũy kế 10 vùng) nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với ngành hàng chủ lực.
Ông Phạm Tuấn Anh nói: “Đắk Nông sẽ tiếp tục xây dựng bộ nhận diện cho các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngành nông nghiệp sẽ tập trung thu hút, hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai hiệu quả dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm từng bước tận dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh”.
Khẳng định thương hiệu chè đặc sản Shan tuyết
Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú.
Người dân xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang thu hái chè Shan tuyết. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN
Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ký quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, qua đó, mở ra hướng phát triển "đột phá" mới cho người trồng chè nơi đây.
Theo tìm hiểu những cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang có từ rất lâu đời. Năm 2000, để phát huy tiềm năng, đồng thời thực hiện phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tuyết. Đến nay, những vùng trồng chè nơi đây đang phát triển rất tốt, đặc biệt có những cây chè cổ thụ cao từ 5 đến 7 m, tán rộng hàng chục m2...
Nhận thấy giá trị và tiềm năng của vùng chè Shan tuyết nơi đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, đầu tư dây chuyền chế biến chè... Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) là một điển hình. Năm 2014, Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái được thành lập, hoạt động 2 lĩnh vực là sản xuất, chế biến chè và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2020, Hợp tác xã sản xuất và bán ra thị trường hơn 9 tấn chè khô các loại, thu về khoảng 4,4 tỷ đồng. Hiện hợp tác xã đang liên kết sản xuất, tạo công ăn, việc làm, thu nhập ổn định cho 136 hộ dân trên địa bàn huyện Na Hang; thu nhập bình quân của các hộ đạt từ 5 - 9 triệu đồng/hộ/tháng.
Ông Đặng Ngọc Phố, Giám đốc Hợp tác xã Sơn Trà cho biết, điều đặc biệt về sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã Sơn Trà là "ba không", cây chè của địa phương được thiên nhiên ưu ái không có sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; không pha chế, ướp hương liệu. Do vậy, chè sản xuất ra đến đâu đều được tiêu thụ hết.
Còn theo ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang, do được trồng ở độ cao 800-1.000 m so với mực nước biển, với tiểu vùng khí hậu quanh năm mát mẻ, bốn mùa mây phủ, nên cây chè Shan tuyết ở huyện Na Hang (Tuyên Quang) có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh. Đặc biệt, toàn bộ các khâu sản xuất từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến... đều đảm bảo chất lượng chè sạch. Chè Shan tuyết cũng đang là cây trồng chủ lực của địa phương và trở thành một trong những sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) 4 sao của tỉnh Tuyên Quang.
Sản phẩm chè Shan tuyết của HTX Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Vũ Quang/TTXVN
Ông Tô Viết Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Na Hang cho biết, việc sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang được đón nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ là tiền đề cho việc phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương và trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng, thương hiệu chè Shan tuyết hơn nữa, huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia hỗ trợ đầu tư và liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo dựng được mô hình doanh nghiệp xuất khẩu chè gắn với người trồng chè, lợi nhuận của doanh nghiệp gắn với lợi ích người trồng chè.
Đồng thời, quản lý vùng nguyên liệu chè tập trung trên cơ sở thực hiện liên kết sản xuất giữa người dân với các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, có xác nhận của chính quyền địa phương. UBND các xã chịu trách nhiệm tổ chức việc phân vùng nguyên liệu và chỉ đạo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa tổ chức, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh chè với người trồng chè, có như vậy các sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang mới tạo chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, chinh phục được cả các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu trong tương lai...
Cùng với đó, huyện khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào trong sản xuất, đồng thời, tăng cường quảng bá thương hiệu, tuyên truyền và quản lý việc trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn chè sạch... đưa cây chè Shan tuyết phát triển bền vững và là cây trồng chủ lực của địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp huyện Na Hang từ nay đến năm 2025 tăng trưởng bình quân trên 4%/năm.
Ninh Thuận: Giá dê hơi, giá cừu hơi tăng cao nhất từ đầu năm đến nay, thương lái tiết lộ điều gì? Hơn một tháng nay, giá dê, cừu tại tỉnh Ninh Thuận liên tục tăng cao, có thời điểm giá dê lên tới 160.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay khiến người chăn nuôi rất phấn khởi. Hiện, thương lái thu mua dê tại chuồng với mức giá từ 140.000 - 160.000 đồng/kg, cừu thịt có giá dao...