Cực quang uốn lượn trên nền trời đêm tuyệt đẹp ở Phần Lan
Bắc cực quang hay ánh sáng phương Bắc, là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú thường thấy trên bầu trời vùng Bắc cực.
Người dân địa phương và khách du lịch ở thành phố Rovaniemi, Phần Lan hôm qua đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang vô cùng đẹp mắt. Những dải ánh sáng màu xanh khổng lồ biến bầu trời đêm của vùng Lapland thành một bữa tiệc ánh sáng huyền ảo,thu hút hàng nghìn người ghé thăm và khám phá.
Bắc cực quang hay ánh sáng phương Bắc, là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú thường thấy trên bầu trời vùng Bắc cực. Đây là hiện tượng quang học, đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên trái đất.
Ảnh minh họa.
Bắt đầu từ 10 giờ 30 phút tối giờ địa phương, những dải ánh sáng huyền ảo bắt đầu nhảy múa. Các cực quang hiển thị trong vài giờ và trước khi biến mất, những ánh sáng trở lên mạnh mẽ hơn, thắp sáng bầu trời liên tục trong hơn 30 phút với vô số màu sắc lung linh. Những dải sáng lớn màu xanh lá cây đan xen trắng và tím tạo nên màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời đêm ở Rovaniemi, khiến nhiều khách chiêm ngưỡng không khỏi bị mê hoặc
“Thực sự tôi chưa bao giờ được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp tuyệt vời như thế này. Những dải ánh sáng như những thiên thần xinh đẹp nhảy múa trên bầu trời đêm”, một người dân chia sẻ.
Lapland được mệnh danh là quê hương của ông già Tuyết. Vùng đất xa xôi này là nơi sinh sống của 3,4% dân số Phần Lan và là khu vực có mật độ dân cư thấp nhất cả nước. Mỗi năm, nơi đây đón hàng nghìn lượt du khách từ khắp thế giới đến để ngắm bắc cực quang.
Những bức ảnh ấn tượng đến khó tin về vẻ đẹp kỳ ảo của vũ trụ
Từ những ngôi sao rực rỡ đến những tinh vân huyền ảo hay những chòm thiên hà phức tạp, vũ trụ là tập hợp của những kỳ quan khó tin nhất.
Hình dạng chú bướm rực rỡ này là luồng khí nóng phát ra từ một ngôi sao đã chết trong tinh vân NGC 6302.
Video đang HOT
Luồng ánh sáng trông giống như một "thanh gươm" phát sáng này là luồng khí thoát ra từ các cực của một ngôi sao trẻ.
Hình ảnh của Terzan 1 nằm cách chúng ta 20.000 năm ánh sáng là "nhà" của một số ngôi sao cổ xưa nhất trong thiên hà của chúng ta.
Kính Thiên văn Huble đã quan sát được vụ phun trào bí ẩn của một ngôi sao mang tên V838 Mon.
Cảnh tượng cực quang tại một trong các cực của sao Mộc.
Đây là M62, cụm sao cầu với 150.000 ngôi sao ở trung tâm. Với 12 tỷ năm tuổi, đây là một trong những cụm sao gần nhất với trung tâm thiên hà của chúng ta.
Cụm sao cầu M75 mà Kính Thiên văn Hubble quan sát được có hơn 400.000 ngôi sao. Nằm cách Trái Đất 67.500 ánh sáng, ước tính "tuổi đời" của nó là 13 tỷ năm.
Tinh vân Tarantula hay 30 Doradus, một trong những vườn ươm sao lớn nhất trong khu vực lân cận thiên hà của chúng ta.
RS Puppis là một ngôi sao biến quang (cepheid) và cũng là một trong những ngôi sao sáng nhất thiên hà.
Đây là Fomalhaut, ngôi sao sáng nhất trong chòm Song Ngư (Pisces).
Bức ảnh chi tiết nhất từng chụp được về Tinh vân Con Cua.
Sự phát quang ma mị của một ngôi chết phát nổ trong sự kiện gọi là vụ nổ siêu tân tinh.
Bức ảnh ấn tượng nhất từng chụp được của các thiên hà Râu.
Tinh vân Gourd hay còn gọi là Tinh vân Trứng thối. Sở dĩ tinh vân này có tên gọi như vậy là bởi khu vực này có mức độ lưu huỳnh tập trung cao.
Vẻ đẹp ngoạn mục của chòm sao Thiên Cầm (Lyra) hay còn gọi là M57.
Cảnh tượng khó tin của Tinh vân Lạp Hộ (Orion) hay còn gọi tinh vân Messier 42.
Đây là M2-9, hay còn gọi là Tinh vân Bươm bướm hành tinh lưỡng cực.
Vẻ đẹp của MACS J0717 - một trong những chòm thiên hà phức tạp nhất từng được phát hiện đến nay./.
Tàn dư tuyệt đẹp sau cái chết của ngôi sao trong không gian sâu thẳm Kính viễn vọng Hubble của NASA phát hiện bằng chứng về một vụ nổ siêu tân tinh cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng. "Trên thực tế, đây là một phần nhỏ của sóng xung kích siêu tân tinh nằm cách chúng ta 2.400 năm ánh sáng", NASA cho biết. Theo NASA, vụ nổ siêu tân tinh Cygnus ban đầu đã thổi bay...