Cục máu đông nguy hiểm cỡ nào mà dễ gây đột quỵ chết người đến vậy?
Việc đông máu là quan trọng để ngăn ngừa ra máu quá nhiều nếu bị thương hoặc đứt.
Cục máu đông chặn dòng máu đến các vùng quan trọng của cơ thể, nó có thể gây hại, thậm chí gây tử vong – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, khi cục máu đông chặn dòng máu đến các vùng quan trọng của cơ thể, nó có thể gây hại, thậm chí gây tử vong, theo Cleveland Clinic.
Cục máu đông có thể xảy ra ở tay và chân, bụng (dạ dày), tim, phổi, não và thận.
Cục máu đông có thể nằm ở một chỗ hoặc di chuyển khắp cơ thể. Các cục máu đông di chuyển đặc biệt nguy hiểm. Cục máu đông có thể hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch.
Những người có lượng sắt trong máu thấp có nguy cơ cao mắc các cục máu đông nguy hiểm, như trường hợp của Maradona – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Cục máu đông nào nguy hiểm nhất?
Bất kỳ cục máu đông nào hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch đều nguy hiểm.
Nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nghi ngờ có cục máu đông.
1. Huyết khối tĩnh mạch sâu
Cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch lớn hơn của cơ thể được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.
Khi cục máu đông vỡ ra và bắt đầu di chuyển trong dòng máu có thể gây hại.
Một trong những mối quan tâm cấp bách nhất về cục máu đông là khi huyết khối tĩnh mạch sâu di chuyển đến phổi và bị mắc kẹt. Tình trạng này, gọi là thuyên tắc tĩnh mạch phổi, có thể làm máu ngừng chảy và hậu quả có thể rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong, theo Cleveland Clinic.
Video đang HOT
2. Cục máu đông ở động mạch não
Các cục máu đông trong động mạch não gây ra đột quỵ.
3. Cục máu đông ở động mạch tim
Các cục máu đông hình thành trong các động mạch tim, gây ra các cơn đau tim.
Các cục máu đông cũng có thể hình thành trong các mạch máu ở bụng, gây đau bụng hoặc buồn nôn và nôn.
Ai có nguy cơ bị cục máu đông cao nhất?
Một số yếu tố nguy cơ khiến một số người có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn.
Trên 65 tuổi : Càng lớn tuổi càng dễ bị cục máu đông, đặc biệt trên 65 tuổi.
Thời gian nằm viện lâu , phẫu thuật và chấn thương có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đông máu.
Nghiên cứu mới cho thấy nồng độ sắt trong máu thấp làm tăng nguy cơ đông máu.
Những người có lượng sắt trong máu thấp có nguy cơ cao mắc các cục máu đông nguy hiểm, như trường hợp của Maradona, theo Express .
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ở mức độ thấp hơn, bao gồm:
Uống thuốc tránh thai hoặc bổ sung nội tiết tố.
Mang thai.
Bị ung thư, hoặc đã được điều trị ung thư.
Có tiền sử gia đình về cục máu đông hoặc dễ bị đông máu.
Bị mắc virus Corona.
Thừa cân hoặc béo phì.
Lối sống ít vận động.
Hút thuốc lá.
Các triệu chứng phổ biến nhất của cục máu đông là gì?
Một số người có thể không gặp triệu chứng nào.
Nhưng đa số đều có triệu chứng, tùy vào vị trí hình thành cục máu đông mà các triệu chứng có thể khác nhau, theo Cleveland Clinic.
Ở bụng
Các cục máu đông ở vùng bụng có thể gây đau hoặc buồn nôn và nôn.
Ở cánh tay hoặc chân
Cục máu đông ở chân hoặc cánh tay có thể gây đau hoặc mềm khi chạm vào. Sưng, tấy đỏ là những dấu hiệu phổ biến khác của cục máu đông.
Ở não
Cục máu đông trong não gây ra đột quỵ, có thể gây ra nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào phần nào của não bị ảnh hưởng.
Những cục máu đông này có thể gây ra các vấn đề về nói hoặc nhìn, không thể cử động hoặc mất cảm giác ở một bên cơ thể và đôi khi co giật.
Ở tim hoặc phổi
Cục máu đông trong tim sẽ gây ra các triệu chứng của cơn đau tim như đau tức ngực, đổ mồ hôi, đau lan xuống cánh tay trái hoặc khó thở.
Cục máu đông trong phổi có thể gây đau ngực, khó thở và đôi khi có thể dẫn đến ho ra máu, theo Cleveland Clinic .
Cảnh báo gia tăng các cơn đột quỵ "tĩnh mạch não" hiếm gặp
Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra khi một động mạch trong não đột ngột bị tắc nghẽn, nhưng nghiên cứu mới cho thấy một nguyên nhân hiếm gặp hơn - huyết khối tĩnh mạch não (CVT) gây ra đột quỵ đang trở nên phổ biến hơn.
CVT xảy ra khi một tĩnh mạch trong não bị tắc. Trong khi CVT được ước tính là nguyên nhân gây ra ít hơn 1% tổng số đột quỵ, các nhà khoa học phát hiện ra nó hiện đang trở nên phổ biến hơn...
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Fadar Otite, Đại học Y khoa SUNY Upstate ở Syracuse, NY và các đồng nghiệp đã nghiên cứu hồ sơ bệnh viện từ New York và Florida trong nhiều năm để tìm ra các trường hợp CVT xảy ra ở những bang này từ năm 2006 đến năm 2016.
Dựa trên dữ liệu phân tích, các nhà nghiên cứu ước tính rằng số trường hợp CVT ở Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng 14 trường hợp / triệu, năm 2006 lên 20 trường hợp/ triệu vào năm 2014. TS Otite cho biết: Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh CVT vẫn dưới 1% của tất cả các trường hợp đột quỵ, thậm chí trong suốt thời gian nghiên cứu, nhưng tỷ lệ mắc bệnh đã tăng 70% theo thời gian. Năm 2006, tỷ lệ tất cả các trường hợp đột quỵ CVT là 0,47%. Vào cuối nghiên cứu năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên 0,80%.
CVT gây ra các cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch của não. Nếu cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch này, nó có thể rò rỉ vào mô não xung quanh và có thể gây đột quỵ.
Mặc dù CVT vẫn phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ - khoảng 2/3 số ca nhập viện do CVT được đưa vào nghiên cứu là ở nữ - các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng số trường hợp mắc bệnh trong nhóm nhân khẩu học này không tăng trong thời gian 10 năm nghiên cứu. Thay vào đó, họ thấy sự gia tăng CVT ở nam giới và phụ nữ lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số yếu tố có thể khiến một người có nguy cơ phát triển CVT cao hơn, bao gồm mang thai và uống thuốc tránh thai nội tiết tố. Điều này có thể là nguyên nhân khiến CVT phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ. Nhiều yếu tố nguy cơ khác như: Rối loạn đông máu hoặc thuốc gây đông máu, mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng tai, mặt hoặc cổ, chấn thương đầu, béo phì và ung thư...
Điều quan trọng là các bác sĩ lâm sàng phải nhận thức được sự gia tăng của tỷ lệ mắc bệnh CVT vì tình trạng này có thể dễ bị nhầm lẫn với một bệnh khác. Bệnh nhân bị CVT có thể có những phàn nàn không đặc hiệu như nhức đầu, mờ mắt hoặc co giật. TS Otite nói lưu ý.
Theo TS Otite, khoảng 3% bệnh nhân trong một nghiên cứu trước đây bị CVT và đến bệnh viện được chẩn đoán mắc bệnh khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải nhận ra điều này ngay từ đầu, bởi vì lần sau, tình trạng lâm sàng có thể tồi tệ hơn. CVT có thể được điều trị bằng thuốc làm loãng máu và giúp ngăn ngừa đông máu. CVT có thể không được kê đơn nếu tình trạng bệnh không được chẩn đoán chính xác.
Huyết khối tĩnh mạch não: Bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm Huyết khối tĩnh mạch não (HKTMN) là tình trạng tĩnh mạch não và xoang tĩnh mạch não bị tổn thương do hình thành cục máu đông hay còn gọi là huyết khối. HKTMN có thể gây tắc nghẽn, ứ máu trong tĩnh mạch não và dẫn đến xuất huyết mạch máu não, sưng não và có thể gây ra đột quỵ. Do đó,...