Cực hiếm: Trái Đất trúng “cầu lửa bóng tối” bắn ngược từ vũ trụ
Quả cầu lửa không bắn về phía Trái Đất mà về phía ngược lại, nhưng nó quá mạnh tới nỗi sóng xung kích đã lan tỏa tới tận Trái Đất và được xác định là nguyên nhân của một vụ mất sóng vô tuyến đột ngột gần đây.
Theo Science Alert, dữ liệu ngày 13-3 từ Đài quan sát Mặt Trời và nhật quyển (SOHO) của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu) và NASA đã ghi lại một vụ phóng khối lượng đăng quang ( CME) cực mạnh, hiện ra như một vầng mây sáng mở rộng với tốc độ cực cao – 2.127 km/giây.
Việc Mặt Trời phun ra các CME – dạng cầu lửa vũ trụ bằng plasma – không có gì lạ, nhưng thông thường Trái Đất chị bị ảnh hưởng khi các CME này hướng thẳng vào nó.
Vụ phóng CME hôm 13-3 – Ảnh: SOHO/NASA/ESA
CME này được tờ Space gọi là quả cầu “plasma bóng tối”, bởi nó được bắn vào hướng ngược lại với Trái Đất. Tuy nhiên vụ phun trào quá mạnh đến nỗi sóng xung kích của nó lan tỏa khắp không gian, dội vào cả hướng ngược lại và tạo ra một cơn bão địa từ cấp G2 tấn công Trái Đất.
Sự kiện được cho là đã tạo ra cực quang và một vụ gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn được ghi nhận ở các nước Âu – Mỹ gần Bắc Cực hôm 15-3.
Video đang HOT
CME lần này được xếp vào loại R, rất hiếm, phát ra từ một vết đen Mặt Trời ở phía kia của ngôi sao mẹ.
Tàu SOHO – Ảnh: ESA
Thủ phạm tiềm năng của sự kiện này là AR3234, một vết đen Mặt Trời đã khuất tầm mắt theo góc nhìn từ Trái Đất từ ngày 4-3, sau khi tuôn ra 49 quả pháo sáng cấp C, 12 quả pháo sáng cấp M và 1 quả cấp X (loại mạnh nhất), kèm theo nhiều CME, trong đó nhiều cái đã trúng Trái Đất.
Theo NASA, tàu thăm dò Mặt Trời khác của họ là Paker sẽ ở ngay tầm ngắm của vết đen AR3234, trong ngày 17-3 và có cơ hội thu thập dữ liệu kỹ càng hơn về họng súng vũ trụ hung dữ này. Sẽ mất một ít thời gian để dữ liệu ngày 17-3 của tàu được tải về Trái Đất và phân tích.
Đài quan sát Động lực học Mặt Trời (SDO) của NASA và Tàu quỹ đạo Mặt Trời của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cũng sẽ cùng tham gia với hai tàu SOHO và Paker trong cuộc nghiên cứu này.
Tàu thăm dò khám phá vùng đồng bằng tìm kiếm bằng chứng sự sống trên sao Hoả
Tàu thăm dò Perseverance của NASA đang hướng đến một vùng đồng bằng sông cổ đại trên sao Hỏa trong thời gian kỷ lục, nhờ vào hệ thống định vị tiên tiến sử dụng trí thông minh nhân tạo.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA có thể sẽ sớm chia sẻ hình ảnh cận cảnh vùng đồng bằng cổ đại trên sao Hoả sau khi tàu thăm dò Perseverance hoàn thành chiến dịch khoa học ở Jezero Crater.
Quang cảnh từ tàu Perseverance nhìn ra với của vết bánh xe của chính nó
Tàu thăm dò Perseverance đang chuẩn bị cho mục tiêu chính trong sứ mệnh của mình đó là khám phá vùng đồng bằng cổ đại trên hành tinh Đỏ.
Bên trong một miệng núi lửa, hồ nước cổ đại trên sao Hoả đã tồn tại ở đây hàng tỷ năm trước. Vì vậy, trầm tích ở vùng châu thổ có thể chứa dấu vết vi khuẩn hoá thạch nếu thực sự trên sao Hoả từng có sự sống.
Các nhà khoa học muốn lấy mẫu đá, trầm tích của khu vực đồng bằng để tìm ra bằng chứng sự sống. Giống như trên Trái Đất, vùng đồng bằng châu thổ là địa điểm lý tưởng để tìm ra các sự sống. Theo các nhà nghiên cứu, đồng bằng trên sao Hoả cũng là khu vực từng có con sông chảy qua. Đây là khu vực quan trọng, tàu Perseverance sẽ tập trung đến đó nhanh hơn, giảm thiểu các hoạt động khoa học khác. Càng đến gần, những hình ảnh mà Perseverance ghi được sẽ rõ nét hơn, ấn tượng hơn.
Một phần bên ngoài đồng bằng châu thổ cổ đại khi nhìn từ mặt đất
Vùng đồng bằng sông cổ ở Jezero Crater nhìn từ quỹ đạo
Tàu thám hiểm sao Hoả len lỏi khắp bề mặt hành tinh. Tốc độ tối đa của Perseverance khoảng 0,12 km/h. Tàu bắt đầu hành trình 5 km đến vùng đồng bằng từ 14/3/2022.
NASA cho biết có những hố cát, miệng núi lửa và nhiều cánh đồng đá sắc nhọn trên con đường phía trước mà tàu Perseverance sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên, nhờ vào công nghệ tự lái của tàu Perseverance vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ công nghệ lái xe nào khác và áp dụng trí tuệ nhân tạo AI nên tàu Perseverance sẽ không lãng phí bất kỳ chút thời gian nào để chinh phục mục tiêu hoàn thành sứ mệnh.
Công nghệ AI giúp tàu Perseverance tự điều hướng mà không cần hỗ trợ thêm từ bộ điều khiển của con người trên Trái Đất.
Mark Maimone, Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực của NASA giải thích rằng: "Nếu quy trình tự lái của tàu Opportunity trước đây mất vài phút thì với tàu Perseverance chỉ cần chưa đầy 1 giây. Tàu tự hành bây giờ đi nhanh hơn, có thể bao phủ mặt đất nhiều hơn so với việc phải cần con người lập trình mỗi lần điều khiển tàu".
Tàu Perseverance cũng có thể tự động tránh các chướng ngại vật như tảng đá lớn hay tự vượt qua đoạn dốc nguy hiểm. Tuy nhiên, quá trình này vẫn cần sự giúp đỡ của con người. Các chuyên gia lập kế hoạch các tuyến đường cơ bản bằng cách sử dụng hình ảnh chụp từ quỹ đạo, họ đánh dấu chướng ngại vật để Perseverance tránh.
Tàu Perseverance hạ cánh thành công lên sao Hỏa vào ngày 18/2/2021. Kể từ đó, tàu bận rộn khám phá lòng hồ cổ trong miệng núi lửa Jezero.
Mỹ: Chụp được "vườn ươm sự sống" ngoài hành tinh cách 1.305 năm ánh sáng Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia (NRAO - Mỹ) đã xác định được dấu hiệu của "suối nguồn sự sống" trong đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao trẻ mang tên V883 Orions. Theo Sci-News, dữ liệu đột phá được ghi nhận bởi hệ thống quan sát thiên văn vô tuyến mạnh nhất thế...