Cục Bản quyền tác giả lên tiếng về cải tiến “tiếw Việt” của PGS Bùi Hiền
Liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền, Cục Bản quyền tác giả đã lên tiếng chính thức về vụ việc.
PGS Bùi Hiền mới được chứng nhận giấy đăng ký bản quyền tác giả.
PGS Bùi Hiền cho biết, Cục Bản quyền tác giả- (Bộ VHTT&DL) cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt. Xung quanh vấn đề bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả đã lên tiếng chính thức về sự việc.
Mới chứng nhận đăng ký bản quyền
Theo đại diện Cục Bản quyền tác giả, việc cấp giấy đăng ký chứng nhận cho PGS Bùi Hiền là hoàn toàn đúng pháp luật.
“Cục Bản quyền mới chứng nhận đăng ký bản quyền của PGS Bùi Hiền chứ không phải chứng nhận bản quyền. Khi có tranh chấp, kiện cáo, PGS Bùi Hiền sẽ phải chịu trách nhiệm. PGS Bùi Hiền sẽ bị thu hồi giấy đăng ký bản quyền nếu người khác chứng minh được đó là sản phẩm của họ”, đại diện Cục Bản quyền nói.
Theo quy định về quyền tác giả, những tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đều được đăng ký bản quyền; Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết, hoặc ký tự khác; Các bài giảng, bài phát biểu, bài nói, thậm chí một câu thơ cũng được đăng ký bản quyền….
Bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết, thời gian gần đây, số lượng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tăng lên đáng kể so với các năm trước.
Theo bà Nga, việc hiểu đúng về thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan sẽ giúp các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thủ tục này thuận tiện hơn.
Video đang HOT
Như vậy, PGS Bùi Hiền là người hoàn toàn hiểu đúng về thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.
Cũng theo bà Nga, tác giả sẽ được đăng ký bản quyền kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký và quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng….mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Về nội dung, tác phẩm của PGS Bùi Hiền không vi phạm an ninh quốc gia, không gây phương hại đến quyền tác giả.
Một câu thơ cũng có thể đăng ký bản quyền tác giả
Đại diện Cục Bản quyền tác giả cho biết, bất kể cái gì thuộc về sáng tạo cũng có thể đăng ký bản quyền tác giả. Một câu thơ, một biển quảng cáo cũng được đăng ký bản quyền tác giả.
Tác phẩm đăng ký quyền tác giả phải thuộc các loại hình tác phẩm như; bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học…
Theo Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, để đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả có thể nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm:- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; – Tóm tắt nội dung tác phẩm, thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn..- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 2 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.Về cách thức nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 1 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Theo Danviet
PGS Bùi Hiền: "Nếu tiếp tục bị thóa mạ, tôi sẽ báo công an"
"Có người nói tôi trẻ con, rửng mỡ khi đi xin giấy tờ nọ kia cho công trình này", PGS Bùi Hiền nói và cho biết sẽ báo công an nếu tiếp tục bị thóa mạ.
Theo PGS Bùi Hiền, nếu ai thóa mạ ông thì ông sẽ báo công an
Sau khi Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) cấp giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt cho PGS Bùi Hiền, có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này.
Có ý kiến cho rằng, PGS Bùi Hiền đi đăng ký bản quyền với mục đích giảm bớt đàm tiếu của xã hội trong thời gian qua. PGS Bùi Hiền đang dựa vào một "chứng chỉ" của cơ quan nhà nước để khẳng định giá trị tác phẩm mà ông nghiên cứu.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, PGS Bùi Hiền được cấp giấy chứng nhận bản quyền không những chẳng được gì mà còn thêm phiền toái (dư luận tiếp tục ném đá không thương tiếc).
Chia sẻ với PV, PGS Bùi Hiền cho biết, khoảng thời gian sau khi được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt, ông không thấy phiền toái gì. Trái lại, ông tự hào vì ông đã có tác phẩm của riêng mình.
Cũng theo PGS Bùi Hiền, đến nay vẫn chưa thấy có người xin phép ông sử dụng bộ chuyển đổi cải tiến tiếng Việt.
"Ai xin phép cũng được, không xin phép cũng không sao. Tôi không có ý xin giấy chứng nhận bản quyền để giữ khư khư tác phẩm là của riêng mình. Mục đích của tôi là để giảm gánh nặng học tập cho người Việt Nam. Tuy vậy, nếu tiếp tục dùng chữ của tôi rồi chửi tôi, thóa mạ tôi, tôi sẽ báo công an truy tìm", ông Hiền nói.
Tác giả chữ cải tiến tiếng Việt cho biết, bản quyền chữ cải tiến tiếng Việt là sản phẩm của riêng ông. Vì thế, ai quan tâm thì cứ phát biểu tranh luận không được chỉ trích hay thóa mạ tác giả. Bởi vì thóa mạ người khác là xâm phạm quyền con người.
PGS Bùi Hiền cũng khẳng định, ông đi đăng ký bản quyền với mục đích muốn lưu giữ công trình nghiên cứu đó là của riêng mình chứ không phải nhằm mục đích giảm bớt đàm tiếu của xã hội trong thời gian qua.
Ông Hiền cũng cho rằng, không phải ông đang dựa vào một "chứng chỉ" của cơ quan nhà nước để khẳng định giá trị tác phẩm mà ông nghiên cứu. Bởi vì tác phẩm của ông mới chỉ là chứng nhận bản quyền chứ không phải có giá trị khoa học.
"Có phải tôi đi đăng ký bằng sáng tạo về mặt khoa học và được công nhận là công trình hoàn chỉnh đâu mà cứ chửi tôi. Tôi xin cấp bản quyền chỉ để chứng tỏ tôi không ăn cắp ý tưởng của ai. Có người nói tôi trẻ con, rửng mỡ, đi xin giấy tờ nọ kia cho cái công trình này. Mọi người đang nhập nhèm về khái niệm "bản quyền" và "giá trị khoa học", ông Hiền nói.
Từ trải nghiệm cá nhân, ông cho rằng bản cải tiến của ông tương đối ổn. Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền chỉ có ý nghĩa đây là tác phẩm hoàn chỉnh chứ không phải là bản cuối cùng. Trên thực tế, mọi thứ đang ở mức tiếp cận dần, không có gì hoàn hảo.
Trước đó, PGS.TS. Bùi Hiền gây sốc dư luận với bài viết "Chữ Quốc ngữ và hội nhập quốc tế", trong đó đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31.Tác giả bộ chữ cải tiến chữ quốc ngữ cho biết sau khi công bố tác phẩm, ông tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ các nhà khoa học và công chúng để sửa đổi, hoàn thiện bộ chữ tiếng Việt.
Cụ thể, tác giả này đề xuất sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z.
Cùng với đó, sẽ thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên. Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R.
Theo Danviet
Vì sao PGS Bùi Hiền được cấp bản quyền cải tiến "tiếw Việt"? "Người ta sáng tạo thì phải tôn vinh, trừ trường hợp vi phạm đến an ninh quốc gia thì mới phê phán, phản đối". PGS Bùi Hiền vừa đăng ký bản quyền tác phẩm cải tiến chữ viết tiếng Việt Sau khi Cục Bản quyền tác giả- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) cấp giấy chứng nhận đăng ký...